Nhớ ngày xưa dã man

Biển số
OF-3678
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
6,069
Động cơ
412,002 Mã lực
Tuổi
47
Không có con số chính xác nhưng theo E là rất ít, ít hơn số vụ tai nan 4B nhiều lần
Nhớ hồi nhỏ tụi E trượt patin- đu tàu điện cũng nhiều mà không thấy thằng nào bị tai nạn cả (b)
Ngày xưa cháu chắc rất ít Patin, nếu có thì cũng phải gia đìng khá giả và có người ở nước ngoài gửi về :):)
 

FORD G-Point

Xe tải
Biển số
OF-42417
Ngày cấp bằng
5/8/09
Số km
213
Động cơ
467,790 Mã lực
Em nhớ Đại Cồ Việt những năm 1985/1986 tương tự như đường Trường Chinh bây giờ, cũng đông đúc như thế nhưng có phần hẹp hơn, toàn xe đạp và có tàu điện chạy ở giữa.

Em vẫn nhớ, mấy anh em xin chú bảo vệ tàu nhảy lên đi một vòng cơ mà, có cụ nào xác nhận hộ em cái:mad: Lẽ nào em nhầm:mad:
Chắc cụ nhầm rồi, có 2 tuyến chạy song song từ phố Huế ==> chợ Mơ( tuyến này chạy giữa đường) , còn dưới này là đường Nam Bộ ===> BV Bạch Mai( tuyến này chạy lề đường). Hồi đó trước ĐHBK ( phía đ Giải phóng bây giờ ) còn nhiều ruộng rau muống , có lần e nhảy xuống trượt chân bay luôn xuống bùn.
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
7,147
Động cơ
606,707 Mã lực
Chính xác ạ, một tuyến từ Chợ Mơ, qua Phố Huế, Hàng Bài lên Bờ Hồ, tuyến kia là dọc theo đường Nam Bộ. Từ Bờ Hồ hình như còn vòng vèo qua Hàng Gai, Hàng Bông, qua Nguyễn Thái Học rồi đến Hàng Bột nữa. Em nhớ dạo bé ngồi nghịch ở Quốc Tử Giám, suốt ngày lấy mấy viên đá nhỏ tẹo tung xem có đến đúng ray tàu không, ngu vật ...:)
 

sakuda

Xe điện
Biển số
OF-13452
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
2,871
Động cơ
345,605 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tầu điện e nhảy hoài, nhưng cứ nhảy xuống lại lóc cóc nhẩy lên, suốt chặng đường từ Chợ Mơ đến Quán Thánh (l)

E yêu tầu điện, ghét máy bay bà già, khà khà :^)
Em ghét tàu nói chung và tàu điện noi riêng
Nhưng thích Máy bay bà già:21::21::21:
 

hitman

Đi bộ
Biển số
OF-48912
Ngày cấp bằng
17/10/09
Số km
3
Động cơ
458,330 Mã lực
Lính mới xin chép tặng các Bác bài thơ về Hà nội
HÀ NỘI PHỐ

Phan Vũ


1.
Em ơi ! Hà Nội - phố !
Ta còn em mùi hoàng lan
Còn em hoa sữa.
Tiếng giày gọi đường khuya
Thang gác cọt kẹt thời gian
Thân gỗ ...
Ta còn em màu xanh thật đêm
Ngôi sao lẻ
Xào xạc chùm cây gió
Chiếc lá lạc vào căn xép nhỏ
Lá thư quên địa chỉ.
Quay về ...


2.
Ta còn em một gốc cây,
Một cột đèn
Ai đó chờ ai ?
Tóc cắt ngang xõa xõa bờ vai…

Ta còn em một ngã ba vội vã,
Chiếc khăn quàng tím đỏ thoáng qua,
Khuôn mặt chưa quen
Bỗng xôn xao nỗi khổ…
Mỗi góc phố một trang tình sử…


3.
Ta còn em con đường vắng
Rì rào cơn mưa nhỏ.
Trên vòm cao
Đổ xuống chuông hồi.
Nhà thờ Cửa Bắc
Tan chiều lễ
Kinh cầu còn mãi ngân nga…


4.
Ta còn em đôi mắt buồn
Dõi cánh chim xa.
Tháng năm dừng lại
Một ngôi nhà.
Gã Trương Chi ôm ghita
Từng đêm
Hóa đá…

Ta còn em chuyến tàu đêm
Về muộn
Qua cầu
Một người nào lạc giữa sân ga...


