[Funland] Những bức ảnh về Việt Nam trước và trong thời kỳ Pháp thuộc

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực


Nếu Cửa Tiền dành cho vua quan vào thành, thì Cửa Hậu Bản là lối đi lại của dân chúng. So với ba cửa kia, đời sống ở Cửa Hậu rất tấp nập, không khí quân sự của toà thành thể hiện trên bóng dáng các tốp lính tập.



Các bức ảnh được xếp không theo trình tự thời gian, mà theo định hướng không gian để hình dung trục kiến trúc của toà thành. Theo chân những người dân bước qua Cửa Hậu, ta lọt vào không gian bên trong. Giống nhiều đường phố ở Hà nội, người Pháp cho trồng thêm rất nhiều cây, đến nay cây cối trong thành giờ đã có hơn trăm tuổi, che khuất tầm nhìn và những công trình kiến trúc.



Toàn cảnh phía Bắc thành Sơn Tây được chụp từ Kì Đài. Vẫn thấy rõ ngôi nhà kiến trúc châu Âu ở bên ngoài Cửa Hậu. Còn khá nguyên vẹn các công trình kiến trúc dùng làm công đường của các quan đầu tỉnh, kho lương thực, trại lính... Cận cảnh bức ảnh, nằm giữa thành, án ngữ trên trục Đông Bắc -Tây Nam là Điện Kính Thiên.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực


Có dấu bưu điện trên bức bưu thiếp: 17 tháng Tám 1907. Rõ ràng bức ảnh này được chụp muộn hơn nhiều so với bức trước: Cây cối che khuất con đường đẫn về phía Cửa Hậu. Tuy nhiên các công trình vẫn được bảo quản tốt. Điện Kính Thiên hiện ra rõ ràng, một tòa nhà 5 gian, tám mái chồng diêm với những trang trí hình rồng trên nóc và bờ mái. Đây là nơi làm việc của các vua nhà Nguyễn mỗi khi tuần du xứ Đoài của Bắc Kỳ. Sân trầu trước điện là nơi quan lại xứ Đoài chờ yết kiến, tấu trình vua.



Không đọc được số trên con dấu bưu điện, nhưng rõ ràng thời ra đã trôi qua khá lâu, cây cối mọc cao che khuất hoàn toàn tầm nhìn. Điện Kính Thiên vẫn được người Pháp bảo quản tốt. Họ có thói quen gọi bất cứ công trình cổ có mái ngói uốn luợn trang trí rồng phuợng là pagode (đền chùa), như ghi trên các bức ảnh này. Góc chụp của các bức ảnh này giống hệt nhau chứng tỏ Kì Đài tồn tại đến thời điểm này.


Ngược thời gian về năm 1884 lúc người Pháp mới chiếm được thành. Bức ảnh toàn cảnh phía Bắc thành do Hocquard chụp từ Kì Đài. Khu nghi lễ tính hiện ra đầy đủ với Đoan Môn, sân chầu và điện Kính Thiên. Số lượng các công trình phía sau điện Kính Thiên đếm được nhiều hơn so với các bức ảnh trước chứng tỏ một số đã hư hỏng và biến mất sau khi người Pháp quản lý. Tuy nhiên toà thành cổ này được họ đánh giá cao, bằng chứng là năm 1924, toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định xếp hạng di tích.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực


Nóc Đoan Môn và điện Kính Thiên thấp thoáng sau hàng cây bên trái bức ảnh. Phía trước khu nghi lễ này là Kì Đài, cao 18m, phần bệ gồm 2 tầng, với hai lối lên Tả và Hữu. Kì Đài còn được gọi là Vọng lâu với nghĩa sử dụng là lầu quan sát. Đây chính là vị trí các nhiếp ảnh gia đã chụp các bức ảnh toàn cảnh. Ngay dưới chân Kì Đài, ở phía sau, gần Cửa Tiền là hai hồ nước (còn gọi là giếng Tả và giếng Hữu).



Hồ nước và Kì Đài năm 1907. Đã có nhiều thay đổi: Những ngôi nhà và hàng rào ngăn cách khu vực này với phần phía Bắc của thành, và có vẻ một hồ nước đã biến thành một bãi tập.


