Máy bay chiến thuật C-130H cải tiến... có gì đặc biệt?
01/10/2012 14:43:34
Kienthuc.vn Không quân Mỹ (USAF) bắt đầu thử nghiệm máy bay vận tải chiến thuật C-130H gắn động cơ T56 cải tiến.
Theo nhà sản xuất Rolls-Royce, động cơ cải tiến được thiết kế nhằm tiết kiệm nhiên liệu, tăng độ tin cậy, nhờ đó cải thiện chi phí trong suốt quá trình vận hành khai thác.
Cuộc thử nghiệm diễn ra tại căn cứ của không quân Mỹ ở California.
Chương trình sử dụng động cơ cải tiến dự kiến giúp USAF tiếp tục thiết lập và củng cố phi đội C-130H của mình cho tới năm 2040.
Một bản phân tích của USAF ước tính rằng, về lâu dài, chi phí tiết kiệm được từ việc sử dụng chương trình này có thể lên tới 2 tỷ USD.
Thực tế cho thấy, động cơ cải tiến có hiệu suất đốt nhiên liệu hiệu quả hơn 8% trong thử nghiệm, nhờ sử dụng những công nghệ tiên tiến đã được kiểm chứng của các động cơ quân sự và thương mại khác của Rolls-Royce, gồm các cánh quạt, vật liệu chế tạo lá cánh quạt mới và thiết kế tuabin cánh quạt tiên tiến.
Động cơ này còn giúp cải thiện hoạt động của máy bay trong điều kiện trên cao và nhiệt độ khắc nghiệt.
Những cải tiến về động cơ ở đây có thể coi như một phần của quá trình đại tu động cơ thông thường, không yêu cầu bất cứ điều chỉnh nào về hệ thống kiểm soát động cơ và máy bay.
Mỗi chiếc C-130 được trang bị 4 động cơ T56. Chương trình nâng cấp động cơ hứa hẹn giúp lực lượng không quân Mỹ đạt tới mục tiêu là giảm khoảng 10% mức tiêu thụ nhiên liệu vào năm 2015.
Cái này ta còn vài con, nhờ Mỹ cải tiến !
Súng phóng lựu XM-25 trước thời khắc thử lửa
02/10/2012 10:01:53
Một hội nghị đã được tổ chức vào cuối tháng 9/2012 tại trại Fort Benning nhằm tìm kiếm các giải pháp đẩy nhanh sự phát triển hệ thống, tinh chỉnh, cải tiến công nghệ để bắt đầu sản xuất XM-25 hàng loạt vào mùa thu năm 2014.
XM-25 là loại súng phóng lựu thông minh được thiết kế để tiêu diệt đối phương ẩn nấp sau các bức tường hoặc công sự.
Súng được trang bị một hệ thống chỉ thị mục tiêu laser, kính trắc viễn sẽ phát đi một xung ánh sáng đến khu vực đối phương, một khi chạm vào mục tiêu xung ánh sáng sẽ phản xạ trở lại. Hệ thống điều khiển hỏa lực sẽ tính toán thời gian từ khi phát xung ánh sáng đến khi phản xạ trở lại để đo khoảng cách đến mục tiêu. Lựu đạn 25mm được trang bị ngòi nổ với một cảm biến nhỏ, dựa vào thông số về thời gian và khoảng cách do hệ thống chỉ thị mục tiêu cung cấp để phát nổ.
kt_Phan-Nguyen_XM-25.jpg
Điểm đặc biệt của XM-25 là lựu đạn sẽ phát nổ trên không, khoảng cách phát nổ có thể được điều chỉnh từ độ cao từ 1-3m tùy thuộc vào việc đánh giá mục tiêu qua hệ thống chỉ thị mục tiêu. Lợi thế của việc phát nổ trên không là xung lực của vụ nổ được phân bổ đồng điều trên một khu vực rộng hơn so với kiểu chạm nổ trên mặt đất.