5.
Em ơi ! Hà Nội – phố !
Ta còn em những hố sâu
Trước cửa
Cơn mưa đầy
Chiếc thuyền giấy lang thang
Không bến đỗ...

Ta còn em quả bóng lăn
Một mình trên sân cỏ.
Thằng bé thẫn thờ.
Tuổi thơ qua cuộc chơi,
Vội vã...

Ta còn em cánh cửa sắt
Lâu ngày không mở.
Nhà ai ?
Qua đó bâng khuâng,
Nhớ tuổi học trò...


6.
Ta còn em giàn thiên lý,
Năm xưa
Thơm mùi hò hẹn
Cuộc tình đầu ngọt lịm.
Những nụ hôn xanh ngắt trên cành...

Ta còn em chuỗi cười vừa dứt.
Nắng chiều vàng ngọn cỏ
Vườn hoang
Ngày cũ vui tàn theo mùa hạ...

Ta còn em tiếng ghita
Bập bùng tự sự
Đêm kinh kỳ một thuở
Xanh lơ...


7.
Ta còn em chiếc đồng hồ quả lắc
Già nua,
Đếm thời gian
Theo nhịp đong đưa
Trước ngõ phố
Sót cây hoa gạo.
Buổi chợ chiều họp giữa kinh đô...


8.
Ta còn em những ngọn đèn mờ.
Trên nóc phố,
Mùa trăng không tỏ.
Tiếng rao đêm
Lạc giọng
Thờ ơ...

Ta còn em bảy nốt cù cưa,
Lão Mozart hàng xóm
Từng đêm quên ngủ.
Cô gái mặc áo đỏ Venise
Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ
Những mảnh vỡ trên thềm
Beethoven và Sonate Ánh Trăng
Nốt nhạc thiên tài bay lả tả,
Một kiếp người,
Một phím đàn long…


9.
Ta còn em khuya phố,
Mênh mông,
Vùng sáng nhỏ.
Bà quán ê a chuyện nàng Kiều.
Rượu làng Vân lung linh men ngọt.
Mắt cô nàng lúng liếng,
Đong đưa,
Những chàng trai say suốt cả mùa…


10.
Ta còn em tiếng hàng ngày
Vang âm đường phố.
Tia hồ quang chớp xanh.
Toa xe điện cuối ngày,
Người soát vé
Áo bành tô cũ nát…

Lanh canh ! Lanh canh !
Tiếng chuông reo hay lời kêu khổ ?
Bó gạo, mớ rau
Mẹ về buổi chợ
Lanh canh ! Lanh canh !
Lá bánh, củ khoai.
Đàn con trên bến đợi
Cuối ngày…


11.
Em ơi ! Hà Nội – phố

Ta còn em con đê lộng gió.
Dòng sông chảy mang theo hình phố.
Cô gái dựa lưng bên gốc me già,
Ngọn đèn đường lặng thinh
Soi bờ đá…

Ta còn em một con tàu
Giã biệt bến sông.
Mảnh trăng vỡ
Tiễn người bỏ xứ.
Dãy phố buồn..
Nghìn năm mắt nhớ...


12.
Ta còn em ráng đỏ chiều hôm,
Dôi chim khuyên gọi nhau trong bụi cỏ.
Đôi guốc bỏ quên bên ghế đá.
Gã đầu trần đi ngược trời mưa...

Ta còn em con đường tên cũ
Cổ Ngư,
Cành phượng vĩ là đà.
Chiều phai nắng,
Bông hoa muộn in hình ngọn lửa...

Ta còn em chiếc lá rụng
Khởi đầu nguồn gió.
Lao xao con sóng biếc
Gió Tây Hồ.
Hoàng hôn xa đến tự bao giờ ?
Những bước chân tìm nhau vội vội.
Cuộc tình hờ bỗng chốc nghiêm trang...


