Có 2 điều cần làm rõ:
1- Bỏ việc trong khu vực y tế thuộc nhà nc thì họ có thể ko xin đc việc ở bất kỳ khu vực NN nào nữa. Nhưng họ vẫn có thể xin việc ở khu vực tư nhân, nc ngoài. Còn đã tước bằng cấp, chứng chỉ hành nghề của họ là coi như triệt mọi đường sống của họ. Ko còn xin đc vào bất cứ nơi nào # cùng chuyên môn.
Trong OF có cụ mợ nào đương làm trong nhà nc, bị đuổi việc mà lại bị tước hết bằng cấp, chứng chỉ dẫn đến ko thể xin đc việc ở các cty ngoài nhà nước ko ah?
2- Ví các cán bộ y tế với các chiến sĩ chống giặc thì cái ví von này chỉ là hô hào cửa miệng, nói suông, phát ngôn cho đẹp lời văn phát biểu của các vị lãnh đạo cấp cao nhà nước - nô bộc cấp cao của dân, của báo chí, truyền thông. Hay cái ví von này dựa trên luật pháp hiện hành thực tế, có giá trị tương đương khi so sánh 2 lực lượng này với nhau?
Nếu chỉ là nói suông, nói cho hoa mỹ, nói cho đẹp bài phát biểu mà cố tình quàng trách nhiệm, nghĩa vụ của người lính, chiến sĩ lên đầu lên cổ các cán bộ y tế. Thì nói thẳng kể cả đó là phát biểu của các vị lãnh đạo cấp cao - nô bộc cấp cao của dân - thì đó cũng là sự vi phạm luật lao động, là vi hiến.
Lực lượng lính tráng, chiến sĩ quân đội được nuôi ăn học, miễn phí từ tiền ăn, học, cho tới nhu yếu phẩm. Đến khi h/thành t/gian học cũng ko phải xin việc mà tự động được phân công công tác. Người thân, con cái đều đc hưởng những phúc lợi đặc biệt. Nếu trở thành thương binh hoặc liệt sĩ thì gia đình người thân, con cái vừa được nhà nước tôn vinh bằng khen. Vừa nhận được những hỗ trợ lâu dài về mặt tài chính hưởng theo chế độ định sẵn.
Các cán bộ y tế có được hưởng những điều tương tự bên trên không mà đòi họ cũng phải chịu trách nhiệm "ko đc buông súng" như các chiến sĩ quân đội?
Đây là tư tưởng độc đoán, lợi dụng chức quyền để cưỡng ép sức lực người lao động thì đúng hơn.