Các bác đúng là chỉ biết bỏ vào mồm, hay ăn theo kiểu
"thấy người ta ăn khoai thì cũng vác mai đi đào" mà chẳng bao giờ chịu nghĩ một chút trước khi bỏ vào mồm!
Việc ăn phở bò (thi thoảng là gà) có thêm (ăn kèm) "dầu cháo quẩy" (
quẩy) là một văn hóa chỉ có sau này. Nếu các bác hỏi ông bà, cụ kị nhà mình, những người đã từng xơi phở thử coi, có giờ cái bánh "
Tần Cối" này được dùng kèm với phở hay không?
Hay cái văn hóa này, chỉ có khi cuộc sống người Hà Nội bớt phải đói khát thèm thuồng?
Xin nhắc lại, món phở (Ngầu Nhục Phấn) có trước năm 1954, từ thới Pháp thuộc, và tồn tại sau đó, ngay cả trong thời chiến tranh vẫn tồn tại, vì hiếm ai mà không thích cái mùi phở, nhưng trong thời buổi đó (trước 1980 sau 1954) thì chỉ (đa phần phổ biến) loại có phở không người lái (phở mậu dịch) hoặc họa hoàn lắm một tô phở có dăm ba miếng thịt bò thối phở chui!
Còn ở
miền Nam, khi ăn cháo, đặc biệt là cháo lòng, hay "cháo mặn" thì phải có dầu cháo quẩy vì đây là một "mặc định xe duyên"!
Vâng, tại sao em nói như vậy ư? Các bác để ý, cháo nếu nấu đặc (cháo nát) thì rất khó ăn mà nấu lỏng thì có vẻ dễ ăn (húp nuốt) hơn. Tuy nhiên, nhiều lúc cái lòng của cháo, làm cho người ta khó chịu vì cảm giác lỏng bỏng khi ăn (nhai nuốt) mà như không có gì cả kiếu "đuôi chuột ngoáy lọ mỡ"!
Do đó việc kết hợp với cháo lòng và dầu cháo quẩy (một loại bánh ăn vặt và điểm tâm sáng) là một cuộc xe duyên không thể nào tốt hơn. Vì chén (tô) cháo vốn đã không đặc hay nhạt vị, lại gặp người thích cảm giác sền sệt lẫn quánh loãng nhưng không lỏng bỏng thì cái dầu cháu quậy sẽ là một biện pháp tốt để giải quyết! Cũng như tăng thêm một hương vị mới, cho chén cháo.
Nếu để ý sẽ thấy rằng, trong tất cả những món cháo, hay món nước mà có dùng kèm với dầu cháo quẩy của người miền Nam, là cháu mặn hay món mặn. Tuyệt nhiên không có cháo trắng hay cháo ngọt dùng chung với nó.
Nếu các bác vào Sài Gòn hoặc các tỉnh Nam bộ, mà thưởng thức món
cháo trắng hột vịt muối hoặc
cháo trắng cá khô kho sẽ thấy rằng họ chỉ dùng món cháo này thi thoảng với
xá bẩu là món củ cải muối của người Hoa, tuyệt nhiên không có dầu cháo quẩy. hay nói cách khác,
dầu cháo quẩy chỉ được dùng chung với một số món "cháo mặn" tức là cháo có (nấu chung) thịt cá (đa phần là thịt heo) có những loại cháo khác, ví như đậu xanh, đậu đỏ,.... thì tuyệt nhiên không dùng cái dầu cháo quẩy kia kèm theo.
Miếng ăn chứ chẳng phải ... đâu, mà mình cũng không phải là ... mà cứ vục đầu vào ăn, hay tự tiện bỏ vào mồm, mà chẳng bao giờ biết, hay nghĩ nó như thế nào!