13.
Ta còn em ngọn gió Nghi Tàm
Thoáng mùi sen nở muộn
Gió Nhật Tân
Gợi
Mùa hoa năm ấy
Cánh đào phai…


14.
Ta còn em cơn mưa rào
Đi nhanh qua phố.
Chiếc lá bàng đầu tiên nhuộm đỏ.
Cô gái băng qua đường
Chợt hồng đôi má.
Cơn mưa nào đi nhanh qua phố
Một chút xanh hơn,
Trời Hà Nội hôm qua...

Ta còn em cô hàng hoa
Gánh mùa thu qua cổng chợ.
Những chùm hoa tím
Ngát mùa thu...


15.
Em ơi ! Hà Nội – phố
Ta còn em một Hàng Đào,
Không bán đào.
Một Hàng Bạc,
Không còn thợ bạc.
Đường Trường Thi
Không chõng, không lều
Không ông nghè bái tổ vinh quy...
Ta còn em tiếng gọi trong đêm,
Người đi xa trở về.
Căn nhà không biển số.
Ngày đi mỏi mòn nỗi nhớ.
Ngày về phố cũ quên tên...


16.
Ta còn em chiếc xe hoa
Qua hàng liễu rũ,
Điệp vàng rực rỡ.
Cánh tay trần trên gác cao khép cửa.
Những gót son dập dìu đại lộ.
Bờ môi ai đậm đỏ bích đào...

Ta còn em tà áo nhung huyết dụ.
Đất nghìn năm còn mãi dáng kiêu sa,
Phường cũ lưu danh người đẹp lụa.
Ngõ phố nào in dấu hài hoa... ?


17.
Ta còn em đường lượn mái cong
Ngôi chùa cổ.
Năm tháng buồn xô lệch ngói âm dương.
Ai đó ngồi bên gốc đại,
Chợt quên ai kia bên đường đứng đợi.
Cuộc đời, có lẽ nào,
Là một thoáng
Bâng quơ...

Ta còn em những cuộc tình
Như một bài thơ.
Những nỗi đau gặm mòn phận số.
Nhật ký sang trang
Ghi thêm nỗi khổ...


18.
Ta còn em đống kim ngân
Đổ đầy Hàng Mã.
Ngựa, xe, võng, lọng,
Những hình nhân nuối tiếc vàng son.
Khi phố phường là miền loạn gió
Làm sao tìm được mớ tro than... ?


19.
Ta còn em nóc phố lô xô,
Màu ngói cũ
Ngôi nhà còn tiếng khóc oa oa.
Con đường đá lát bao niên kỷ ?
Qua sông nhớ mẹ tuổi già...


20.
Em ơi ! Hà Nội – phố
Ta còn em mảnh đại bác
Ghim trên thành cũ.
Một thời thịnh,
Một thời suy,
Hưng vong lẽ thường.
Người qua đó,
Hững hờ bài học sử..

Ta còn em dãy bia đá
Nhân hình hội tụ.
Rêu phong gìn giữ nét tài hoa.
Ly rượu đầy xin rót cúng cha.
Nghìn lạy cúi đầu thương đất tổ.
Bến nước nào đã neo thuyền ngự ?
Đám mây ào in bóng rồng bay ?...


21.
Ta còn em tháng chạp,
Những hàng cây óng ả sợi hồng
Tháng chạp
Trên giường trải chiếu hoa
Tháng chạp,
Mùi hương dài theo phố.
Một tháng chạp
Mẹ
Nửa đêm thức
Hóa vàng…


22.
Em ơi ! Hà Nội – phố
Ta còn em năm cửa ô –
Năm cửa gió
Cơn bão thường niên qua đó –
Ba mươi sáu phố,
Bao nhiêu mảnh vỡ ?

