[Funland] Nhớ lại cái thời bao cấp

laicanthan

Xe container
Biển số
OF-84069
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
8,634
Động cơ
498,076 Mã lực
Năm 93 hết báo cấp rồi, có ông gần nhà đi xe đạp mãi không cưa được gái, về bảo ông già bán 1 cái nhà ttậpp thể đang ở đi để mua xe máy, Sau mua được cái 82-89 cũng cưa được vợ nhưng cái nhà đó bây giờ 7 tỉ, còn cái xe 89 thì vẫn đang đi. Tính ra 20 năm rồi.
Hê ,hê .Còm của cụ ngắn thôi mà hay ,em là em thích :)
 

Viethathanh

Xe buýt
Biển số
OF-180313
Ngày cấp bằng
10/2/13
Số km
817
Động cơ
344,700 Mã lực
Nơi ở
0 chín 0 tái 453345
Ông cụ nhà cháu bảo thời đấy choén gái éo có BCS nên giờ về chả dám oánh trẻ con.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,102
Động cơ
667,061 Mã lực
Cụ V70 chắc cũng cùng time với cháu, học 12 cũng thinh thích một ẻm lớp dưới mà chả biết làm cách nào.
Vầng, hồi í tự lực cánh sinh, tự ủ mưu là chính chứ làm gì có mạng này mạng kia mà học hỏi với tham mưu đâu Cụ, cụ nào nhát nhát tí thì thiệt thòi :D. Vui nhất là những đợt đi lao động XHCN đắp đê với đào mương các Cụ ợ, có lý do về muộn.
 

MoonMax

Xe điện
Biển số
OF-19478
Ngày cấp bằng
4/8/08
Số km
2,736
Động cơ
528,334 Mã lực
Hồi đó bọn em đứng ở hành lang giảng đường giờ ra chơi, nhìn xuống sân thấy 2 cô bé xinh phết đang xe đạp đến đứng lơ ngơ, chắc tìm anh bạn nào. Mấy thằng bảo, đố thằng nào trêu được 2 con bé kia, một anh xung phong, để tao trêu kiểu nhà quê. Cả bọn chờ xem thế nào, chú kia thò cổ ra hô: " Áo hoa ăn ***"
=))
Cônh nhận ngày ấy thô bỉ một cách hồn nhiên nhể>:)
 

colangxxi

Xe buýt
Biển số
OF-136830
Ngày cấp bằng
2/4/12
Số km
740
Động cơ
375,792 Mã lực
Nhớ đến pháo thì em sợ.
Hồi xưa hay có mấy thói quen cực kì nguy hiểm:
1- Tự quấn pháo:
- Có lần quấn quả to vật mà vẫn dùng tuốc nơ vít để nhồi, chọc sụt thẳng vào trong mà ko nổ
- Có lần quấn quả pháo nổ: ném sập cả bức tường lớn của khu tập thể lúc gần nửa đêm (hôm sau vẫn thấy công an vào điều tra?)
2- Thả pháo ngập xuống nước cho nổ tung nước lên trời:
Một lần bị nổ khi chưa kịp xuống nước (cháy nhanh quá), vừa rời tay thì đoàng, mất 1 tuần bó kín bàn tay!
Em nhớ ngày còn bé hay thấy các anh lớn quấn quả pháo nổ bằng bùn rồi ném vào tường bắn lửa ra hay lắm mà ko nhớ cách làm.Chắc quả pháo em bôi đỏ trong bài của bác là quả pháo đó.Bác có nhớ cách làm quả này ra sao ko chỉ em với?
 

12122012

Xe buýt
Biển số
OF-171319
Ngày cấp bằng
12/12/12
Số km
670
Động cơ
349,400 Mã lực
Biển số
OF-54905
Ngày cấp bằng
13/1/10
Số km
1,609
Động cơ
464,690 Mã lực
Có nhiều kỷ niệm thời thơ ấu "bao cấp" các cụ nhỉ, cơ mà em hỏi có cụ nào ngày xưa lôi cái Condom ra thổi to tướng lên rồi thi nhau chơi trò tung tung lên í, xong lúc vỡ tan tành tranh nhau nhặt những mảnh vỡ rồi mút thành những quả bóng con tý...vui ơi là vui...hì hì
 

