Nhà cháu thấy các cụ hay đòi hỏi là những NHN phải sống từ đời này sang đời khác, xong giữ gìn truyền thống vài trăm năm, nghìn năm thì mới là NHN. Nhà cháu nói thật chứ nếu chỉ tính kinh thành Thăng Long thuộc 2 huyện Vĩnh Thuận với Thọ Xương cũ nay thuộc khu vực nho nhỏ nằm trong 4 quận nội thành thì chắc moi móc mòn mắt ra, may mắn lắm gặp đc một vài gia đình sống tầm 8,9 đời ở Hà Nội tức khoảng tầm 150,160 năm. Các cụ muốn tìm gốc tầm 20-30 đời thì lên các làng ven Hà Nội thôi ạ, ví dụ như: Trung tự, Ngọc Hà, Bưởi, Vạn Phúc (Kim mã), Nam Đồng, Kim Hoa, Hào Nam, Mai Động... Nguyên nhân theo nhà cháu nghĩ đơn giản thôi ạ, ngày xưa phong kiến vua chúa, cứ tầm dăm bảy chục năm lại ông vua khác, triều đại khác lên thay nhau, chiến tranh loạn lạc sơ tán liên miên, làm gì có ai mà bám trụ mãi ở một khu chợ được ạ. Mà mang danh là phố cổ thôi, chứ thực ra cũng chả cổ lắm, đa số nhà cổ trên khu vực phố cổ được xây dựng nhiều nhất vào những thời kỳ Pháp thuộc khoảng trong những năm 1900-1930, tức là khoảng tầm hơn trăm năm nay ạ.
Ngay đến cái Tháp Ông Rùa Cổ Kính khách du lịch họ hay nhầm tưởng là biểu tượng của Hà Nội, nhưng thực chất đâu phải, bản thân cái Tháp cũng mới hơn 120-130 tuổi có lẻ thôi ạ. Thành ra biểu tượng Hà Nội mới là Khuê Văn Các đó ạ, vừa văn chương, nho nhã, vừa cổ kính thiêng liêng