Ta còn em một màu xanh thời gian.
Một màu xám hư vô,
Chợt nhòe,
Chợt hiện.
Chợt lung linh ngọn nến,
Chợt mong manh một dáng,
Một hình,
Nhợt nhạt vàng son,
Đậm đầy cay đắng…


23.
Ta còn em những ngõ cụt bất ngờ,
Ô cửa ngẩn ngơ
Ngôi nhà không người ở
Khung trời của nỗi buồn
Vô cớ…

Người nghệ sĩ lang thang
Hoài,
Trên phố.
Bỗng thấy mình không nhớ nổi con đường.
Tha hương ngay trước cổng nhà mẹ cha…


24.
Ta còn em những giọt sương,
Nhòe nhòe bóng điện.
Mặt nước Hồ Gươm,
Một đêm trở lạnh.
Tháp Rùa ngả bóng lung linh.
Cánh nhạn chao nghiêng chiều cuối
Người ra đi mang theo buốt giá,
Áo choàng không ấm thân gầy,
Cầm bằng như cánh chim bay…


25.
Em ơi ! Hà Nội – phố !
Ta còn em cây bàng
Mồ côi mùa đông.
Ta còn em nóc phố
Mồ côi mùa đông.
Ta còn em mảnh trăng
Mồ côi mùa đông…
 

Google

Xe tăng
Biển số
OF-5274
Ngày cấp bằng
11/6/07
Số km
1,212
Động cơ
556,370 Mã lực
Nơi ở
nơi lắng hồn núi sông ngàn năm
E thường xuyên nhảy tầu điện (bám đuôi để trốn 5 xu tiền vé) lên Chợ Đồng Xuân mua Cá chọi.
Á cụ này hay bị em trấn lột cá chọi :)):)):))
Hội em chuyến trấn/giật trên tầu điện của tụi mua về dọc Hàng Đào - Hàng Đường ... *** phải mua bao giờ :)):)):)):)):))

Có cụ nào lấy thanh sắt đấu ở 2 đầu thanh ray nối nhau chưa, như hàn điện ... hay lắm ý
 
Chỉnh sửa cuối:

Sonduong.BMV

Xe container
Biển số
OF-17152
Ngày cấp bằng
8/6/08
Số km
8,957
Động cơ
624,746 Mã lực
Nơi ở
Nhà không số phố không tên.
Hôm nay ngồi lọ mọ thấy cái video này hay thế. Làm em nhớ lại ngày xưa cũng có lúc nhảy tàu đi từ Ga Hà Nội xuống Đại Cồ Việt và ngược lại. Không biết có bác nào nhận ra mình trong đống trẻ con nghịch ngợm ở Bờ Hồ không.

Mà nhìn đường phố ngày xưa sao mà thanh bình thế, đậu xe không phải suy nghĩ lo hết chỗ. :69:

Mời các bác.

http://www.youtube.com/watch?v=nIxkVq9t3Kg
Nam nao day pac nhi
 

Latte

Xe tăng
Biển số
OF-29520
Ngày cấp bằng
19/2/09
Số km
1,383
Động cơ
495,442 Mã lực
Thú tiêu khiển thời thượng nhất thời tuổi thơ dữ dội của em là nhảy tàu.. mà phải nhảy ngược mới oai, cứ lên cửa trước xuống cửa sau, đu boong đánh vòng xem móc túi lộng hành... :21::21: Ăn đòn của gia đình toét mông bao trận vẫn hăng say luyện tập :21::21: Ở trường thì chấp nhận mất học sinh giỏi vì tội ham nhảy tàu biểu diễn. Lớp em có cá biệt 1 cậu nhảy tàu không có đối thủ ,dám đu boong trước mũi tàu, bám của sổ nhảy lên xuỗng như thành giường nhà minh, sau này cũng đền tội bằng 1/2 bàn chân cho vào bánh tàu. ...nhưng mà hồi đấy tuy em dốt nhưng em cũng biết thế là Ngu nên không dám luyện tuyệt kỹ đấy :)):)):)) Đựoc cái tung hoành từ Bạch Mai đến chợ Bưởi như chỗ không người chả bao giờ mất hào nào, dành tiền bỗi dữong kem TRàng Tiền, Thủy Tạ :)):))
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,099
Động cơ
557,924 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Cái xe điện bánh hơi này có từ quảng 86-87 thì phải.
Nhớ ngày xưa thật!
 

Ngo Gia

Xe tăng
Biển số
OF-1231
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
1,423
Động cơ
589,323 Mã lực
Nơi ở
Chân trời góc bể...
Website
www.butmay.com
Ngày xưa cháu chắc rất ít Patin, nếu có thì cũng phải gia đìng khá giả và có người ở nước ngoài gửi về :):)
Sau gải phóng miền Nam thì từ năm 78, đến đầu những năm đầu thập kỷ 80 ngoài HN bắt đầu có patin, cũng không phải là khá giả lắm vẫn có thể có patin để chơi.
 