Leila

Xe buýt
Biển số
OF-29356
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
741
Động cơ
489,560 Mã lực
Nơi ở
Xem cái giề? Tò mò thế? :d
Thằng cu hàng xóm kém em 2 tuổi, mẹ nó làm công đoàn, ngày Tết trung thu đi mua bánh nướng bánh dẻo để phát cho con em CBCNV trong cơ quan, ông í thấy mẹ mang về nhà nhiều quá thế là nghĩ cách ăn vụng. Bố í sợ bị phát hiện nên ko dám ăn hẳn một chiếc cho đã đời mà xơi mỗi cái 1 miếng...ặc,..ặc... Khổ thân mẹ nó, công chức nghèo, làm gì có tiền mà mua đền, mà có tiền thì cũng phải mua bằng tem phiếu chứ có đc mua tự do đâu. Cô í đành phải nói thật. Đúng là con dại cái mang:). Mới đấy mà đã ba chục năm rồi. Giờ ông í giờ là cán bộ - oách phết. Thỉnh thoảng gặp nhau kể lại chuyện ngày xưa lại phì cười.
 
Chỉnh sửa cuối:

BMW_6688

Xe container
Biển số
OF-81812
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
5,622
Động cơ
481,806 Mã lực
Nơi ở
Phố cô đầu-Khâm thiên
Có nhiều kỷ niệm thời thơ ấu "bao cấp" các cụ nhỉ, cơ mà em hỏi có cụ nào ngày xưa lôi cái Condom ra thổi to tướng lên rồi thi nhau chơi trò tung tung lên í, xong lúc vỡ tan tành tranh nhau nhặt những mảnh vỡ rồi mút thành những quả bóng con tý...vui ơi là vui...hì hì
hĩ...hĩ..cái đóa ngầy xưa bọn iêm gọi là (bòy) liên xô mợ ơjh,nhưng quả thật cái của đấy ngày ấy cũng là 1 thứ đồ chơi mà.vòng ban đầu thì dùng bắn giấy quấn,còn mảnh vỡ đưa vào mép tạo tiếng kêu chíp chíp rất hay.heeeeeeeee
 

quang74

Xe buýt
Biển số
OF-91122
Ngày cấp bằng
7/4/11
Số km
907
Động cơ
413,760 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội nước
5h sáng mẹ em gọi e dậy với nhiệm vụ là cầm phiếu mua thịt và dầu thắp đèn...hic...đi xếp hàng e cầm theo cái làn và bên trong có cục gạch để xếp chỗ mỗi khi đứng xếp hàng mà mót tè quá thì để đấy chạy đi tranh thủ củ xả 1 Tý.xếp hàng mãi cũng đến lượt và mua được mấy Lạng thịt thì ít thịt nhiều mỡ như vậy cũng vui lắm rồi...hic... Bây giờ thỉnh thoảng nhớ lại miếng thịt ngày xưa nó giá trị mặc dù có mệt và khổ 1 Tý nhưng nó vui
Cụ hay xếp hàng bằng cái gì thế? Chẳng nhẽ bằng NGƯỜI? :))cháu toàn xếp bằng gạch hoặc các vật khác cho dễ ăn gian lượt :)). Gạo thì mua ở Thợ Nhuộm, dầu thì mua ở Dã Tượng hoặc Yên Thế, thịt... thì ở Nhà Thờ...:))
 

BMW_6688

Xe container
Biển số
OF-81812
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
5,622
Động cơ
481,806 Mã lực
Nơi ở
Phố cô đầu-Khâm thiên
Cụ hay xếp hàng bằng cái gì thế? Chẳng nhẽ bằng NGƯỜI? :))cháu toàn xếp bằng gạch hoặc các vật khác cho dễ ăn gian lượt :)). Gạo thì mua ở Thợ Nhuộm, dầu thì mua ở Dã Tượng hoặc Yên Thế, thịt... thì ở Nhà Thờ...:))
hê. thưa kụ rằng ngày ấy chúng em ở Thị xã Thái Bình kụ ơjh,nên cả thị xã có 2-3 cái quầy cửa hàng thực phẩm.mỗi cửa hàng chia ra 3 quầy bán thực phẩm khác nhau.và ngành hàng đó là Quầy thịt và Rau củ quả,và mắm muối.nên xếp hàng mua thịt đầu tiên,nên đến sớm đặt chỗ mình bằng 1 cái làn nhựa hay cái rổ trong cóa hòn gạch kụ ah.nếu mua 1 ngành hàng thì chúng em đứng đấy xếp hàng và gần đến lượt mình thì cô,chú,bác bao giờ chúng ưu tiên cho chúng em,còn nếu mua thịt và nước mắm thì chỉ còn cách như bây giờ mình gọi là đặt gạch xếp node kụ ơjh,để chạy đi chạy về 2 bên:))
 
