[Funland] Nhờ đọc hộ dòng chữ Tiếng Trung !

Tonkin Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-386471
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
3,481
Động cơ
268,970 Mã lực
Nơi ở
P204 - 18 Yên Ninh - HN.
Website
shopyeuthuong.vn
Bốn chữ trên bảng là "Phương Tiện Pháp Môn" (方便法门), chữ Nho ngày xưa viết ngược từ phải qua trái.

1. Bốn chữ này theo tôi biết thì trích từ Kinh Pháp Hoa nhà Phật, ý nói "Cách dễ dàng để đạt được Phật pháp".

Nếu là đề tên cổng thì có nghĩa quảng cáo "Đây là cánh cổng mà bước vào thì dễ dàng đạt pháp".

2. "Phương Tiện Pháp Môn" còn có nghĩa thứ hai là "Các thức dễ dàng để đạt mục đích". Một ví dụ hơi bậy là thế này: Lúc trẻ các cụ chưa vợ có nhu cầu giải tỏa. Có 3 cách: a/ Quay tay, b/ Ra Trần Duy Hưng và c/ Ấn độ. Trong 3 cách thì cách a/ QUay tay là dễ, an toàn và ít tốn kém nhất. Thế thì quay tay chính là Phương tiện pháp môn để đạt giải tỏa.
Ở SG thì ra đâu hở cụ ;))
 

fromantoan

Xe tăng
Biển số
OF-8767
Ngày cấp bằng
23/8/07
Số km
1,386
Động cơ
542,927 Mã lực
Nơi ở
dưới Phòng ấy mà
Có câu truyện cười về chữ và phát âm tiếng Trung , nếu chỉ nghe mà không nhìn mặt chữ thì không hiểu nội dung câu truyện là gì - toàn sư sư sư .

施氏食獅史 shī shì shí shī shǐ Story of Shi Eating the Lions (Thi thị thực sư sử)
石室詩士施氏, shí shì shī shì shī shì, A poet named Shi lived in a stone room,
嗜獅, 誓食十獅. shì shī, shì shí shí shī. fond of lions, he swore that he would eat ten lions.
氏時時適市視獅. shì shí shí shì shì shì shī. He constantly went to the market to look for ten lions.
十時, 適十獅適市. shí shí, shì shí shī shì shì. At ten o'clock, ten lions came to the market
是時,
適施氏適是市. shì shí, shì shī shì shì shì shì. and Shi went to the market.
氏視是十獅,
恃矢勢, shì shì shì shí shī, shì shǐ shì, Looking at the ten lions, he relied on his arrows
使是十獅逝世. shǐ shì shí shī shì shì. to cause the ten lions to pass away.
氏拾是十獅屍,
適石室. shì shí shì shí shī shī, shì shí shì. Shi picked up the corpses of the ten lions and took them to his stone room.
石室濕,
氏使侍拭石室. shí shì shī, shì shǐ shì shì shí shì. The stone room was damp. Shi ordered a servant to wipe the stone room.
石室拭,
氏始試食十獅屍. shí shì shì, shì shǐ shì shí shí shī shī. As the stone den was being wiped, Shi began to try to eat the meat of the ten lions.
食時, 始識十獅屍, shí shí, shǐ shì shì shí shī shī, At the time of the meal, he began to realize that the ten lion corpses
實十石獅屍. shí shí shí shī shī. were in fact were ten stone lions.
試釋是事. shì shì shì shì Try to explain this matter.
 

ngắmgiăng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-402185
Ngày cấp bằng
22/1/16
Số km
2,914
Động cơ
251,529 Mã lực
Thế quái nào cháu lại nom ra chữ "tám đỏ hai lèo".
 

stone_lamp

Xe điện
Biển số
OF-88752
Ngày cấp bằng
17/3/11
Số km
2,815
Động cơ
952,892 Mã lực
Tôi mới sưu tầm được bức hình chụp Chùa Báo Ân nằm bên Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội (đã bị Pháp phá năm 1899), trên hình có dòng chữ tiếng Trung, bác nào biết tiếng Trung thì dịch hộ, cảm ơn!



