- Biển số
- OF-504864
- Ngày cấp bằng
- 14/4/17
- Số km
- 68
- Động cơ
- 185,380 Mã lực
- Tuổi
- 32
- Nơi ở
- 275 Nguyễn Trãi
- Website
- uland.com.vn
Bài viết đầu tiên khi vào nhà, mời các cụ
Môi giới bất động sản, một nghề có thế được coi là nghề kiếm ra vàng, hái ra tiền khi mỗi lần chốt sale có thể mang lại cho cá nhân môi giới hàng chục triệu đồng tiền hoa hồng. Chính vì sức hấp dẫn của “hoa hồng” đó đã khiến cho nhiều người đặt lợi nhuận lên đầu và quên đi đạo đức nghề nghiệp khiến cho mô hình môi giới trở nên biến tướng.
Những người trực tiếp làm việc với khác hàng, không phải chủ đầu tư, không phải công ty tư vấn, mà chính là những môi giới hoặc những nhân viên kinh doanh BĐS.
Họ là những người được ăn chênh lệch khi bán được những bất động sản mà họ chịu trách nhiệm. Khoản chênh lệch đôi khi là vô cùng lớn. Vì thế, đối với những môi giới không có tâm, họ có những chiêu trò của mình để chốt được thương vụ càng nhanh càng tốt và vô tâm bỏ qua lợi ích khách hàng.
1. Nói sai sự thật
Nói sai sự thật, tâng bốc đến mức lừa dối người mua nhà, miễn sao bán cho bằng được, dù dự án chưa đầy đủ pháp lý… là tình trạng đang xảy ra tại không ít dự án bất động sản. Với mức phí môi giới từ 50 - 70 triệu đồng mỗi căn hộ, nhiều nhân viên nhà đất sẵn sàng tìm mọi cách để bán được căn hộ, kể cả những cách “bẩn” nhất.
Trong khi đó, nhiều chủ đầu tư còn bắt tay với nhân viên môi giới để những người này bán bằng được sản phẩm cho mình, tạo cơn sốt giả trên thị trường. Không ít những người mua nhà, đã ngả ngửa ra sau khi chốt hợp đồng là mình đã bị lừa hàng tỷ đồng nhưng không biết kêu ai.
2. Tư vấn không tận tâm
Như đã đề cập ở trên, đối với những môi giới không có tâm (hay còn gọi là cò đất), họ luôn chỉ muốn bán cho xong những BĐS mình đang có, không quan tâm có phù hợp với khách hàng hay không. Họ chỉ cần bán được BĐS càng to, càng nhanh, càng tốt.
Giả sử, anh cò đất có 5 căn hộ A, B, C, D, E với giá trị giảm dần. Khi bắt được khách tiềm năng, thì ưu tiên của anh ta là bán được căn hộ A trước vì nó to hơn nên có nhiều hoa hồng hơn. Anh ta cũng không cần biết căn hộ A có phù hợp với khách không chỉ cần bán được là xong nên anh ta dùng mọi lời (kể cả nói dối) để dụ khách chốt hợp đồng. Điều này gây ra không ít phiền toái cho khách hàng đặc biệt là sự lãng phí tài chính.
3. Giao giá một đằng, bán một nẻo
Đọc một quảng cáo bán nhà trên trang rao vặt, anh X, một người có nhu cầu mua nhà, vội vàng lấy điện thoại gọi. Theo đoạn rao bán trên mạng, căn hộ anh đang có ý định mua được rao bán chỉ 12 triệu đồng/m2, tổng giá trị khoảng 700 triệu đồng khá phù hợp với điều kiện tài chính của vợ chồng anh X.
Tuy nhiên, sau cuộc gọi tới chủ tin rao vặt, anh X đã thất vọng hoàn toàn. Giá rao trên mạng chỉ để tham khảo, cộng với thuế VAT và tiền chênh, giá mỗi mét vuông căn hộ cũng lên tới 15-16 triệu đồng/m2. Trên thị trường còn khá nhiều dự án căn hộ mà người có nhu cầu mua nhà không thể tiếp cận được mức giá gốc.
Ngoài vấn đề trên nữa, còn một vấn đề đang dần làm cho thị trường ngày càng mất minh bạch. Mà một phần phát sinh từ người trực tiếp mua nhà. Đấy chính là vấn đề "cắt máu"...