Chỉnh sửa cuối:

maianh2004

Xe tải
Biển số
OF-133986
Ngày cấp bằng
10/3/12
Số km
463
Động cơ
375,420 Mã lực
A lố, a lồ, tối hôm nay tại sân bãi ... Đoàn chiếu phim chúng tôi phục vụ bà con bộ phim Ván bài lật ngửa. Xin mời bà con đến sớm ổn định chỗ ngồi...
Ăn cơm rõ sớm, mang cái ghế con con, ...
Một thời để nhớ!
 

tuấn red

Xe tải
Biển số
OF-190650
Ngày cấp bằng
20/4/13
Số km
308
Động cơ
333,142 Mã lực
Nơi ở
HK-HN
các cụ nên lập hội : x7+ đi.tôi cũng sống trong thời BC rồi,bây giờ nhớ lại thấy cũng vui.cũng một vài lần hoài niệm ra (cửa hàng mậu dịch)ở 37 Nam tràng uống bia,Nhưng thấy đồ vật trưng bầy ở đấy khg giống thời BC lắm,hơn nữa giá lại MX chán.......Trình Vt ngắn đánh chậm Các Cụ thông cảm!
 

tuấn red

Xe tải
Biển số
OF-190650
Ngày cấp bằng
20/4/13
Số km
308
Động cơ
333,142 Mã lực
Nơi ở
HK-HN
Ảnh cuối đúng là Ông con trưởng rồi,nhưng là thời kỳ sau năm 89 ở đó đã có bến xe dù.hình như do Khánh trắng hay Tuấn dậu làm trưởng bến thì phải,nhìn thằng đi xe đạp đội mũ cối giống thằng bạn Bộ đội của mình quá.
 

nguoimoivao2

Xe máy
Biển số
OF-307831
Ngày cấp bằng
15/2/14
Số km
90
Động cơ
301,100 Mã lực
Một số tư liệu thời bao cấp (chủ yếu cuộc sống sinh hoạt)

Thân gửi các bạn quản lý diễn đàn:
có một số bạn ít tuổi muốn tìm hiểu thêm về cuộc sống và sinh hoạt thời bao cấp. Chúng ta cũng đã có những buổi triển lãm. Tui mở thớt này cũng là muốn gửi đến các bạn muốn tìm hiểu chút ít tư liệu và những cấm phá cuộc sống xa xưa.
Tôi có lời trước thế này là: nếu các anh không ngại thì tôi sẽ gửi lên (bài dài nghiên cứu và biên khảo của một tác giả nhà văn quen thuộc) . Còn nếu không nên thì các anh xóa thớt là tôi biết và sẽ không gửi nữa.

Thật tình cũng chỉ muốn cho phong phú diễn đàn và góc nhìn mà thôi.

