[Funland] Nhờ dịch hộ câu đối

Xinxàphòng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-357212
Ngày cấp bằng
8/3/15
Số km
2,685
Động cơ
298,968 Mã lực
Nơi ở
bờ giếng
Bài của Anh ThreeSearch giảng ở forum nước ngoài vào tết âm lịch năm 2014. 5 năm rồi, bây giờ copy và paste lại.

Các em thân mến,

Hôm nay anh ThreeSearch giảng cho các em về âm lịch và thiên văn học.

Ở châu á chẳng có thứ lịch nào gọi là âm lịch cả, chỉ có duy nhất một thứ lịch của người hồi giáo gọi là âm lịch mà thôi.

Tất cả các thứ lịch của trung quốc, việt nam, triều tiên... không phải là âm lịch mà là âm dương lịch. âm dương lịch nghĩa là gì? nghĩa là chỉ có 12 tháng âm là dựa theo mặt trăng, còn lại 24 tiết khí của năm âm lịch đều dựa theo mặt trời cả.


Để trồng trọt cày cấy, người nông dân căn cứ vào 24 tiết khí sau đây của năm âm lịch:

Lập xuân
Vũ thủy
Kinh trập
Xuân phân
Thanh minh
Cốc vũ

Lập hạ
Tiểu mãn
Mang chủng
Hạ chí
Tiểu thử
Đại thử

Lập thu
Xử thử
Bạch lộ
Thu phân
Hàn lộ
Sương giáng

Lập đông
Tiểu tuyết
Đại tuyết
Đông chí
Tiểu hàn
Đại hàn

Tất cả 24 tiết khí để trồng trọt cày cấy này đều dựa trên mặt trời mà tính chứ không phải dựa vào mặt trăng.

Ví dụ

ngày lập xuân là ngày 4-5 tháng 2 dương lịch
ngày xuân phân là ngày 20-21 tháng 3 dương lịch

những ngày tiết khí này không thay đổi hàng năm bởi vì chúng căn cứ vào chuyển động biểu kiến của mặt trời

Vì vậy đừng bao giờ các em nói rằng âm lịch việt nam là nông lịch dựa vào con trăng để trồng trọt cày cấy. Nói như vậy là sai bét nhè vì thiếu hiểu biết.


Nhân nói về 24 tiết khí của âm lịch việt nam, nếu các em muốn biết tàu vay mượn âm lịch của việt nam hay việt nam vay mượn âm lịch của tàu thì rất dễ.

Các em cứ nhìn vào tiết khí mùa đông là biết liền:
Lập đông
Tiểu tuyết
Đại tuyết
Đông chí
Tiểu hàn
Đại hàn


Việt nam là nước phương nam, nằm ở bán cầu bắc, gần xích đạo, chẳng bao giờ có tuyết. vậy mà âm lịch của người việt nam lại có tiết khí: Tiểu tuyết, Đại tuyết?

Vậy thì các em đừng bao giờ nói rằng tàu vay mượn âm lịch của việt. Nhiều em còn đi xa hơn, nói tàu vay mượn ngày tết 1 tháng 1 âm lịch của việt nam để ăn? Nói như vậy là thiếu hiểu biết. nói càn nói đại. tiết khí Tiểu tuyết, Đại tuyết mượn của người ta mà lại nói người ta mượn ngày tết 1 tháng 1 của mình thì có hợp logic không?

Có em vì thiếu hiểu biết nên nói rằng ăn tết vào ngày 1 tháng 1 âm lịch là đúng tháng đầu của năm mới. Tại sao tháng 1 âm lịch không phải là tháng bắt đầu năm âm lịch? bởi vì tháng 1 âm lịch là tháng dần. theo 12 con giáp thì dần không thể đứng đầu được, phải là tháng tý đứng đầu mới đúng là tháng đầu năm mới. chọn ăn tết vào tháng dần (tháng 1 âm lịch) là do hoàng đế trung hoa chỉ định và bắt buộc trung quốc và các chư hầu ăn tết tháng này.

