Mình thấy cực kỳ thất vọng với cái gọi là các trí thức bàn phím hiện nay, khi lên mạng ôm lấy 1 mớ trích dẫn từ 1 số nguồn rồi tung hô rằng ta đã nghiên cứu rất hoành tráng cái ta đưa ra là khoa học. Vậy thì xin hỏi các trí thức bàn phím là các ngài nghiên cứu ở chỗ nào và bằng cách nào. Trích dẫn trích dẫn và trích dẫn hoàn toàn không đọc không phân tích và cũng chẳng hiểu các thông tin mình trích dẫn ấy xem liệu nó có đúng hay sai hơp lý ở chỗ nào. Mình tạm gọi là phương pháp nghiên cứu con vẹt, giống như 1 số chính khách phương tây hiện nay ra tuyên bố với cả thế giới về 1 sự thật giật gân nóng hổi có nguồn từ ... Mạng xã hội
.
Quay lại về vấn đề quân Thanh, bài viết của ông Chính có khá lâu rồi, nhưng thỉnh thoảng lại có chú đệ ôm lên mạng tung lên kiểu hé lộ như là cái gì mới. Chỉ bản thân điều này thôi đã cho chúng ta thấy mục đích của bài viết và những kẻ tung hô. Các chiên da lịch sử quân sự ba que sau 20 năm chiến tranh và 40 năm sau khi kết thúc chiến tranh cũng chẳng sáng sủa để rút ra được bài học gì lý giải vì sao mình thua, quanh đi quẩn lại có mỗi 1 lý do quân ta thua là vì quân địch
tấn công bất ngờ và tràn ngập . Trong khi đó làm sao để quân địch với quân số ít hơn luôn tạo được những trận tấn công bất ngờ và tràn ngập thì các chiên da này chịu chết
.
Bản thân cái bài viết của ông chính đã có 1 lỗ hổng to đùng, 1 vị lưỡng quảng tổng đốc cầm đầu 1 cuộc xâm lược vào 1 quốc gia có truyền thống đập mình bết xê lết mà chỉ mang đi 1 nhúm quân thì 1 là thằng tổng đốc đó ngu hết chỗ nói 2 là thằng vua muốn thịt thằng tổng đốc đấy còn nếu không đúng thì điều đó chỉ trở thành sự thật khi các trí thức bàn phím áp dụng phương pháp luận con vẹt trong ngâm cứu lịch sử của mình mà thôi. Để chứng minh tiếp cho phong cách nghiên cứu con vẹt của những trí thức bàn phím mình xin lấy luôn trích dẫn từ nguồn của ... mạng xã hội. Chiến dịch Thanh - Miến lần 3 được giao cho 1 vị tổng đốc Quí Châu và Vân Nam (cũng là tổng đốc 2 nơi nhé) và ông này mang sang Miến điện là 5 vạn quân từ Mạc Bắc xa xôi chưa kể thổ binh tại chỗ
. Thật sự không hiểu nổi những người khi trích dẫn nguồn có chịu đọc kỹ thông tin trước khi trích dẫn không nữa
. Với bài học Miến điện to đùng như vậy mà 20 năm sau cũng vẫn chỉ mang vài vạn đi xâm lược thì quả thật là ngu, ngu quá.
Quay lại tính phiến diện của bài viết của ông chính, mình vẫn nói lại: việc chính thức có bao nhiêu người Thanh (bao gồm tất cả các loại chủng tộc Mãn, Hán, Mông, Hồi v.v...) đi theo đạo quân của Tôn Sĩ Nghị thì thực lòng khó mà nói chuẩn xác được là bao nhiêu . Các sử gia ba que thì thích trích dẫn các nguồn có lợi cho mình rồi chụp nó vào như kiểu các nghiên cứu mà chẳng thèm đọc để hiểu các nguồn ấy được đưa ra nhằm mục đích gì. Đến chú Mẽo muốn xâm lược ai còn phải làm vài đoạn phim nhằng nhịt hoặc phải chế ra lọ penixilin thì việc sử dụng các nguồn của bên thua càng cần phải cẩn thận như thế nào nhẩy. tuy nhiên chúng ta cần phải hiểu rằng dù là quân chiến hay lương binh hay thổ binh nghĩa dũng thì đấy đều là lũ ăn cướp, chẳng phải vì là lương binh mà chúng nó không cướp phá đất nước ta tàn sát đồng bào ta đâu các trí thức bàn phím nhé. Cái bọn lương binh, thổ binh, nghĩa dũng ấy mới là bọn ăn cướp kinh khủng nhất vì chúng nó không bị các điều luật quân kỷ nghiêm khắc tiết chế, chúng nó mới là bọn ăn cướp thật sự đấy. Vậy thì đâu có phải vì dăm vạn quân chiến mà bảo rằng chúng nó không phải lũ ăn cướp, mà bảo rằng chúng nó có ít thôi. Tất nhiên, đạo quân ăn cướp thì 29 vạn chứ 290 vạn cũng đánh 1 trận là trúc trẻ tro bay
Xin các trí thức bàn phím trích dẫn nguồn thì nên đọc cho hết nhá:
- Trong "Bài hịch", Tôn Sĩ Nghị tuyên bố số quân Thanh có 50 vạn. đấy là thằng tướng cầm đầu đạo quân ăn cướp nó thừa nhận nhé nguồn nó có chính thống không.
- Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện sơ tập (Q.30) và
Nguyễn Thị Tây Sơn Ký chép số quân là 20 vạn, nhưng không xác định con số đó có bao gồm lực lượng thổ binh, nghĩa dũng và dân phu hay không.
- Tỷ lệ giữa binh lính và dân phu trong các tài liệu cũng không thống nhất. Điều 8 trong "Quân luật" của Tôn Sĩ Nghị quy định 1 lính được cấp 1 phu, trong lúc "Lê Sử Toản Yếu" và "Minh Đô Sử" của Việt Nam lại chép 1 chiến binh có 3 lương binh phục vụ.
- Bài
Hàng binh Chiếu của
Quang Trung do
Ngô Thì Nhậm viết, là tài liệu được công bố ngay sau chiến thắng Kỷ Dậu. Bài chiếu có đoạn viết:
“
Việc Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị nhà các ngươi sức hèn tài mọn, không biết tự lượng, đem hai mươi chín vạn quân sang cửa quan, vượt suối trèo non, vô cớ xông vào chỗ hiểm nguy để gây binh hấn, khiến cho các ngươi, một lũ dân đen vô tội phải nằm sương gối tuyết và chết ở hòn đạn mũi tên. Đó là tội của Tổng đốc nhà các ngươi. ”
Theo bài chiếu, tổng số quân Thanh là 29 vạn. Theo ý kiến một nhà nghiên cứu
Việt Nam là
Nguyễn Phan Quang, bài
Chiếu phát phối hàng binh nội địa của Quang Trung
là một văn bản chính thức, đương thời, đáng tin cậy. còn theo ý kiến của 1 người Việt Nam khác là
Giáo sư Trần Gia Phụng thì 29 vạn quân tuy do Ngô Thời Nhậm là người trong cuộc viết nhưng đây là một văn thư có tính tuyên truyền nên cũng chưa hẳn sát với thực tế.
(có thể 1 số trí thức bàn phím sẽ vin vào đoạn sau, tuy nhiên để mang tính khách quan mình vẫn để nguyên)
Một thương nhân Anh là J. Barrow đến
Đại Việt năm 1792 lại ghi nhận một số liệu khác, số quân Thanh là 10 vạn.
- Bức thư của một linh mục trông coi giáo dân ở vùng Thăng Long đề ngày 26 tháng 12 năm 1788 cho biết rõ:
"Viện binh Trung Hoa gồm độ 28 vạn người, một nửa đóng trong thành phố, nửa còn lại ở bên kia sông"
- ông chính có dẫn lại sử gia Ba Lan tên là Wieslaw Olszewski ghi quân Thanh có 200.000 quân (không ghi rõ là loại quân gì) sang nước Việt nhưng không rõ số đánh nhau với Tây Sơn là bao nhiêu
Và đây nữa: ông chính dẫn lại những tổng kết của Lại Phúc Thuận, một học giả đã dày công dựa vào các tài liệu của Thanh triều như
Thanh Cao Tông Thuần Hoàng Đế thực lục,
Khâm định An Nam kỷ lược,
Thanh sử cảo,
Đông Hoa tục lục và các sổ sách của Bộ Hộ, Bộ Hình v.v. để biên soạn thành
Càn Long Trọng Yếu Chiến Tranh chi Quân Nhu Nghiên Cứu
Ông chính chỉ lặp lại những thông tin của 1 sử gia tàu mà thôi.
Bonus cho các trí thức bàn phím nhé:
Với giàn tướng lĩnh hùng hậu của nhà Thanh gồm tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị làm thống soái và dưới trướng gồm một loạt võ quan cao cấp như: Đề đốc Phó tướng Hứa Thế Hanh, Đề đốc Ô Đại Kinh, Phó tướng Khánh Thành, Phó tướng Hình Đôn Hạnh; c
ác tổng binh Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long, Lý Hóa Long cùng nhiều Tham tướng, Tri phủ, Tri huyện,
thì hàm tổng binh có trong wiki nè:
Đến thời nhà Thanh, quân quyền quy về các
tuần phủ đề đốc của các tỉnh (quan văn), c
ác tổng binh quan võ được mang hàm chính nhị phẩm, tùy thuộc vào cư dân, số lượng binh thống lĩnh có sự khác biệt, thông thường là khoảng 15.000
Trong
lục doanh thời Thanh,
quân giai theo thứ tự từ cao xuống thấp là:
đề đốc, tổng binh,
phó tướng,
tham tướng,
du kích,
đô ti,
thủ bị,
thiên tổng và
bả tổng.
Các trí thức bàn phím chú ý chức danh thiên tổng nhé nó là tính đơn vị nghìn đấy
Thế nhé, tạm thời đi ngủ đã