Bảng quảng cáo phim của rạp Eden, một trong những rạp chiếu bóng có thâm niên nhất ở Sài Gòn. Mặt trước bên đường Tự Do không có chỗ cho bảng quảng cáo lớn nên họ đặt ở mặt sau bên Nguyễn Huệ. Rạp Eden hoạt động từ thời Pháp thuộc cho đến tận năm 1975
Chợ Bến Thành – biểu tượng của Sài Gòn, có trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Cho đến nay, kiến trúc của chợ gần như vẫn nguyên vẹn
Bến đò Thủ Thiêm nay chỉ còn trong các bức hình và trí nhớ của những người dân khu vực xung quanh
Rạp Cathay ở Sài Gòn, hình chụp có lẽ vào thời Pháp thuộc.
Rạp Nguyễn Văn Hảo, một trong những rạp chiếu phim sớm nhất do người bản xứ gây dựng nên.
Góc bên phải hình chụp này chính là rạp EDEN, một trong những rạp cinéma có thâm niên lâu nhất. Rạp EDEN hoạt động từ thời pháp thuộc cho đến tận năm 1975.
Hai tàu chở hàng và một tàu chở dầu của Nhật bị đánh chìm trên sông Sài Gòn trong các đợt tấn công của máy bay từ tàu sân bay Mỹ USS Ticonderoda CV-14, ngày 12/01/1945.
Lính Nhật dán bản thông cáo về tình trạng thiết quân luật vào tháng 9/1945.
Sĩ quan Scott-Bell của Hải quân Hoàng gia Anh đối thoại với Đô đốc Kondo của Nhật Bản thông qua một thông dịch viên sau khi quân Đồng minh tái chiếm Sài Gòn.
Một sự kiện lớn đã diễn ra ở Cam Ranh năm 1905, khi hạm đội Baltic của Nga hoàng gồm 45 chiến hạm dưới quyền chỉ huy của đề đốc Rozhestvensky, đã ghé vào tạm trú trước trận hải chiến ở eo biển Tsushima trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật.
Chủ lực của Nga là 8 thiết giáp hạm, trong đó có 4 chiếc thuộc lớp Borodino, dài 121m, độ giãn nước 14.000 tấn.
Các thiết giáp hạm còn lại thuộc các lớp khác nhau. Trong ảnh là chiếc Oslyabya dài 132m, độ giãn nước 14.400 tấn.
Ngoài 8 chiến hạm lớn, hạm đội Baltic còn 3 tàu tuần tiễu ven biển, 8 tuần dương hạm hạng trung và nhiều tàu hỗ trợ. Trong ảnh là tuần dương Vladimir Monomakh. Hầu hết các tàu chiến của Nga đã bị đánh chìm hoặc bắt gữ trong cuộc chiến với Nhật Bản sau đó.