Có cụ nào có view về vấn đề này thì cho em xin ít quan điểm
Môi giới bất động sản, một nghề có thế được coi là nghề kiếm ra vàng, hái ra tiền khi mỗi lần chốt sale có thể mang lại cho cá nhân môi giới hàng chục triệu đồng tiền hoa hồng. Chính vì sức hấp dẫn của “hoa hồng” đó đã khiến cho nhiều người đặt lợi nhuận lên đầu và quên đi đạo đức nghề nghiệp khiến cho mô hình môi giới trở nên biến tướng.
Những người trực tiếp làm việc với khác hàng, không phải chủ đầu tư, không phải công ty tư vấn, mà chính là những môi giới hoặc những nhân viên kinh doanh BĐS.
Họ là những người được ăn chênh lệch khi bán được những bất động sản mà họ chịu trách nhiệm. Khoản chênh lệch đôi khi là vô cùng lớn. Vì thế, đối với những môi giới không có tâm, họ có những chiêu trò của mình để chốt được thương vụ càng nhanh càng tốt và vô tâm bỏ qua lợi ích khách hàng.
1. Nói sai sự thật
Nói sai sự thật, tâng bốc đến mức lừa dối người mua nhà, miễn sao bán cho bằng được, dù dự án chưa đầy đủ pháp lý… là tình trạng đang xảy ra tại không ít dự án bất động sản. Với mức phí môi giới từ 50 - 70 triệu đồng mỗi căn hộ, nhiều nhân viên nhà đất sẵn sàng tìm mọi cách để bán được căn hộ, kể cả những cách “bẩn” nhất.
Trong khi đó, nhiều chủ đầu tư còn bắt tay với nhân viên môi giới để những người này bán bằng được sản phẩm cho mình, tạo cơn sốt giả trên thị trường. Không ít những người mua nhà, đã ngả ngửa ra sau khi chốt hợp đồng là mình đã bị lừa hàng tỷ đồng nhưng không biết kêu ai.
2. Tư vấn không tận tâm
Như đã đề cập ở trên, đối với những môi giới không có tâm (hay còn gọi là cò đất), họ luôn chỉ muốn bán cho xong những BĐS mình đang có, không quan tâm có phù hợp với khách hàng hay không. Họ chỉ cần bán được BĐS càng to, càng nhanh, càng tốt.
Giả sử, anh cò đất có 5 căn hộ A, B, C, D, E với giá trị giảm dần. Khi bắt được khách tiềm năng, thì ưu tiên của anh ta là bán được căn hộ A trước vì nó to hơn nên có nhiều hoa hồng hơn. Anh ta cũng không cần biết căn hộ A có phù hợp với khách không chỉ cần bán được là xong nên anh ta dùng mọi lời (kể cả nói dối) để dụ khách chốt hợp đồng. Điều này gây ra không ít phiền toái cho khách hàng đặc biệt là sự lãng phí tài chính.
3. Giao giá một đằng, bán một nẻo
Đọc một quảng cáo bán nhà trên trang rao vặt, anh X, một người có nhu cầu mua nhà, vội vàng lấy điện thoại gọi. Theo đoạn rao bán trên mạng, căn hộ anh đang có ý định mua được rao bán chỉ 12 triệu đồng/m2, tổng giá trị khoảng 700 triệu đồng khá phù hợp với điều kiện tài chính của vợ chồng anh X.
Tuy nhiên, sau cuộc gọi tới chủ tin rao vặt, anh X đã thất vọng hoàn toàn. Giá rao trên mạng chỉ để tham khảo, cộng với thuế VAT và tiền chênh, giá mỗi mét vuông căn hộ cũng lên tới 15-16 triệu đồng/m2. Trên thị trường còn khá nhiều dự án căn hộ mà người có nhu cầu mua nhà không thể tiếp cận được mức giá gốc.
Ngoài vấn đề trên nữa, còn một vấn đề đang dần làm cho thị trường ngày càng mất minh bạch. Mà một phần phát sinh từ người trực tiếp mua nhà. Đấy chính là vấn đề "cắt máu"...
Có cụ nào có view về vấn đề này thì cho em xin ít quan điểm