Mẫu nghiên cứu XM-25 từng được thử nghiệm ở chiến trường Afghanistan trong vòng 14 tháng. Trong quá trình đánh giá, XM-25 cung cấp một lợi thế rất lớn trong các hoạt động chiến đấu ở Afghanistan. Trong nhiệm vụ tuần tra ở miền Nam Afghanistan, các binh lính thuộc Lữ đoàn 3, Sư đoàn 10 đã sử dụng XM-25 tiêu diệt các phiến quân ẩn nấp sau 3 bức tường.
Đại tá Scott Armstrong, quản lý chương trình vũ khí cá nhân quân đội Mỹ nhận xét: “Quân đội đã nhận được nhiều bài học giá trị từ việc triển khai XM-25, từ đó quyết định vũ khí này sẽ triển khai như thế nào và làm thế nào để tinh chỉnh các thiết kế của vũ khí phù hợp với chiến thuật”. Theo Đại tác Armstrong, kết quả thử nghiệm ở Afghanistan đã giúp quân đội tiến hành hơn 100 cải tiến của mẫu nghiên cứu.
Sau khi vượt qua đánh giá lần 2, công tác sản xuất loạt XM-25 sẽ được bắt đầu vào năm 2014 và đây sẽ là loại súng phóng lựu tiêu chuẩn cho Quân đội Mỹ. Súng phóng lựu thông minh XM-25 được xem là khẩu súng cá nhân đi tiên phong trong lĩnh vực tác chiến công nghệ cao của tương lai.
Súng này chống biển người tốt và chính xác !
Mỹ phát triển ống nhòm phát hiện nguy hiểm từ xa
05/10/2012 09:04:48
Cơ quan nghiên cứu các dự án quốc phòng tiên tiến của Mỹ DARPA đã phát triển một công nghệ hoàn toàn mới trong việc xác định mối đe dọa từ xa hàng trăm dặm.
Đó là hệ thống CT2WS (Cognitive Technology Threat Warning System), cảnh báo mối đe dọa bằng công nghệ nhận thức, phát triển từ ý tưởng trong bộ phim khoa học viễn tưởng “Chiến tranh giữa các vì sao.
Ống nhòm sử dụng sóng não có thể phát hiện mối đe dọa từ xa hàng dặm Ảnh: DARPA
CT2WS gồm một ống nhòm và hệ thống cảm biến để đọc sóng não của người.
Khi người lính nhìn vào màn hình, sóng não P-300 của họ sẽ hoạt động.
P-300 là một cơ chế tiềm năng nội sinh, ngay cả khi người lính không nhận ra nhưng bộ não của họ vẫn lặng lẽ xác định mối đe dọa tiềm năng.
Hệ thống có thể xác định các mối đe dọa từ hàng dặm, sẽ không có bất ngờ nào cho họ một khi mối đe dọa đã bị phát hiện từ xa
DARPA cho biết, hệ thống CT2WS có thể xác định đến 91% mối đe dọa tiềm năng, trong khi các ống nhòm thông thường chỉ xác định được 47%.
Các nhà phát triển hy vọng, hệ thống mới sẽ giảm đáng kể các báo động sai do các hình ảnh nhìn thấy được phân tích một cách kỹ càng bằng cơ chế phân tích, đánh giá tiềm năng của sóng não.
Phan Nguyễn (theo Asia defence, DARPA)
Dành cho đặc công chống tank và lính khựa !
Mỹ hạ thuỷ tàu đổ bộ siêu tốc JHSV-2 Choctaw County
04/10/2012 13:18:38
Ngày 3/10 Mỹ đã chính thức hạ thuỷ tàu đổ bộ siêu tốc đa chức năng Katamaran thứ hai JHSV-2 Choctaw County.
Đây là chiếc tàu thứ hai trong số 7 tàu đổ bộ loại này được đóng theo hợp đồng với Bộ Quốc phòng Mỹ.
JHSV-2 Choctaw County được khởi công vào ngày 8/11/2011. Theo các chuyên gia, thời gian đóng tàu JHSV-2 Choctaw County đã giảm hơn 30% nhờ áp dụng các kinh nghiệm có được trong việc sản xuất con tàu đầu tiên JHSV-1 USNS Spearhead.
Hạ thuỷ tàu đổ bộ siêu tốc đa chức năng JHSV-2 Choctaw County
JHSV Katamaran là một chiếc tàu đổ bộ đa chức năng thế hệ mới, sẽ đượcLục quân và Hải quân Mỹ sử dụng chung.