Bây giờ anh ThreeSearch giảng về thiên văn học cho các em. Trong 24 tiết khí mà âm lịch dựa trên chuyển động biểu kiến của mặt trời, có 4 tiết khí đặc biệt rất quan trọng, đó là:

Xuân Phân 20-21 tháng 3 dương lịch
Hạ Chí 21-22 tháng 6 dương lịch
Thu Phân 23-24 tháng 9 dương lịch
Đông Chí 21-22 tháng 12 dương lịch

bốn tiết khí này là chuyển động biểu kiến của mặt trời so với đường xích đạo của trái đất mà tính ra. ngày xảy ra bốn tiết khí này vì tính theo mặt trời nên không thay đổi hàng năm.

bốn ngày Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân, Đông Chí theo thiên văn học là 4 ngày bắt đầu của mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, và mùa đông.

Vì vậy đừng bao giờ các em nói rằng ăn tết ngày 1 tháng 1 âm lịch là ngày đầu mùa xuân, ăn tết vào ngày 20 - 21 tháng 3 dương lịch mới đúng là ngày đầu xuân.

ngày 1 tháng 1 âm lịch thường rơi quanh quẩn trước hoặc sau ngày lập xuân 4 - 5 tháng 2 dương lịch vài ngày. ngày lập xuân rất lạnh. Vì vậy đừng bao giờ các em nói chuyện thiếu hiểu biết rằng ăn tết ngày 1 tháng 1 âm lịch là ngày đầu xuân ấm áp, vạn vật sinh sôi nảy nở.

Trên thực tế, nếu ăn tết quanh quẩn ngày lập xuân lại là thời gian lạnh nhất. tết âm lịch ngày 10-11 tháng 2 dương lịch năm vừa qua hà nội rất lạnh, bởi vì ngày 10-11 tháng 2 dương lịch chỉ cách ngày lập xuân 4-5 tháng 2 dương lịch có mấy ngày nên thời tiết rất lạnh.

vì sao có chuyện ngày lập xuân rất lạnh? cái này là do độ trễ của bầu khí quyển trái đất.

Đông chí và xuân phân cách nhau 91 ngày, lập xuân ở vào giữa 2 tiết khí này tức là sau đông chí 45 ngày nếu chỉ căn cứ vào vấn đề của quả đất về thiên văn học thì lập xuân coi là bắt đầu của mùa xuân đại để là chính xác, vì rằng, lúc này ánh sáng mặt trời đang từ vị trí cực nam quá độ chuyển vào vị trí ở chính giữa, tức là giai đoạn quá độ từ mùa đông sang mùa xuân.

Thế nhưng nếu tính toán như vậy thực tế vẫn chưa phù hợp với biến đổi của thời tiết. Vấn đề là ở chỗ nào? Khi chúng ta cảm thấy thời tiết nóng hay lạnh không phải chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi góc độ ánh sáng mặt trời biến đổi mà biến đổi theo, mà là sau khi ánh sáng mặt trời chiếu xạ xuống mặt đất, nhiệt lượng phóng ra nhiều hay ít mà làm thay đổi độ nóng lạnh.


Bản thân quả đất là một dung khí giữ nhiệt từ sau xuân phân (22 tháng 3 dương lịch, mặt trời ngày càng cao lên, mặt đất ngày càng tiếp nhận nhiệt năng đến hạ chí (22 tháng 6) là đỉnh điểm. Nhưng mặt đất phải mất từ 1-2 tháng mới tích luỹ đủ nhiệt lượng, khiến nhiệt độ ở bắc bán cầu đạt tới điểm cao nhất, vì vậy ở bắc bán cầu, những ngày nóng nhất không phải là tháng 6 mà là tháng 7, tháng 8.

Đến mùa đông, mặt trời từ phía nam chiếu chếch xuống mặt đất, mặt đất bắt đầu mất đi nhiệt lượng, thu không đủ chi, đến đông chí (ngày 22 tháng 12 dương lịch) mặt trời ở vị trí cực nam, nhưng phải chờ 1-2 tháng sau bắc bán cầu mới hết nhiệt lượng, nhiệt độ xuống tới mức thấp nhất, lúc này đúng vào tiết lập xuân, vì vậy mùa đông thường đến lập xuân mới là lạnh nhất.