Dòng ghi chú của khách hàng cho biết khu vực này đã biến thành một trại lính tập​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực



Kì Đài​


1907. Toàn cảnh phía Nam thành cổ với Cửa Tiền chụp từ Kì Đài.​




Cửa Tiền, hướng chụp từ ngoài thành, phố Quang Trung ngày nay. Bên trong các bức tường thành có đắp đất, đó là điều kiện tốt cho cây phát triển. Không biết từ bao giờ và do ai trồng, những cây đa cổ thụ bám chặt bộ rễ vào tất cả các cửa thành. Người dân Sơn Tây coi đó là linh thiêng về tâm linh. (Hình ảnh hiện tại của Cửa Tiền. Bấm vào đây )



Toàn cảnh thành cổ Sơn Tây nhìn từ xa​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Phủ Ninh Giang


Phủ Ninh Giang thuộc tỉnh Hải Dương, nằm bên bờ sông Luộc và tiếp giáp với các tỉnh là Thái Bình, Hải Phòng. Theo đường bộ Ninh Giang cách thành phố Hải Dương 29km, Hà Nội 87 km. Ninh Giang nổi tiếng với đặc sản bánh gai và lễ hội thi pháo đất. Xin giới thiệu bộ bưu ảnh Phủ Ninh Giang (từ số 265 đến 272) của Union Commerciale Indochinoise





Một trong số những yếu tố tìm đất sinh sống ngày xưa “Nhất cận thị, nhị cận giang”: gần chợ, dễ làm ăn buôn bán, gần sông nước thuận tiện cho việc chuyển đổi giao lưu hàng hóa. Toàn cảnh Phủ Ninh Giang trải dài bên sông Luộc.




Cầu tầu nơi thuyền bè chở lúa gạo cập bến. Con phố bên sông với cận cảnh ngôi hai tầng mầu trắng khá đẹp, chủ nhân chắc là người giầu có thời đó.




Bến cầu tầu chụp từ hướng ngược lại
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực




Xung quanh một khu chợ. Có vẻ như hoạt động buôn bán ngưng trệ lại vì sự xuất hiện của ông phó nháy ngoại quốc.




Thời Pháp thuộc dân số phủ lỵ Ninh Giang có khoảng 7000 người, gốc gác từ nhiều vùng: Hài Phòng, Bắc Thái,Thái Bình, Hà Nội xong gốc Hà Nam là chủ yếu. Có khoảng 100 hộ Hoa Kiều lập nghiệp ở đây, họ thường lập thành hang bang riêng. Hình ảnh một con phố chính ở Phủ Ninh Giang




Năm Thành Thái thứ 9 (1897) Pháp đặt Sở đại lý ở Ninh Giang - một dạng cơ quan đại diện cho quyền lợi của Pháp. Đó là một toà nhà kiến trúc lạ mắt, quốc kì Pháp cắm trên nóc, có lính tập địa phương canh gác. Trên lối vào có cả đại diện dân sự và quân sự ra đón khách.​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực




Loạt ảnh này được chụp trước năm 1908. Trong cơ quan đại diện còn có gia đình các nhân viên Sở đại lý sinh sống. Họ dẫn khách đi một vòng quanh khu nhà và chụp ảnh kỉ niệm.




Lối vào khu gia đình ở phía sau cơ quan đại diện của Pháp. Kiểu quân phục khác hai vị chủ nhà ở bức ảnh trên chứng tỏ nhân viên Sở đại lý ở đây phụ trách những công việc khác nhau: quân sự, kinh tế, ngoại giao... Cuộc sống của họ ở nơi đây khá thiếu thốn, nếu so với các viên chức làm việc tại Hà nội. Điều này thể hiện qua cảnh người giúp việc phải gánh từng gánh nước sinh hoạt và cái lu đặt phía trước bốt gác.​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Ngày Xưa bên Sông Lô - Phủ Đoan



Đoan Hùng là một huyện đồi núi trung du, nằm tại ngã ba ranh giới giữa tỉnh Phú Thọ với hai tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Sông Lô, sông Chảy như hai dải lụa uốn quanh ôm ấp lấy Đoan Hùng. Những bức ảnh này chụp hồi đầu thế kỉ tại khu vực hai dòng sông gặp nhau, nơi có tượng đài Chiến thắng sông Lô





Bến Phủ Đoan




Sông Chảy đổ nước vào sông Lô. Điểm gặp gớ trên đất bưởi tạo thành một chữ Y trong xanh.