Muốn copy lại ảnh vui lòng ghi rõ nguồn: https://www.otofun.net/threads/nhung-buc-anh-dep-ve-xu-dong-duong-thuoc-phap-100-nam-truoc-nao.1364654/page-22#post-42927522
Đây là chữ ngày xưa các cụ ta hay viết, trước khi có chữ latin. Cụ đừng cho là tiếng Trung để nâng cao quan điểm gì
 

kuok

Xe buýt
Biển số
OF-22344
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
557
Động cơ
500,293 Mã lực
Thật ra đọc mấy chữ này thì không phải biết tiếng Trung mà phải gọi là biết chữ Hán Nôm + Hán Việt vì tiếng Trung hiện tại sử dụng bộ chữ giản thể (dùng ở TQ, SIngapore... và phổ biến trong cộng đồng người Hoa thế giới) còn trong các đình chùa miếu mạo nhà ta lại dùng chữ phồn thể, chữ Hán có từ ngày trước mà hiện tại Đài Loan , Ma Cao đang dùng. Mấy người TQ sang bên Việt nam đưa mấy cuốn sách cổ, đọc vài cuốn thư, câu đối mà chỉ nhận ra vài chữ, còn lại là chịu cứng , may ra ai thích văn tự cổ thì còn biết được. Đã thế, nội dung viết lại sử dụng Văn Ngôn / Cổ Văn (hành văn khó hiểu, thâm thúy) chứ không dùng Bạch Thoại (vốn là cách nói phổ thông hàng ngày) nên kể cả có biết nội dung chữ nhưng muốn diễn tả ra cách nói thông thường cũng cần phải có kiến thức và hiểu biết. Ví dụ như bài hịch Bình Ngô Đại Cáo , câu đầu có ghi là : ﹕仁義之舉,要在安民, nếu phiên ra tiếng Hán Việt là : Nhân nghĩa chi cử, yếu tại yên dân. Dĩ nhiên mấy anh TQ hiện đại nhìn thì đọc chữ được chữ không (trong tiếng Hán giản thể thì câu đó sẽ được ghi lại là 仁 义 之 举, 要在安民 chữ nghĩa và cử đã khác rồi) nhưng kể cả hiểu được nội dung từng chữ thì cũng lúng túng để diễn tả nội dung vì cách hành văn khác lạ (không chỉ trong hiện tại mà so với thời đó thì dân thường khi nói chuyện cùng nội dung cũng không dùng như thế, ví dụ chữ chi khi nói chẳng ai dùng, lẽ ra chỉ cần Cử nhân nghĩa yếu tại yên dân thôi ) nên ta phiên nghĩa của câu đó là: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.

Nhưng có 1 cái lạ là trong cái câu viết trên chùa Báo Ân sao chữ Môn lại dùng là - chữ giản thể, lẽ ra nó phải dùng chữ Hán cổ phồn thể là 門 . Hay là chữ này đã có cải cách sửa chữ rồi.
Em biết tại sao viết chữ 门 nhưng không giải thích. Các cụ ở đây ghét tầu lắm
 

Suny39

Xe buýt
Biển số
OF-471285
Ngày cấp bằng
18/11/16
Số km
975
Động cơ
205,027 Mã lực
May là mấy chữ này chỉ có chữ mén là giản thể 门 vs 門, mà thuộc loại phổ biến nên chắc ai cũng đọc được.
Ở mà cụ nói em mới để ý chính ra các cụ nhà
mình dùng giản thể lâu phết rồi đấy nhỉ :D
Em cũng thắc mắc tại sao chữ giản thể có từ đời Mao mà sao thời đó ở VN lại có chữ giản thể được?
 

fromantoan

Xe tăng
Biển số
OF-8767
Ngày cấp bằng
23/8/07
Số km
1,386
Động cơ
542,927 Mã lực
Nơi ở
dưới Phòng ấy mà
Em biết tại sao viết chữ 门 nhưng không giải thích. Các cụ ở đây ghét tầu lắm
Em cũng không rõ tại sao viết chữ Môn như thế vì về các cổng làng , cổng thành đều viết chữ Môn phồn thể. Ngay chữ Văn Miếu Môn cũng dùng chữ Môn kia:


Tìm toét mắt trên mạng chỉ thấy - Nhưng chữ môn giản thế này trước đó không thấy ai dùng, chỉ sau 1949 nước CHND Trung Hoa ra đời mới phổ biến chữ giản thể mới sử dụng rộng rãi chữ môn giản thể này.
Thuyết giải
门, bộ 门, kết cấu độc thể, chữ tượng hình. Chữ 门 này từ thảo thư mà ra, thấy ở tả bản Đôn Hoàng 敦煌, Tổ đường tập 祖堂集 san khắc đời Tống.
门 có thể được dùng làm thiên bàng giản hoá, như: 闷 (悶), 扪 (捫) v.v...
Chữ 門, tự nó là một bộ.
 

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
41
Em cũng không rõ tại sao viết chữ Môn như thế vì về các cổng làng , cổng thành đều viết chữ Môn phồn thể. Ngay chữ Văn Miếu Môn cũng dùng chữ Môn kia:


Tìm toét mắt trên mạng chỉ thấy - Nhưng chữ môn giản thế này trước đó không thấy ai dùng, chỉ sau 1949 nước CHND Trung Hoa ra đời mới phổ biến chữ giản thể mới sử dụng rộng rãi chữ môn giản thể này.
Thuyết giải
门, bộ 门, kết cấu độc thể, chữ tượng hình. Chữ 门 này từ thảo thư mà ra, thấy ở tả bản Đôn Hoàng 敦煌, Tổ đường tập 祖堂集 san khắc đời Tống.
门 có thể được dùng làm thiên bàng giản hoá, như: 闷 (悶), 扪 (捫) v.v...
Chữ 門, tự nó là một bộ.
nhưng riêng chữ Môn đã là vấn đề , đó là giản thể và phồn thể
đây là phồn thể 虧使法門, đây là giản thể 亏使法门

phần lớn chữ giản thể có từ thời Mao 1940- 1950
giản thể sớm nhất có trên văn bản là từ những đầu năm 1900-1910
thời Hoàng Phi HÙng, Thiên Địa Hội, Bài Thanh Phục MInh
những phong trào mới để làm đơn giản chữ viết cho quần chúng để đưa quốc dân đi lên

như vậy ,
nếu xét về lịch sử chữ viết, riêng chữ Môn trong tấm hình
thì chúng ta phải suy ngẫm lại

vì sách sử Việt nam vẫn viết năm 1888 Pháp phá chùa BẢo Ân xây bưu điện
nhưng tấm hình này thì là chính thức năm nào?
mà có chữ giản thể môn 门 này thay vì môn 門 này?

có rất nhiều đình chùa xây sau này vẫn dùng chữ môn 門 này ở Việt Nam
vậy cớ gì mà ngôi chùa BẢo Ân này từ thời xa
xa xôi như thế lại dùng chữ Môn 门 này?

hay lúc này chỉ là chữ tạm được gắn vào thời điểm cuối?
có thể giải thích Pháp đến đánh phá, chiến tranh, nên chùa phải trùng tu lại?

hay có thể là THiên Địa Hội đã lan qua Việt Nam lúc này
hay những người Hoa theo phong trào Bài Thanh Phục Minh đã ảnh hưởng chữ viết này?

như vậy năm 1888 mà Pháp phá chùa xây bưu điện, phải xét lại
có thể trễ hơn, hay họ chỉ tính cái bưu điện bên hông nhìn ra quảng trường Lý THái Tổ

nếu như thế thì khi họ xây tòa nhà đó , thì chùa Bảo Ân vẫn còn tồn tại song song
chùa Bảo Ân chỉ được phá khi họ xây thêm tòa nhà mới hướng ra Hồ Gươm
như vậy năm 1888 phải lùi thêm ít nhất 20 năm sau
Nguồn: https://www.skyscrapercity.com/showthread.php?p=152343948#post152343948
 

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
41
Em cũng không rõ tại sao viết chữ Môn như thế vì về các cổng làng , cổng thành đều viết chữ Môn phồn thể. Ngay chữ Văn Miếu Môn cũng dùng chữ Môn kia:


Tìm toét mắt trên mạng chỉ thấy - Nhưng chữ môn giản thế này trước đó không thấy ai dùng, chỉ sau 1949 nước CHND Trung Hoa ra đời mới phổ biến chữ giản thể mới sử dụng rộng rãi chữ môn giản thể này.
Thuyết giải
门, bộ 门, kết cấu độc thể, chữ tượng hình. Chữ 门 này từ thảo thư mà ra, thấy ở tả bản Đôn Hoàng 敦煌, Tổ đường tập 祖堂集 san khắc đời Tống.
门 có thể được dùng làm thiên bàng giản hoá, như: 闷 (悶), 扪 (捫) v.v...
Chữ 門, tự nó là một bộ.



Sơ đồ chủa Báo Ân do trường Viễn Đông Bác Cổ vẽ lại


Tháp Hoà Phong, di tích duy nhất còn sót lại của chùa Báo Ân

Bức ảnh chụp cổng Tam Quan chùa Báo Ân nhìn từ trên cao, hướng ra phía xa là Hồ Gươm
 

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
41
Có câu truyện cười về chữ và phát âm tiếng Trung , nếu chỉ nghe mà không nhìn mặt chữ thì không hiểu nội dung câu truyện là gì - toàn sư sư sư .

施氏食獅史 shī shì shí shī shǐ Story of Shi Eating the Lions (Thi thị thực sư sử)
石室詩士施氏, shí shì shī shì shī shì, A poet named Shi lived in a stone room,
嗜獅, 誓食十獅. shì shī, shì shí shí shī. fond of lions, he swore that he would eat ten lions.
氏時時適市視獅. shì shí shí shì shì shì shī. He constantly went to the market to look for ten lions.
十時, 適十獅適市. shí shí, shì shí shī shì shì. At ten o'clock, ten lions came to the market
是時,
適施氏適是市. shì shí, shì shī shì shì shì shì. and Shi went to the market.
氏視是十獅,
恃矢勢, shì shì shì shí shī, shì shǐ shì, Looking at the ten lions, he relied on his arrows
使是十獅逝世. shǐ shì shí shī shì shì. to cause the ten lions to pass away.
氏拾是十獅屍,
適石室. shì shí shì shí shī shī, shì shí shì. Shi picked up the corpses of the ten lions and took them to his stone room.
石室濕,
氏使侍拭石室. shí shì shī, shì shǐ shì shì shí shì. The stone room was damp. Shi ordered a servant to wipe the stone room.
石室拭,
氏始試食十獅屍. shí shì shì, shì shǐ shì shí shí shī shī. As the stone den was being wiped, Shi began to try to eat the meat of the ten lions.
食時, 始識十獅屍, shí shí, shǐ shì shì shí shī shī, At the time of the meal, he began to realize that the ten lion corpses
實十石獅屍. shí shí shí shī shī. were in fact were ten stone lions.
試釋是事. shì shì shì shì Try to explain this matter.


Có điều rất khó hiểu là Cổng Tam Quan Văn Miếu và Cổng Tam Quan chùa Báo Ân, xét về lịch sử thì có lẽ niên đại same same nhau, nhưng tại sao cổng Tam Quan Văn Miếu lại ghi chữ Môn kiểu Phồn thể, còn Tam Quan chùa Báo Ân lại ghi chữ Môn kiểu giản thể?
Theo sách lịch sử chính thống thì chữ giản thể đầu tiên được biêt đến ở Trung Quốc là giai đoạn vận động cách mạng Tân Hợi, khoảng sau năm 1900 tới trước năm 1912, trong khi các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng chùa Báo Ân đã bị Pháp phá đi để xây bưu điện vào năm 1888 ?
Có lẽ việc Pháp cho phá chùa Báo Ân còn phải tranh luận, vì so sánh hai cây đèn đường đốt bằng dầu hỏa, một cái chụp ở Sài Gòn khoảng năm 1896, cái kia chụp chùa Báo Ân, thấy rằng đó chỉ là một kiểu đèn đường. Suy ra bức ảnh chụp chùa Báo Ân chắc chắn nằm trong khoảng năm 1890 - 1896,