Nếu lấy nhiệt độ biến đổi để quyết định mùa tiết, thì bắt đầu mùa xuân phải là sau trung tuần tháng 3, lúc này đúng là xuân phân (21 tháng 3 dương lịch) vì vậy ngành thiên văn học lấy ngày này là ngày bắt đầu của mùa xuân, rồi lấy hạ chí là bắt đầu của mùa hạ, thu phân là bắt đầu của mùa thu, đông chí là bắt đầu của mùa đông.

Nếu có hiểu biết về thiên văn học như vậy, tổ tiên của người việt thời vua hùng ở trần đóng khố, chẳng có ai lại ăn tết vào ngày lập xuân cả. Bởi vì ăn tết ngày lập xuân thì tổ tiên chúng ta ở trần đóng khố bị lạnh teo tim rồi.

Để tránh thời tiết lạnh, tổ tiên ở trần đóng khố của chúng ta chỉ có thể ăn tết vào ngày đông chí 21-22 tháng 12 dương lịch (lúc vừa lập đông, thời tiết vẫn chưa lạnh). hoặc ăn tết vào ngày xuân phân 20-21 tháng 3 dương lịch (lúc mùa đông đã qua, và thời tiết đã trở lên thật sự ấm áp).

Ăn tết gần ngày đông chí 21-22 tháng 12 dương lịch cũng trùng với tháng tý âm lịch (tháng tý là tháng bắt đầu của năm âm lịch)

Sau khi đã giảng cho các em hiểu về âm lịch dựa trên mặt trời như thế nào, thế nào là ngày bắt đầu của mùa xuân theo thiên văn học, anh ThreeSearch nghĩ các em sẽ dễ dàng đồng ý với anh ThreeSearch về 3 lựa chọn sau đây:

Để tránh không ăn tết cùng ngày với dân tộc hán, là dân tộc gây nhiều nợ máu nhất với dân tộc việt nam, là dân tộc đã cố tình đồng hóa và tiêu diệt văn hóa việt, anh ThreeSearch của các em đề nghị 3 lựa chọn sau đây:

1. việt nam ăn tết Việt cổ truyền vào ngày 1 tháng 1 dương lịch. ăn tết Việt vào ngày này chỉ cách ngày đông chí vài ngày, thời tiết chỉ mới chớm lạnh, chứ không lạnh cóng như ngày 1 tháng 1 âm lịch (gần ngày lập xuân). cái lợi là chúng ta ăn tết cùng với 200 nước trên thế giới. hoàn toàn thoát khỏi văn hóa tàu.

2. việt nam ăn tết Việt cổ truyền vào ngày lập xuân 4 - 5 tháng 2 dương lịch. ăn tết ngày này rất lạnh nhưng chúng ta có cái lợi là cố định được ngày ăn tết hàng năm (mặc kệ tàu ăn tết năm thì trồi, năm thì sụt, sai ngày bét nhè). ăn tết ngày này cũng không cùng ngày tết với tàu.

3. việt nam ăn tết cổ truyền vào ngày xuân phân 20-21 tháng 3 dương lịch. ăn tết vào ngày xuân phân là ngày bắt đầu mùa xuân thực sự, trùng với ngày trái đất được toàn thế giới celebrate. hoàn toàn thoát khỏi văn hóa tàu.

Trong 3 chọn lựa này, anh ThreeSearch thấy chọn lựa thứ nhất là hợp tình hợp lý nhất. Còn các em thấy sao? các em thích chọn ngày nào?
Tưởng cao xa giề, bằng này mà cũng phẩy đem ra rao giảng rồi cao ngạo thế sao?:P
 

Bô nhêk

Xe hơi
Biển số
OF-611703
Ngày cấp bằng
24/1/19
Số km
157
Động cơ
121,760 Mã lực
Tuổi
42
Người Việt cổ thời Hùng Vương không ăn Tết tháng 4, tháng 5 như Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện là những nước chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, dùng lịch của Ấn Độ.