Kỳ 1:
Giai đoạn 1954-1960: Hàn gắn vết thương chiến tranh


1. Tâm thế người dân

Người Hà Nội sẽ không bao giờ quên được giây phút tuyệt vời ngày 10/10/1954, khi đoàn quân chiến thắng từ năm cánh cửa ô kéo về trong bài ca của nhạc sĩ Văn Cao: “Trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân tiến về…”.
Nhạc phẩm viết từ năm 1949, đã từng bị phê bình là lạc quan tếu. Khi cụ Hồ tiếp chuyện GS. Trần Hữu Tước, nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim và nhà văn Nguyễn Đình Thi, nghe họ ca ngợi bài hát đó là khát vọng chiến thắng, dự báo thiên tài của Văn Cao thì nhạc phẩm đó mới được phổ biến.
Trong đoàn người ra đón quân cách mạng chỉ còn là những người dân Hà Nội đặt trọn niềm tin ở chế độ mới, bởi những ai không ưa cộng sản đều đã di cư vào Nam.
Họ bảo nhau, hòa bình rồi, ăn đói mặc rét mà hưởng độc lập tự do vẫn sướng. Hòa bình, tự do, dân chủ là nguyện ước sâu xa trong lòng họ.
Chuẩn giá trị trong đời sống xã hội lúc này là lao động hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đời sống mới, xã hội mới, không hề đòi hỏi sự đãi ngộ. Người Hà Nội nô nức đi lao động ở các công trường xa thành phố, đi đắp đê Mai Lâm (Hà Nội) trong trận lụt năm 1958 hay đi lao động công ích ở đường Cổ Ngư, hồ Bảy Mẫu với niềm tin trong sáng đến lạ kỳ.
Học sinh phổ thông các trường nội thành ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định đi về nông thôn giúp dân nhổ mạ, bón ruộng hay gặt lúa cũng tưng bừng như đi dự trại hè.
Bộ phim “Cô gái công trường”, một trong những tác phẩm điện ảnh đầu tiên của Việt Nam đã phản ánh chân thực tâm thế người dân lúc đó.
Quan niệm về hạnh phúc của họ vừa trong sáng vừa có phần lãng mạn.
Bà NTT ở phố Hàng Bè kể rằng, hồi ấy bà là hoa khôi nổi tiếng, nhiều đám sang trọng, giàu có dạm hỏi, nhưng bà chỉ mê mệt anh trung đội trưởng đội mũ nan, đeo huy hiệu chiến sĩ Điện Biên nhưng không viết thạo một lá thư, đóng quân ở gần nhà.
Tâm thế người Hà Nội thời đó đều như bà NTT, thiên về lĩnh vực tinh thần, coi nhẹ vật chất. Khát vọng sống của họ là được cống hiến, được chia sẻ.

I.2. Mức sống và chất lượng sống

Trước hết, cần điểm qua kết cấu xã hội ở Hà Nội và các đô thị sau 1954.
Đa số các nhà giàu, trí thức cao cấp hoặc các gia đình có liên quan đến chính quyền cũ đều đã di cư vào Nam.
Số còn lại thuộc diện tư sản dân tộc chỉ có 861 người, kỹ sư và bác sĩ 150 người, giáo chức cấp tiểu học và trung học hơn 500 người, còn lại chủ yếu là các hộ tiểu thương, tiểu chủ.
Tính trung bình ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định cứ 2 hộ dân có một hộ tiểu thương. Trong khi đó số công nhân mất việc làm do chủ cũ di cư vào Nam ở Hà Nội 10 vạn và ở Hải Phòng là 3 vạn người.
Bộ phận công nhân viên chức ở vùng kháng chiến về Hà Nội cỡ khoảng 6 vạn người. Số này giữ cương vị chủ chốt ở các công sở, nhà máy và chỗ ở thường là nhà của người di cư, mỗi ngôi nhà có khoảng 3-5 hộ, cá biệt có nơi hàng chục hộ.
Ở khu vực thành thị còn xuất hiện thêm một tầng lớp dân cư là người miền Nam ra tập kết. Từ tháng 7/1954 đến 5/1955 có 175.000 cán bộ, chiến sĩ và 15.000 học sinh miền Nam ra sống ở các đô thị miền Bắc.
Nhìn chung, bức tranh xã hội đô thị thời đó khá phức tạp. Mô hình xã hội mới lại buộc Nhà nước phải lo giải quyết cùng một lúc các vấn đề việc làm, ăn, mặc, ở, điện, nước… cho khối cán bộ, công nhân, viên chức.
Ngoài những nỗ lực tự thân của nền kinh tế đang còn ốm yếu, giải pháp trưng thu hàng hóa của các hộ tiểu thưởng, tiểu chủ, tư sản và tước đoạt một phần diện tích nhà ở của nhiều hộ dân trung lưu chia cho cán bộ, công nhân, viên chức là không loại trừ.
Qua hơn 2 năm, những vấn đề nêu trên đã giải quyết tạm ổn, Chính phủ đề ra kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế sau chiến tranh và đã thu được một số thành tựu tương đối khả quan.
Số liệu thống kê chính thống của Nhà nước tuy còn sơ lược và kém chính xác, nhưng có thể khái quát về mức sống đô thị như sau:
- Thu nhập bình quân đầu người:
Năm 1957: 18,61 đồng/tháng;
Năm 1959: 20,39 đồng/tháng;
Năm 1960: 21,42 đồng/tháng.
- Có sự nhích dần của lương và phụ cấp trong cơ cấu thu nhập của các hộ công nhân, viên chức: năm 1957 thu nhập từ lương và phụ cấp 81,7%, từ ngoài lương (làm thêm) là 18,3%; Tương ứng cho các năm sau: 1959 là 85,8% và 14,2%; 1960 là 86,5% và 13,5%.
- Cơ cấu tiêu dùng: năm 1957 chi về ăn 70,5%, chi về sinh hoạt vật chất khác 19,4%, chi về sinh hoạt văn hóa tinh thần 10,1% ; Tương ứng cho các năm sau: 1959 là 69,5% – 21,9% – 8,6%; 1960 là 75,5% – 14,6% – 9,9%.
Các số liệu thống kê vừa nêu chỉ phản ánh phần nào đời sống của khối công nhân, viên chức Nhà nước. Để thấy rõ hơn bức tranh đời sống xã hội đô thị, ta có thể tham khảo một số cuộc phỏng vấn các nhân chứng ở độ tuổi 50 trở lên. Dưới đây là những lời kể:

  • Cụ VĐC, sinh năm 1916, làm nghề bưu tá, về hưu năm 1976, quê ở làng Yên Thái nay là phường Bưởi quận Tây Hồ – Hà Nội:
Tháng 9/1954, tôi được một cán bộ hoạt động bí mật trong nội thành đưa ra ngoại ô huấn luyện nghiệp vụ bưu điện và phát hành báo chí, chuẩn bị tiếp quản Thủ đô.
Sau đó, tôi làm chân chạy thư, báo, công văn cho UBND xã Thái Đô (gồm thị xã Nghĩa Đô và phường Bưởi bây giờ). Lương lúc ấy hưởng bằng tiền “cụ Hồ kháng chiến” là 2 vạn đồng, tương đương 50 kg gạo.
Từ năm 1958, tôi được biên chế vào ngành bưu điện, phụ trách chuyển thư, báo cho 11 khối dân cư thuộc khu Ba Đình.
Lương khởi điểm là 33,6 đồng, phụ cấp con cái từ đứa thứ ba được mỗi đứa 5 đồng. Ngoài ra nghề bưu tá mỗi tháng được 5 đồng uống nước, tiền hao mòn xe đạp cứ 10km được 5 xu, mỗi ngày đi khoảng 50 km được 2 hào rưỡi.
Vợ tôi làm nghề xeo giấy trong tổ hợp tác mới thành lập (1958), mức thu nhập khoảng 36-38 đồng/tháng.
Cộng các khoản thu nhập của gia đình cỡ 115-120 đồng/tháng. Nhà tôi 10 miệng ăn cũng tạm đủ sống.

Lúc này, Nhà nước vừa đổi tiền, mỗi công dân từ 18 tuổi trở lên chỉ được đổi 200 đồng tiền ngân hàng mới.
Với mức thu nhập như đã nói, vợ chồng tôi đủ nuôi 8 đứa con, thỉnh thoảng đi xem hát chèo, cải lương diễn lưu động ở chợ Bưởi, giá vé người lớn 4 hào, trẻ em 2 hào.


  • Ông NĐT, Phó tiến sĩ, Viện trưởng một Viện nghiên cứu lớn ở Hà Nội, sinh năm 1946, sống tại khu Thành Công, quận Ba Đình:
Quê tôi ở một xã ngoại thành, cách Hà Nội chừng 12 km. Bố mẹ tôi dọn vào nội thành ở từ năm 1949. Ông nội tôi có chút học vấn và uy tín với dân làng nên được cách mạng bố trí ra làm lý trưởng để thuận lợi che chở, giúp đỡ cán bộ kháng chiến. Bố tôi mở một xưởng xẻ gỗ nhỏ. Mẹ tôi buôn thúng bán bưng ở chợ.Khi giải phóng, gia đình tôi có 9 anh em (6 trai, 3 gái), tôi là thứ tư.Nhìn chung, từ năm 1954-1956 gia đình tôi sống tạm ổn vì Nhà nước chưa có động thái gì lớn trong chính sách kinh tế mới. Cuối năm 1956, ông nội tôi ở quê bị quy vào thành phần địa chủ cường hào ác bá, bị vu khống đủ thứ tội mà thoạt nghe như chuyện cười của Azit Nêxin. Cuối cùng cụ bị kết án và bị treo cổ ngay tại phiên tòa diễn ra ở sân vận động, nay là nhà máy ngói xi măng…May mà năm 1958 cụ được minh oan, nếu không thì đời tôi ra tóp, chẳng bao giờ ngóc đầu lên được. Năm 1958, cải tạo công thương nghiệp ở nội thành, bố tôi cũng may mắn được xếp vào diện tiểu chủ nên xưởng xẻ gỗ không bị hợp doanh.Những năm ấy giá cả bán lẻ như sau: Về gạo, gạo tám thơm hay dự hương 0,80 – 0,85% đồng/1 kg, gạo mùa 0,60 đồng/1kg, gạo chiêm 0,40 – 0,45 đồng/1 kg; Trứng gà 0,80 – 1,20 đồng/1 chục; Thịt lợn 2,5 đồng/1 kg; Cá chép tươi, cá quả, cá chày 1,80 đồng/1 kg…
Tôi còn nhớ được giá cả vì hồi đó mới 12 tuổi đã phải đi chợ, nấu ăn cho các anh lớn giúp việc bố tôi ở xưởng xẻ gỗ.