 
Chỉnh sửa cuối:

Vô Dụng

Xe tăng
Biển số
OF-377967
Ngày cấp bằng
16/8/15
Số km
1,206
Động cơ
283,581 Mã lực
Nơi ở
Vô Gia Cư

Có điều rất khó hiểu là Cổng Tam Quan Văn Miếu và Cổng Tam Quan chùa Báo Ân, xét về lịch sử thì có lẽ đều được xây dựng dưới thời Tổng Đốc Hà Ninh Nguyễn Đăng Giai, khoảng 1842, nhưng tại sao cổng Tam Quan Văn Miếu lại dùng Môn Phồn thể, còn Tam Quan chùa Báo Ân lại dùng Môn giản thể?
Cháu chưa hiểu ý cụ lắm, cụ đặt vấn đề này ra để làm gì?
 

fromantoan

Xe tăng
Biển số
OF-8767
Ngày cấp bằng
23/8/07
Số km
1,386
Động cơ
542,927 Mã lực
Nơi ở
dưới Phòng ấy mà
Cháu chưa hiểu ý cụ lắm, cụ đặt vấn đề này ra để làm gì?
Cũng chỉ là cùng tìm hiểu thêm về học thuật và lịch sử mà thôi, có lẽ nó còn có ích và không phải là rác như mấy thớt nhảm kiểu bàn tay mểm mại mịn màng , kiểu hôm nay tôi buồn mà không hiểu vì sao buồn rồi tán nhau qua lại, vân vân và mây mây.
 

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
41
Cũng chỉ là cùng tìm hiểu thêm về học thuật và lịch sử mà thôi, có lẽ nó còn có ích và không phải là rác như mấy thớt nhảm kiểu bàn tay mểm mại mịn màng , kiểu hôm nay tôi buồn mà không hiểu vì sao buồn rồi tán nhau qua lại, vân vân và mây mây.
chữ viết phồn thể hay giản thể thì cũng có vài điều
thứ nhất là trong các văn bản dài dòng, nhiều chữ nên người ta mới chọn giản thể

chứ phồn thể vẫn được trọng dụng cho các bình phong, tên công trình to lớn
các nơi di tích lịch sử, đền chùa, miếu mạo

thành ra cái cổng đó chỉ có 4 chữ ngắn gọn và là nơi tu tập, chùa
thì không nhất thiết phải dùng giản thể, thành ra tấm hình đó khá là lạ
nghi vấn này còn phải tra cứu thêm

Bức hình chụp Tam Quan Văn Miếu này thể hiện rõ chữ MÔN vẫn ghi theo Phồn thể, tại sao chữ MÔN của Tam Quan chùa Báo Ân lại ghi theo giản thể? Trong khi chùa Báo Ân đã bị Pháp phá năm 1888, sau thời điểm này cũng không thấy bất kỳ tấm hình nào về chùa Báo Ân còn xuất hiện nữa, chứng tỏ những niên đại sách báo nói không phải là không có căn cứ. Lẽ nào, các cụ nhà ta đã tự cải tiến chữ MÔN từ phồn thể thành giản thể còn trước cả các cụ bên China ?
Nếu suy luận này là đúng thì thật đáng tự hào vì các cụ nhà ta còn tiến bộ hơn cả China, vì bên China sau năm 1900 mới manh nha phong trào cải tiến chữ Hán, và đến những năm 1940 thì chữ giản thể mới xuất hiện công khai tại các nơi công cộng, trong khi ở Việt Nam trước năm 1888 đã ghi công khai chữ giản thể rồi.
Nên nhớ thời điểm trước năm 1888 ở Hà Nội vẫn có quan Kinh Lược, là người giữ chức vụ cao nhất của triều đình tại Bắc Kỳ, việc ghi chữ không đúng "chuẩn" có thể bị chém đầu, là tội khi quân, vì chữ hồi đó là "chữ vua ban", không phải chữ của dân, nên không ai dám ghi tự tiện đâu.
Đôi dòng tâm huyết muốn trao đổi cùng Cụ, chúc Cụ luôn mạnh khẻo!
 