Người Việt cổ thời Hùng Vương chỉ có ăn tết 1 trong 2 ngày sau đây:
1. Ngày 1 tháng tý âm lịch

Hoặc

2. Lập xuân ngày 4 - 5 tháng 2 dương lịch

Rất nhiều em lầm tưởng biên giới nước Việt cổ rất nhỏ chỉ từ trung bộ trở ra và vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Thật ra biên giới nước Việt cổ không nhỏ như các em tưởng, to lớn hơn rất nhiều. Hồ Động Đình nằm ở lưu vực Trường Giang. Quê hương của Thần Nông, vị thần tổ tiên của người Việt ở Trường Sa, Hồ Nam rất gần Hồ Động Đình.

Lễ tế Thần Nông hàng năm được các vua Việt cử hành vào ngày Lập xuân, bởi vậy nên lễ tế Thần Nông còn được gọi là Tế xuân.

Theo chỉ dụ của Minh Mạng, hàng năm sau tiết Đông chí, tòa Khâm thiên giám phải lo sửa soạn việc tế Thần Nông. Các quan cùng nhau họp để nặn trâu và tượng Thần Nông.

Trước ngày lập xuân hai ngày, tại gần cửa thành Đông Ba (ngày nay là cửa chính Đông), các quan Khâm thiên giám cho lập một cái Đài hướng đông. Trâu và tượng Thần Nông cũng được đưa tới lưu tại phủ Thừa Thiên để ngày hôm sau các quan trong phủ mới rước từ phủ tới Đài. Các quan vận lễ phục, có quân lính mang gươm giáo, tàn lọng, cờ quạt theo hầu.

Các em hãy nhớ chúng ta là con cháu của Thần Nông Hồng Bàng Thị
Đọc tới đoạn này thì nhà cháu đoán là mụ Zì lỗn hiện hình. Nếu đúng là mụ Zì thì nhà cháu thực sự nể phục(?)
 

PI ZIN

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-558891
Ngày cấp bằng
16/3/18
Số km
1,759
Động cơ
169,163 Mã lực
畫虎畫皮難畫骨,知人知面不知心
họa hổ họa hình nan họa cốt - tri nhân tri diện bất tri tâm

貧居鬧市無人問,富在深山有遠親
bần cư náo thị vô nhân vấn - phú tại thâm sơn hữu viễn thân

莫信直中直,須防仁不仁
mạc tín trực trung trực - tu phòng nhân bất nhân

守口如瓶,防意如城
thủ khẩu như bình - phòng ý như thành

酒中不語真君子,財上分明大丈夫
tửu trung bất ngữ chân quân tử - tài thượng phân minh đại trượng phu

養子不教如養驢,養女不教如養豬
dưỡng tử bất giáo như dưỡng lư - dưỡng nữ bất giáo như dưỡng trư

水太清則無魚,人太緊則無智
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,272
Động cơ
796,438 Mã lực

PI ZIN

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-558891
Ngày cấp bằng
16/3/18
Số km
1,759
Động cơ
169,163 Mã lực

Havo

Xe điện
Biển số
OF-374748
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
2,621
Động cơ
1,272,765 Mã lực
Dịch sai rồi em

Dịch đúng như sau:

Thần Nông
Phong Thần
Ý anh là Thần Nông khác Nông Thần, nên Thần Nông là Kinh chứ ko phải Hán phỏng. Có thế mà cứ úp úp mở mở. Trên này bọn e chém những cái vớ vẩn đấy từ thời d.ái bằng hạt kê rồi, a ko phải loè nữa nhá.
Giờ còn có ô đòi cả Thượng Hải cũng của Kinh thì đúng là THẦN cmn KINH rồi hehe :))
Chắc a là fan mới cuồng của Yên Tử cư sĩ Trần Đại Sỹ ạ?
 

Havo

Xe điện
Biển số
OF-374748
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
2,621
Động cơ
1,272,765 Mã lực
Theo ngôn ngữ học:

1. Ngữ pháp Tiếng Việt danh từ đứng trước tính từ. Ví dụ: xe đỏ

2. Ngữ pháp Tiếng Anh tính từ đứng trước danh từ. Ví dụ: red car

3. Ngữ pháp Tiếng Hán tính từ đứng trước danh từ.

Vì sao tàu gọi Thần Nông là Thần Nông? Trong khi các thần khác thì tàu gọi như sau phong thần, thủy thần, hỏa thần, tử thần, lôi thần, quang minh thần...