Mẹ tôi buôn bán ở chợ, tối về ngồi đếm tiền, tính ra mỗi ngày lãi được 2 – 3 đồng.
Bố và các anh tôi ở xưởng xẻ gỗ làm cật lực, kiếm được 5-7 đồng/ngày.
Với mức thu nhập ấy, gia đình tôi chỉ đủ sống ở mức ăn no, thỉnh thoảng có miếng thịt kho mặn.

Tôi có một người bạn rất thân, bây giờ là một nhà văn. Gia đình anh ấy cũng thuộc diện tiểu thương, tiểu chủ, nhưng năm đổi tiền (1958) có lẽ vẫn giấu được ít vàng nên sống khá hơn.
Mỗi lần đến nhà bạn học tổ, thấy nhà có lọ đường kính đầy, ai muốn uống thì lấy nước mưa trong bể pha và vắt quả chanh vào, chỉ ngần ấy thôi cũng đủ để tôi thèm muốn, đêm nằm mơ thấy lọ đường…


  • Cụ NQĐ, sinh năm 1917, sống ở Nam Định, thành phần tư sản công nghiệp, vợ (cụ bà BTH) buôn bán vải, tơ lụa:
Tôi sinh ra ở Thành phố Dệt, tốt nghiệp trường Thành Chung Nam Định, có học qua trường Kỹ nghệ thực hành Đông Dương trên Hà Nội. Chiến tranh xảy ra, tôi tản cư về đình làng Ngò (Thanh Hóa).Năm 1949, tôi hồi cư và mở xưởng dệt kim, có 5 máy cổ lỗ của Pháp, bé hơn rất nhiều so với xưởng của cụ Cự Doanh trên Hà Nội (80 máy). Vợ tôi mở tiệm buôn bán vải đen để bán ra vùng tự do trong Thanh – Nghệ. Gia đình có 5 con, sống ở ngôi nhà 2 tầng khá đẹp gần vườn hoa Con Cóc.
Sau giải phóng, xưởng dệt kim của tôi vẫn hoạt động bình thường, còn vợ tôi dẹp tiệm, ra bán hàng tại sạp vải ở chợ Rồng. Đời sống gia đình 3 năm đầu khá tốt, các con đi học bằng xe đạp Sterling của Anh, Marina của Pháp. Gạo ăn thường là tám xoan hay tám làn ở Giao Thủy đưa lên thành phố. Bữa ăn thường ngày đều có 4 món, do vú em quê Nghĩa Hưng nấu.

Cuộc sống gia đình bắt đầu đảo lộn từ cuối năm 1957 đầu 1958, khi vợ chồng tôi bị tập trung đi học tập cải tạo công thương nghiệp.
Theo quy định, những hộ sản xuất kinh doanh như sau thì bị liệt vào diện tư sản: thuê mướn từ 5 công nhân trở lên, có máy phát lực hoặc máy công cụ tiêu thụ 5KW/giờ, vốn trên 7.000 đồng, lãi ròng trên 3.600 đồng/năm.
[Cụ bà BTH bổ sung: Tư sản thương nghiệp thì vốn lưu động và hàng hóa hiện hữu tại thời điểm kê khai đạt 10.000 đồng trở lên. Quy định như vậy đã là thậm vô lý, nhưng ở Nam Định hồi đó, hễ ai có chút máu mặt là bị tìm cách đưa vào diện cải tạo, cửa hiệu, hàng hóa dễ bề mất không].