Chỉnh sửa cuối:

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,583
Động cơ
893,857 Mã lực
Nơi ở
Hà nội

Có điều rất khó hiểu là Cổng Tam Quan Văn Miếu và Cổng Tam Quan chùa Báo Ân, xét về lịch sử thì có lẽ niên đại same same nhau, nhưng tại sao cổng Tam Quan Văn Miếu lại ghi chữ Môn kiểu Phồn thể, còn Tam Quan chùa Báo Ân lại ghi chữ Môn kiểu giản thể?
Theo sách lịch sử chính thống thì chữ giản thể đầu tiên được biêt đến ở Trung Quốc là giai đoạn vận động cách mạng Tân Hợi, khoảng sau năm 1900 tới trước năm 1912, trong khi các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng chùa Báo Ân đã bị Pháp phá đi để xây bưu điện vào năm 1888 ?
Có lẽ việc Pháp cho phá chùa Báo Ân còn phải tranh luận, vì so sánh hai cây đèn đường đốt bằng dầu hỏa, một cái chụp ở Sài Gòn khoảng năm 1896, cái kia chụp chùa Báo Ân, thấy rằng đó chỉ là một kiểu đèn đường. Suy ra bức ảnh chụp chùa Báo Ân chắc chắn nằm trong khoảng năm 1890 - 1896,





Chữ Môn giản thể có thể xuất phát từ chữ Hán-nôm của mình. Không biết chữ Hán-nôm của mình có nhiều chữ giản thể giống tiếng Trung bây giờ hay không? Trong từ điển chữ nôm bao gồm cả phồn thể và giản thể của chữ "Môn".
 

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
41
Chữ Môn giản thể có thể xuất phát từ chữ Hán-nôm của mình. Không biết chữ Hán-nôm của mình có nhiều chữ giản thể giống tiếng Trung bây giờ hay không? Trong từ điển chữ nôm bao gồm cả phồn thể và giản thể của chữ "Môn".
Bức hình chụp Tam Quan Văn Miếu này thể hiện rõ chữ MÔN vẫn ghi theo Phồn thể, tại sao chữ MÔN của Tam Quan chùa Báo Ân lại ghi theo giản thể? Trong khi chùa Báo Ân đã bị Pháp phá năm 1888, sau thời điểm này cũng không thấy bất kỳ tấm hình nào về chùa Báo Ân còn xuất hiện nữa, chứng tỏ những niên đại sách báo nói không phải là không có căn cứ. Lẽ nào, các cụ nhà ta đã tự cải tiến chữ MÔN từ phồn thể thành giản thể còn trước cả các cụ bên China ?
Nếu suy luận này là đúng thì thật đáng tự hào vì các cụ nhà ta còn tiến bộ hơn cả China, vì bên China sau năm 1900 mới manh nha phong trào cải tiến chữ Hán, và đến những năm 1940 thì chữ giản thể mới xuất hiện công khai tại các nơi công cộng, trong khi ở Việt Nam trước năm 1888 đã ghi công khai chữ giản thể rồi.
Nên nhớ thời điểm trước năm 1888 ở Hà Nội vẫn có quan Kinh Lược, là người giữ chức vụ cao nhất của triều đình tại Bắc Kỳ, việc ghi chữ không đúng "chuẩn" có thể bị chém đầu, là tội khi quân, vì chữ hồi đó là "chữ vua ban", không phải chữ của dân, nên không ai dám ghi tự tiện đâu.
Đôi dòng tâm huyết muốn trao đổi cùng Cụ, chúc Cụ luôn mạnh khẻo!
 

phiendasau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-334448
Ngày cấp bằng
12/9/14
Số km
6,754
Động cơ
331,418 Mã lực
Em cũng thắc mắc tại sao chữ giản thể có từ đời Mao mà sao thời đó ở VN lại có chữ giản thể được?
Ai bảo cụ chữ giản thể có từ đời Mao vậy? Trước đó giản thể , phồn thể đã song song tồn tại rồi. Thời Mao chỉ là chuyển hết sang dùng giản thể thôi!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top