Cyclopusse

Xe máy
Biển số
OF-34001
Ngày cấp bằng
25/4/09
Số km
69
Động cơ
476,480 Mã lực
Làm gì có đường tàu điện trên phố Đại Cồ Việt. Ngày xưa có 5 tuyến tàu điện đó là: Bờ Hồ - Hà Đông; Bờ Hồ - Chợ Mơ; Bờ Hồ - Cầu Giấy; Bờ Hồ - Ga Hàng Cỏ; Bờ Hồ -Thụy Khuê (qua Chợ Đồng Xuân, Quan Thánh). Có bạn nói ngày xưa thiếu ... bia là không đúng. Bia chai ở Hà Nội thì có nhiều từ thời Pháp thuộc. Sau đó có các loại bia Hà Nội (3 hào rưỡi một chai) Bia Trúc Bạch (4 hào rưỡi một chai). Về sau có thêm bia hơi (bia box). Hai hào một cốc. Vào đầu những năm 60, người dân chưa quen uống bia hơi cho nên khi bán hàng thường bán thêm 1 hào Siro để pha trộn vào cho dễ uống cho nên có danh từ bia siro. Đến cuối những năm 60, mọi người đã "nghiện" thì lúc này bia mới bắt đầu hiếm. Lúc nhỏ bọn tôi còn nghịch một trò này rất hay: Lấy nhựa đường phết một đoạn dài đường ray tàu điện, khi tàu chạy qua, do lớp nhựa đường cách điện, dòng điện lúc có lúc không nên giữa bánh tàu điện và đường ray phát ra những luồng hồ quang rực rỡ như lửa hàn rất đẹp. Còn bạn gì nói ở Ngã Tư Sở ngày xưa, tôi còn nhớ hồi đó (những năm 50 - 60) cả Ngã Tư Sở chỉ được chiếu sáng bằng một ngọn đèn dây tóc (khoảng 100w). Các đường khác như đường Vĩnh Hồ (Tây Sơn bây giờ), đường Tàu Bay (Trường Chinh) đường Cầu Mới (Nguyễn Trãi) và đường Láng đều không có đèn. Những hôm trở giời, mưa gió, ngọn đèn này đung đưa mãi trong ký ức tuổi thơ của tôi. Xung quanh ngọn đèn, hàng trăm con cà cuống bay lượn. Bọn trẻ chúng tôi thường băt cà cuống về để luộc ăn, còn cà cuống cay thì ngâm nước mắm ăn ngon tuyệt. Tôi có một anh bạn, đến tận bây giờ nếu cần vẽ lại sơ đồ Ngã Tư Sở ngày xưa, anh ta có thể vẽ được từng ngôi nhà. Nhà đó của ai? Có bao nhiêu người? Tên những người đó là gì? Thời đó Ngã Tư Sở như một hòn đảo. Từ trung tâm Ngã Tư Sở đi lên đường Vĩnh Hồ chỉ đến rạp Đống Đa là hết nhà, đi về phía đường Tàu Bay chỉ đến đoạn Vương Thừa Vũ là hết nhà. Còn đường Cầu Mới thì có đến Trung Tâm dịch Vụ Ngã Tư Sở, đường Láng thì đến đoạn trường Đảng Lê Hồng Phong. Vì là một hòn đảo như thế cho nên con trai, con gái Ngã Tư Sở thường lấy nhau mà ít khi lấy vợ hoặc chồng ở nơi khác.
 

hanoien

Xe điện
Biển số
OF-21838
Ngày cấp bằng
1/10/08
Số km
3,879
Động cơ
534,341 Mã lực
Nơi ở
Hà nội phố
Hồi năm 86-89, em thường xuyên nhẩy tàu đi học từ Hàng Gà đi qua Hàng Cót, em học ở trường Thanh quan. Ngày xưa tàu điện cũng thuộc dạng hung thần, thi thoảng em lại nghe có vụ chẹt người ở tuyến hàng Đào, Hàng Ngang, lục phủ ngũ tạng nát be bét cả.:77:
Chắc 10 năm nữa HN sẽ có sky train, lúc đó nhẩy tàu chắc khó các cụ nhỉ!
 

