Tiếp trận Neak Loeung ngày 5.1.1979 (trong sử f9):
"Sáng ngày 5 tháng 1, Sư đoàn triển khai đánh chiếm khu vực nam đường số 1, tiếp tục phát triển về hướng tây. Trong khi Trung đoàn 1 hoạt động ở phía nam đến bến phà Nék Lương; Trung đoàn 2 hoạt động ở nam ngã ba Plô Veo tiếp theo qua sông Mê Kông thì Trung đoàn 3 hoạt động ở Sa Kách tiếp theo đến khu vực Pa Nam.
Chiều ngày 5 tháng 1, các Sư đoàn của Quân đoàn thực hành chiến đấu có nhiều thuận lợi. Trong khi đó ở hướng Tà Keo do Quân khu 9 và Quân đoàn 2 đảm nhiệm lại gặp khó khăn. Trước tình hình đó, Tiền phương Bộ lại giao nhiệm vụ bổ sung cho Quân đoàn là đảm nhiệm hướng chủ yếu đánh vào Phnôm Pênh.
Đây là vinh dự và trọng trách lớn đối với Quân đoàn. Toàn Quân đoàn hạ quyết tâm tiến vào giải phóng Phnôm Pênh trước ngày 8 tháng 1, tranh thủ thời cơ địch đang trong tình thế rối loạn nghiêm trọng, nếu ta dừng lại ở Nék Lương, địch sẽ có thời gian củng cố và đối phó. Để đảm bảo giành thắng lợi nhanh chóng ngay cả khi địch phản kích, chống đỡ điên cuồng, Quân đoàn quyết định sử dụng Sư đoàn 7 làm lực lượng chủ yếu phối hợp cùng các lực lượng Bạn giải phóng Phnôm Pênh, Sư đoàn 341 làm lực lượng dự bị. Sư đoàn 9 lúc này là lực lượng phối hợp bổ sung, tất cả nhanh chóng hành quân cả đường bộ và đường sông đạt tốc độ nhanh nhất.
Phối hợp chiến đấu với các Sư đoàn 7, Sư đoàn 341, Bộ Tư lệnh Sư đoàn triển khai cho các trung đoàn phát triển ra phía đông sông Mê Kông và khu vực núi Sa Cách - Ba Nam. Vào lúc 17 giờ ngày 5 tháng 1, Trung đoàn 1 nhận nhiệm vụ đánh địch và truy quét rộng phía nam lộ 1 bảo vệ sườn và phía sau cho Sư đoàn 7 tiến công. Trong quá trình phát triển đánh chiếm các mục tiêu ở phía nam lộ 1 thuộc tỉnh Căn Đan, Trung đoàn 1 không gặp lực lượng lớn của địch chống cự, chỉ một vài trường hợp cấp trung đội, tiểu đội tổ chức ngăn chặn để phần lớn lực lượng vượt sông sang bờ tây sông Mê Công. 16 giờ ngày 6 tháng 1, Trung đoàn 1 hoàn thành nhiệm vụ đánh chiếm mục tiêu cuối cùng tại phía nam phà Niếc Lương, sau đó dừng lại triển khai đội hình tiếp tục truy quét địch, bảo vệ cho Sư đoàn 7 vượt sông và tổ chức thu gom chiến lợi phẩm. Vào 17 giờ ngày 5 tháng 1, Trung đoàn 2 dùng 10 xe cơ động hành quân và đến 5 giờ sáng ngày 6 tháng 1 đã đến nơi quy định. Ngay trong ngày 6 tháng 1, Trung đoàn 2 có xe M113 bao vây tiến công địch, diệt 10 tên, bắt 30 tên, địch tan rã tháo chạy. Ngày 7 tháng 1, Trung đoàn 2 tiếp tục nhận lệnh cơ động triển khai đội hình truy quét địch. ( chỗ này sử ghi hình như không khớp với câu chuyện của tác giả )
Trong khi đó, ngày 5 tháng 1, Trung đoàn 3 cũng đã hành quân đến khu vực tác chiến theo quy định, sang ngày 6, Trung đoàn tổ chức truy quét địch dọc theo quốc lộ 1 và nhận lệnh của Sư đoàn hoạt động ở khu vực Ba Nam và cơ động xuống nam Nék Lương. Trong khi đang cơ động thì Tiểu đoàn 7 phát hiện địch, ổ súng bắt ba tên, thu 35 khẩu súng, 35 xe vận tải, một máy PRC25.
Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy hai ngày với sức mạnh tiến công mạnh mẽ của ta, trưa ngày 7 tháng 1 năm 1979 các đơn vị thuộc Quân đoàn 4 và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia đã hoàn toàn làm chủ thủ đô Phnôm Pênh.
Trong vòng hơn một tuần thực hiện kế hoạch tổng tiến công, Sư đoàn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu bổ sung do Quân đoàn giao. Cùng với các đơn vị bạn trong đội hình Quân đoàn, Sư đoàn đã hoàn thành tốt mục tiêu chiến dịch, góp phần đập tan bộ máy chính quyền ********* Pôn Pốt, Iêng Xa-ri, cứu nhân dân Campuchia khỏi hoạ diệt chủng.
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công giải phóng Phnôm Pênh có ý nghĩa to lớn, nó thể hiện tình hữu nghị, phối hợp chiến đấu giữa nhân dân, Lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia và Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quá trình chiến đấu, **** ủy, Bộ Tư lệnh Sư đoàn đã thường xuyên, kịp thời làm tốt công tác lãnh đạo động viên bộ đội giữ vững quyết tâm và tinh thần liên tục tiến công, truy kích địch. Cán bộ, chiến sĩ của..."