- Biển số
- OF-353664
- Ngày cấp bằng
- 4/2/15
- Số km
- 105
- Động cơ
- 265,730 Mã lực
1. Do từ cuối năm 2014 Bộ trưởng Thăng yêu cầu tháo dỡ các biển hạn chế tốc độ nhỏ hơn 40Km/h nên hiện không còn biển báo ấy trong khu vực nọi thị. Vậy nên khi công an thực thi dễ xảy ra tranh cãi về hiệu lệnh biển, vì vậy người ta phải điều chỉnh nhóm biển.Bác đọc 10 chỉ hiểu được 1, chỉ hiểu được cái ngọn mà chưa hiểu cái gốc, lại không chịu ngẫm nghĩ kỹ xem người ta nói gì:
1. Công an phạt tốc độ là căn cứ vào thông tư quy định tốc độ tối đa của Bộ GTVT, trong đó quy định tốc độ tối đa trong khu đông dân cư, chứ không phạt căn cứ vào cái biển ấy bác nhé. Nếu người tham gia giao thông không biết đó là khu đông dân cư thì sẽ không biết đi ở tốc độ nào, cái biển ấy chỉ mang tính chất thông báo "đã đến khu đông dân cư", còn vào khu đông dân cư mà vượt quá tốc độ, bấm còi hay bật đèn chiếu xa... là vi phạm vào các quy định khác, chứ cái biển ấy chẳng có ý nghĩa gì ngoài thông báo đã đến khu đông dân cư.
2. Bác không hiểu bản chất của vận tải. Trong vận tải, vận tải hành khách luôn được ưu tiên hơn vận tải hàng hóa; vận tải công cộng luôn được ưu tiên hơn vận tải cá nhân. Xe buýt hay vận tải tuyến cố định đều là vận tải công cộng, đáng lẽ phải được ưu tiên nhất, thế nhưng mức độ ưu tiên lại kém xe tải (vận tải hàng hóa) và xe con (vận tải cá nhân). Xe tải và xe con được đi vào làn xe buýt, nhưng xe buýt không được đi vào làn xe con hoặc xe tải, đó là bất cập.
3. Cái này thì bác phải đọc quy chuẩn cho kỹ. Quy chuẩn cũ quy định biển hiệu lệnh hoặc biển cấm có thể có hiệu lực với một làn cụ thể (biển chỉ dẫn thì không nhé), nhưng biển phải được treo giữa làn, có biển phụ 502 phía dưới và các làn phải được phân cách bằng vạch liền. Dự thảo quy chuẩn lần này đã bỏ biển phụ 502 và vạch liền, tôi cho đó là một bước lùi. Ví dụ 1 làn quy định dành riêng cho xe con, làn bên cạnh quy định dành riêng cho xe tải, cấm 2 loại xe đi sang làn của nhau, đoạn đường có khi dài nhiều km chỉ phân cách bằng vạch rời là thiếu khoa học, bởi theo các quy định khác của luật, vạch rời được đè qua, được chuyển làn. Còn về biển hạn chế tốc độ, có vẻ bác nói đến biển hạn chế tốc độ trên đường cao tốc HN-HP. Xin thưa với bác, đường cao tốc nói chung ở các nước chỉ quy định tốc độ tối đa và tốc độ tối thiểu cho tất cả các làn (TQ có một số đoạn đường quy định tốc độ theo làn, nhưng cũng mang tính hướng dẫn). Đường cao tốc HN-HP, tốc độ tối đa cho phép là 120km/h, tối thiểu 60km/h; Biển hạn chế tốc độ theo làn của đường cao tốc HN-HP hiện nay chỉ mang tính hướng dẫn (nhằm phân loại xe chạy nhanh hơn đi bên trái, chậm hơn đi bên phải), không có (đủ) hiệu lực xử phạt nếu xe chạy ở làn sát bên phải chạy trên 100km/h hoặc xe chạy làn sát bên trái chạy dưới 80km/h.
Bác nên suy ngẫm cho kỹ, đọc cho kỹ trước khi phát biểu. Không phải thay đổi nào cũng theo hướng tốt lên, nhất là ở Việt Nam, mà lại còn đi ngược lại với Thế giới, bác nhé
2. Nói như bác thì ở quận Thanh Xuân người ta lú lẫn cả mà phá hết làn dành riêng cho xe bus đi để cho các phương tiện khác đi kèm. Có mình bác anh minh nên nhường hết cho xe bus trong giai đoạn giao thông hiện nay. Mà mình nghĩ mỗi bác anh minh nhất thôi, cữ nhìn thực tế rồi nói đừng gõ bàn phím nhiều thế.
3. Lại 1 vấn đề thực tế nữa mà bác ngồi đút chân vào gầm bàn quá nhiều không nhìn ra. trường hợp xe con đi sau xe tải nặng, xe tải đi chậm và xe con có nhu cầu vượt qua nhưng lại gặp phải vạch liền thì không thể vượt được, thế nên người ta mới vẽ ra vạch đứt phục vụ nhân dân.
Bác suy nghĩ kỹ tước khi nói nhé, bác mà tuyển vào cơ quan quản lý nhà nước thì khổ dân lắm.