Cây xanh lên cao che khuất khu đồn án ngữ trên cao điểm khống chế ba nhánh sông




Xẻ gỗ trên bến​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực




Rất nhiều năm sau bờ sông thanh bình này ngập xác thủy binh Pháp.

 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Đường sắt Hà Nội – Lào Cai



Đường sắt Hà Nội - Lào Cai được người Pháp xây dựng xong năm 1906 là tuyến đường sắt nối Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi Tây Bắc. Tuyến được kết nối với tuyến Côn Minh - Hà Khẩu vào năm 1910, hoàn thành một dự án đường sắt kinh ngạc nhất đầu thế kỉ XX, mở rộng ảnh hưởng kinh tế, chính trị, xã hội của Pháp đến vùng đất xa xôi của Trung Hoa.




Cầu Việt Trì bắc qua sông Lô xây năm 1901 dưới thời toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Tuyến đường kéo dài đến cầu Việt Trì vượt qua sông Lô là đầu mối giao thông quan trọng nối liền các tỉnh miền núi phía bắc với các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ.





Quang cảnh lao động bên sông Lô



Cây cầu này đã bị tàn phá bởi bom đạn trong thời chiến tranh, dấu tích của cầu chỉ là mố cầu nằm cách cầu mới vài trăm mét. Cầu hiện tại mang cùng tên là cây cầu mới được xây dựng vào năm 1956​

 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

Ga Việt Trì (km 73, phố Kiến Thiết, phường Bến Gót, thành phố Việt Trì)





Ga Tiên Kiên (km 91, khu 15, thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ)




Ga Yên Bái (km 155, số 218 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Yên Bái)​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực



Ga Lào Cai cũ chụp tại ghi Bắc. Nhà ga này nằm sát ngay gần biên giới, phía bắc nhà ga hiện nay (km 294, đường Khánh Yên, phường Phố Mới).




Ngày nay không còn dấu vết nhà ga này



Từ Lào Cai, tuyến đường chạy qua cầu Hồ Kiểu nối vào tuyến Hà Khẩu - Côn Minh​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực



Cầu Hồ Kiểu nhìn từ phía Trung Quốc



Toàn cảnh tuyến đường sắt dọc sông Nậm Thi phía Trung Quốc, xa xa là cây cầu Hồ Kiểu. Bấm vào đây để tìm hiểu thêm về đường sắt Vân Nam - Hải Phòng



Crop ảnh trên


 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực


Một quán cơm bụi của những năm đầu thế kỷ XX.

"Cơm văn phòng" đặc biệt sang trọng ven hồ Tây thời kỳ Pháp thuộc.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

Chân dung Tổng đốc tỉnh Hải Dương.

Phụ nữ người Hoa ở Sài Gòn.​
Đàn ông người Hoa ở Sài Gòn.​
Thiếu nữ An Nam.​

 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

Đàn ông An Nam.​
Người dân tộc S'Tiêng ở Tây Nguyên.​
Người gánh than củi An Nam.​

 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

Chân dung nhà bác học PétrusTrương Vĩnh Ký.​
Ông Ba Thương, Đốc phủ sứ tại Sài Gòn.​

Người Ấn Độ ở Sài Gòn.
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Thiếu nữ Ấn Độ ở Sài Gòn.​
Cô gái An Nam.​
Một người Hoa gánh nước.​
Đốc phủ Phương ở hạt Chợ Lớn.​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
.​
Một diễn viên sân khấu tuồng.​
Người mẹ và con gái trong một gia đình An Nam khá giả.​
Bé gái Sài Gòn .​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
.​
Hoa khôi An Nam.​
Phụ nữ quý tộc An Nam.​
Gia đình lãnh binh Tân.​
Thiếu nữ An Nam.​
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top