Happydrive

Xe tải
Biển số
OF-47463
Ngày cấp bằng
27/9/09
Số km
401
Động cơ
464,317 Mã lực
hehe, em lại nhớ lại Hà Nội ngày xưa, gần nhà em có một cái bể nước ngay trên vỉa hè, một lần đi chơi với bà nội bị rơi vào đó. Vùng vẫy một lúc và uồng mấy ngụm thì được bà và bác hàng xóm kéo lên.
Hà Nội thay đổi nhiều thiệt (c)
 

dungdv

Xe hơi
Biển số
OF-7998
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
111
Động cơ
538,860 Mã lực
Bác Cyclopusse chắc thuộc thế hệ trước bọn em nhiểu nên có nhiều kỷ niệm thời bao cấp ghê.
Em thấy tàu điện ở HN ngoài tác dụng phục vụ giao thông (tất nhiên rồi) và là chỗ "chơi" nguy hiểm cho trẻ con nó còn có tác dụng " chỉ đường" . Bọn em đi lang thang HN mà lạc đường thì cứ tìm đường tàu điện là do ra hoặc chỉ đường cho các bác ngoại thành cũng vậy. Mọi con đường tàu điện đều dẫn về Bờ Hồ các bác nhỉ.
Tuyến tàu điện dài nhất có lẽ là tuyến Bờ Hồ- Hàng Bông- Nguyễn Thái Học- Hàng Bột- Tây Sơn- Nguyễn Trãi - Bến xe Hà Đông gần 10km
 

ThangUSD

Xe hơi
Biển số
OF-43640
Ngày cấp bằng
18/8/09
Số km
157
Động cơ
465,840 Mã lực
Thú tiêu khiển thời thượng nhất thời tuổi thơ dữ dội của em là nhảy tàu.. mà phải nhảy ngược mới oai, cứ lên cửa trước xuống cửa sau, đu boong đánh vòng xem móc túi lộng hành... :21::21: Ăn đòn của gia đình toét mông bao trận vẫn hăng say luyện tập :21::21: Ở trường thì chấp nhận mất học sinh giỏi vì tội ham nhảy tàu biểu diễn. Lớp em có cá biệt 1 cậu nhảy tàu không có đối thủ ,dám đu boong trước mũi tàu, bám của sổ nhảy lên xuỗng như thành giường nhà minh, sau này cũng đền tội bằng 1/2 bàn chân cho vào bánh tàu. ...nhưng mà hồi đấy tuy em dốt nhưng em cũng biết thế là Ngu nên không dám luyện tuyệt kỹ đấy :)):)):)) Đựoc cái tung hoành từ Bạch Mai đến chợ Bưởi như chỗ không người chả bao giờ mất hào nào, dành tiền bỗi dữong kem TRàng Tiền, Thủy Tạ :)):))
Cụ là thuộc dạng ngầu nhứt cái pic này (b) Cũng may chân tay cụ vẫn còn lành lặn nhỉ :))
 

Ngo Gia

Xe tăng
Biển số
OF-1231
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
1,423
Động cơ
589,323 Mã lực
Nơi ở
Chân trời góc bể...
Website
www.butmay.com
hehe, em lại nhớ lại Hà Nội ngày xưa, gần nhà em có một cái bể nước ngay trên vỉa hè, một lần đi chơi với bà nội bị rơi vào đó. Vùng vẫy một lúc và uồng mấy ngụm thì được bà và bác hàng xóm kéo lên.
Hà Nội thay đổi nhiều thiệt (c)
Cái bể nước mà kụ nói chắc là hầm trú ẩn cá nhân ngày xưa, đầy vỉa hè HN.
 