Tàu được thiết kế để vận chuyển binh lính và hậu cần, hỗ trợ các sứ mệnh nhân đạo và các hoạt động để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Tàu có thể hoạt động tại các tuyến đường thủy nước nông.
JHSV có chiều dài 103m, lượng giãn nước 635 tấn, gồm 4 động cơ diesel MTU 20V 8000 M71L công suất 9100 kW, tốc độ hơn 35 hải lý/h (65 km/h) ở mức đầy tải.
Việc đóng con tàu thứ ba thuộc lớp này JHSV-3 dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2013.
Đổ bộ lên HS-TS nhanh chóng !
F-16 Đài Loan chính thức trang bị "mắt thần" mới
04/10/2012 10:33:51
Lockheed Martin đã được hợp đồng trị giá 1,85 tỷ USD để nâng cấp 150 tiêm kích F-16A/B của Không quân Đài Loan lên tiêu chuẩn F-16C/D block 25.
Đây là gói nâng cấp được phê duyệt theo chương trình bán hàng quân sự nước ngoài tháng 9/2011.
Gói nâng cấp này nâng cao đáng kể sức mạnh chiến đấu cho những chiếc F-16 của Đài Loan, đặc biệt các tiêm kích sẽ được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động, radar AESA.
Ngoài trang bị radar mới, tiêm kích F-16 còn được trang bị bổ sung hệ thống định vị GPS và hệ thống dẫn hướng quán tính mới.
Tiêm kích F-16 nâng cấp cho Đài Loan cũng được trang bị hệ thống mũ bảo hiểm tích hợp mới, cùng với một loạt các hệ thống điện tử hàng không mới.
Cuối cùng, tiêm kích F-16 nâng cấp sẽ an toàn hơn với hệ thống chiến tranh điện tử AN/ALQ-213.
Với radar AESA sức mạnh chiến đấu của những chiếc F-16 Đài Loan sẽ vượt trội các đối thủ trong khu vực. Ảnh: Northrop Grumman
Hiện chưa rõ loại radar AESA nào sẽ được trang bị cho F-16 của Đài Loan nhưng nó sẽ là cuộc cạnh tranh giữa loại radar AESA của Northrop Grumman và Raytheon.
Ngoài nâng cấp về hệ thống điện tử, các tiêm kích nâng cấp sẽ được trang bị động cơ mới mạnh hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn.
F-16 sau nâng cấp sẽ có khả năng sử dụng tên lửa không đối không AIM-9X, loại tên lửa điều dẫn hồng ngoại hiện đại nhất của Mỹ.
Sau khi nâng cấp, khả năng chiến đấu của các tiêm kích F-16 Đài Loan được cho là ngang ngửa các tiêm kích hiện đại khác trong khu vực.
Theo thông tin mới nhất từ Cơ quan hợp tác an ninh Quốc phòng Mỹ(DSCA), sau khi hoàn thành chương trình nâng cấp, Không quân Đài Loan sẽ là quốc gia có số lượng tiêm kích trang bị radar AESA đông nhất khu vực.
Cụ thể 176 radar AESA cùng với 176 hệ thống chiến tranh điện tử AN/ALQ-213 sẽ trang bị cho các tiêm kích F-16 của Đài Loan.
Ngoài ra, Đài Loan đã đề nghị giảm số lượng đặt hàng F-16C/D block 52+ từ 66 xuống còn 24 chiếc để thay thế dần cho phi đội F-16A/B trong vòng 5 năm tới.
AESA Active electronically scanned array (quét mạng pha điện tử chủ động) là một công nghệ radar tiên tiến trên thế giới.
Đối với loại radar này, ăng ten của nó sẽ không quay như radar truyền thống mà nó được gắn cố định, bộ vi xử lý sẽ phát đi các chùm tia điện tử từ các góc độ khác nhau trên các modun của ăng ten để tìm kiếm và phát hiện mục tiêu.
Rada này ta mua về lắp trên Su-30MK2 như Ấn mua hàng Pháp lắp trên Su-30MKI được không nhĩ ?!