Tôi bị tập trung đi lao động cải tạo 6 tháng. Ở nhà, toàn bộ xưởng dệt và cả hàng hóa của vợ tôi bị trưng thu. Mấy đứa con, vì thế, học giỏi mà không được thi vào đại học, phải tình nguyện đi lao động ở các công – nông – lâm trường, sống khổ cực, hàng tháng vợ tôi phải đi xe đạp vượt trăm cây số để đem cho chúng, mỗi nhà liễn mỡ lợn và vài cân cá khô ăn dè.


  • Ông TBN, sinh năm 1944, kỹ sư cơ khí giao thông, hiện là phó vụ trưởng ở một bộ quan trọng, sống ở Thanh Xuân – Hà Nội:
Cha tôi là TVK, trước năm 1954 làm thư ký tòa án Đại hình ở Hà Nội. Cụ là viên chức mẫu mực do Pháp đào tạo cả về năng lực làm việc và phong cách sống.
Sau giải phóng, theo Hiệp định Giơ–ne–vơ (Geneva), cụ là viên chức lưu dung ngành tòa án, mức lương 240 đồng/tháng (tiền ngân hàng mới năm 1958).
Mức lương ấy so với giá cả sinh hoạt là rất cao. Mẹ tôi chỉ ở nhà lo việc nội trợ.
Nhà tôi có 6 anh em, tôi là con cả, sống rất no đủ những năm 50. Sáng nào cũng vậy, khoảng 8 giờ có chị hàng hoa ở Ngọc Hà đem hoa đến cho gia đình.
Bố tôi sống và làm việc như một chiếc đồng hồ báo thức: 5 giờ 30 đi tập thể dục ở vườn hoa Hàng Đậu, sau đó về ăn sáng, uống cà phê, đi làm. Hết giờ làm việc ông về nhà tắm rửa rồi lững thững dạo phố, đọc báo ở cửa tòa báo Quân đội nhân dân trên đường Phan Đình Phùng và ăn tối vào 19 giờ. Chủ nhật, bố tôi thường về quê ngoại ở làng Đại Mỗ bắn chim hay câu cá. Có lẽ ông là người có công lớn, góp phần giúp Chính phủ hình thành hệ thống tổ chức ngành tòa án và quy trình tố tụng từ sơ thẩm, phúc thẩm đến giám đốc thẩm.

Cuối năm 1959 đầu 1960, bố tôi được học tập và vận động viết đơn tình nguyện không nhận lương công chức lưu dung nữa, chỉ xin nhận lương 64 đồng. Bắt đầu từ đây, gia đình sống khá gieo neo. Mẹ tôi phải đi làm công nhật, nắm than tiết kiệm từ tro của nhà máy điện Yên Phụ trộn với than cám và bùn lấy ở hồ Trúc Bạch, được 1,4-1,6 đồng/ngày.
Tuy nhiên, bố tôi chỉ cho phép cắt giảm khẩu phần ăn, còn mọi sinh hoạt gia đình, nếp sống cá nhân không thay đổi. Điển hình là quần áo, ở nhà vá chằng vá đụp, nhưng ra đường ai cũng phải có bộ tươm tất. Nó khác hẳn với nhiều gia đình công chức, ở nhà mới dám mặc quần áo đẹp, ra đường lại vá chằng vá đụp.

Bạn bè thường khuyên cha tôi bán vàng và đồ đạc quý trong nhà làm vốn, cho mẹ tôi đi buôn bán nhì nhằng ở chợ Đồng Xuân, nhưng cụ không nghe. Cụ thường bảo các con: “Thời thế, thế thời phải thế. Đạo làm người trong thiên hạ lấy việc phụng sự quốc gia làm đầu”. Thế nhưng, có nhiều đêm vì thương vợ con, cụ đã khóc thầm.
Sau này, khi bị thuyên chuyển từ tóa án tối cao về cấp thành phố, rồi về cấp khu làm anh “mõ tòa”, cụ vẫn chuyên cần làm việc như một cái máy, chủ nhật vẫn về quê ngoại bắn chim, câu cá. Có lẽ nhờ cha tôi tỉnh táo, nhẫn chịu nên tôi mới được vào đại học để có vị thế xã hội như bây giờ.

(còn tiêp)
 
Chỉnh sửa cuối:

f40fd

Xe điện
Biển số
OF-24154
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,026
Động cơ
512,228 Mã lực
Hay đấy bác ạ, chúc bác dẻo tay post tiếp ~o)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top