Chua-co-o-to

Xe tải
Biển số
OF-48188
Ngày cấp bằng
7/10/09
Số km
294
Động cơ
462,230 Mã lực
Nhà cháu cũng hay mạn phép nhà tàu điện đi không vé lên Bờ Hồ câu cá bống. Đi nhiều thành quen nên có lần còn được chú soát vé cho kéo dây (cái gì "vẹt" ấy) để chuyển dây điện :21:
Các cụ không biết chứ phố nhà cháu ngày xưa nhỏ hơn bây giờ, vẫn thỉnh thoảng có vụ tàu trật ray lao từ bên này sang bên kia đường ạ:'(, mà hiện trường để lại thường là có hai rãnh song song cắt chéo mặt đường một nông một sâu:77::77::77:, tuy nhiên tổn thất về nhân mạng không nhiều như xe khách bây giờ:^)
Năm 87 cháu ở lính còn làm trọng tài cho hai cụ một Yên Bái một Tuyên Quang cãi nhau ỏm tỏi xem tàu điện có ống khói không:)):)):))
Con phố nhà cháu là nối từ Ngã Tư Khổ nhà cụ xi-cờ-lốp lên Giám đấy:6:
Làm gì có đường tàu điện trên phố Đại Cồ Việt. Ngày xưa có 5 tuyến tàu điện đó là: Bờ Hồ - Hà Đông; Bờ Hồ - Chợ Mơ; Bờ Hồ - Cầu Giấy; Bờ Hồ - Ga Hàng Cỏ; Bờ Hồ -Thụy Khuê (qua Chợ Đồng Xuân, Quan Thánh). Có bạn nói ngày xưa thiếu ... bia là không đúng. Bia chai ở Hà Nội thì có nhiều từ thời Pháp thuộc. Sau đó có các loại bia Hà Nội (3 hào rưỡi một chai) Bia Trúc Bạch (4 hào rưỡi một chai). Về sau có thêm bia hơi (bia box). Hai hào một cốc. Vào đầu những năm 60, người dân chưa quen uống bia hơi cho nên khi bán hàng thường bán thêm 1 hào Siro để pha trộn vào cho dễ uống cho nên có danh từ bia siro. Đến cuối những năm 60, mọi người đã "nghiện" thì lúc này bia mới bắt đầu hiếm. Lúc nhỏ bọn tôi còn nghịch một trò này rất hay: Lấy nhựa đường phết một đoạn dài đường ray tàu điện, khi tàu chạy qua, do lớp nhựa đường cách điện, dòng điện lúc có lúc không nên giữa bánh tàu điện và đường ray phát ra những luồng hồ quang rực rỡ như lửa hàn rất đẹp. Còn bạn gì nói ở Ngã Tư Sở ngày xưa, tôi còn nhớ hồi đó (những năm 50 - 60) cả Ngã Tư Sở chỉ được chiếu sáng bằng một ngọn đèn dây tóc (khoảng 100w). Các đường khác như đường Vĩnh Hồ (Tây Sơn bây giờ), đường Tàu Bay (Trường Chinh) đường Cầu Mới (Nguyễn Trãi) và đường Láng đều không có đèn. Những hôm trở giời, mưa gió, ngọn đèn này đung đưa mãi trong ký ức tuổi thơ của tôi. Xung quanh ngọn đèn, hàng trăm con cà cuống bay lượn. Bọn trẻ chúng tôi thường băt cà cuống về để luộc ăn, còn cà cuống cay thì ngâm nước mắm ăn ngon tuyệt. Tôi có một anh bạn, đến tận bây giờ nếu cần vẽ lại sơ đồ Ngã Tư Sở ngày xưa, anh ta có thể vẽ được từng ngôi nhà. Nhà đó của ai? Có bao nhiêu người? Tên những người đó là gì? Thời đó Ngã Tư Sở như một hòn đảo. Từ trung tâm Ngã Tư Sở đi lên đường Vĩnh Hồ chỉ đến rạp Đống Đa là hết nhà, đi về phía đường Tàu Bay chỉ đến đoạn Vương Thừa Vũ là hết nhà. Còn đường Cầu Mới thì có đến Trung Tâm dịch Vụ Ngã Tư Sở, đường Láng thì đến đoạn trường Đảng Lê Hồng Phong. Vì là một hòn đảo như thế cho nên con trai, con gái Ngã Tư Sở thường lấy nhau mà ít khi lấy vợ hoặc chồng ở nơi khác.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top