Vì sao có ngoại lệ sai ngữ pháp ấu trĩ sơ đẳng này trong tiếng Hán Bác Đại Tinh Thâm?

Câu trả lời thật đơn giản: tàu hán đã ăn cắp Thần Nông của người Việt.

Còn nữa, Thần Nông còn có ngoại hiệu là Viêm Đế. Tên nước Việt cổ là Xích Quỷ. Viêm và Xích có nghĩa là gì các em?

Tàu hán đã gọi Thần Nông là Viêm Đế của nước Xích Quỷ.

Trên trống đồng của người Việt có khắc hình ngôi sao 18 cánh, chính là mặt trời. Viêm, Xích, Mặt Trời. Chỉ cần dùng đầu gối để suy luận các em cũng biết 3 cái này có liên hệ mật thiết với nhau.
Sao a ko gọi Thần Nông là Đế Viêm cho nó đúng ngữ pháp ;))
Sách chép là Viêm Đế, thì theo e có 2 khả năng:
- 1 là thằng đánh máy đánh sai thứ tự từ của cụm Thần Nông - Viêm Đế;
- 2 là (Thần) Nông nó là tên riêng, như (Nữ) Oa với Phục Hy vậy. Kiểu như Queen Elizabeth thì a của e dịch là gì ạ ;))
E hỏi lại lần nữa là a có phải fan cứng của thầy Trần Đại Sỹ hay dị nhân đuổi mưa Thiên Sứ ko ạ? Vì lúc mới vào đời e cũng mê 2 đại sư này lắm ạ :)
 
Chỉnh sửa cuối:

Xinxàphòng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-357212
Ngày cấp bằng
8/3/15
Số km
2,685
Động cơ
298,968 Mã lực
Nơi ở
bờ giếng
Theo ngôn ngữ học:

1. Ngữ pháp Tiếng Việt danh từ đứng trước tính từ. Ví dụ: xe đỏ

2. Ngữ pháp Tiếng Anh tính từ đứng trước danh từ. Ví dụ: red car

3. Ngữ pháp Tiếng Hán tính từ đứng trước danh từ.

Vì sao tàu gọi Thần Nông là Thần Nông? Trong khi các thần khác thì tàu gọi như sau phong thần, thủy thần, hỏa thần, tử thần, lôi thần, quang minh thần...

Vì sao có ngoại lệ sai ngữ pháp ấu trĩ sơ đẳng này trong tiếng Hán Bác Đại Tinh Thâm?

Câu trả lời thật đơn giản: tàu hán đã ăn cắp Thần Nông của người Việt.

Còn nữa, Thần Nông còn có ngoại hiệu là Viêm Đế. Tên nước Việt cổ là Xích Quỷ. Viêm và Xích có nghĩa là gì các em?

Tàu hán đã gọi Thần Nông là Viêm Đế của nước Xích Quỷ.

Trên trống đồng của người Việt có khắc hình ngôi sao 18 cánh, chính là mặt trời. Viêm, Xích, Mặt Trời. Chỉ cần dùng đầu gối để suy luận các em cũng biết 3 cái này có liên hệ mật thiết với nhau.
Úi! Cái chữ Nông trong tiếng Việt nó có nghĩa đại để là nông/sâu (VD: nông toen hoẻn) chứ có phẩy nghĩa theo Hán tự là Nông nghiệp/ người làm nông đâu cụ? Vậy nếu như thằng tàu ăn kắp của ta thì đó là vị Thần Nông (toen hoẻn) à cụ?
 

thichduthu2011

Tầu Hỏa
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
43,390
Động cơ
803,127 Mã lực
Dịch sai rồi em

Dịch đúng như sau:

Thần Nông
Phong Thần
Lần này thì đã xác định em không thật thà dũng cảm (không thể gượng gạo cho em làm anh được nữa :)) ). Nội dung ở trên không phải là dịch mà là phiên âm Hán Việt, em hỏi một đàng lại cho đáp án một nẻo chứng tỏ trình em quá tệ (đến mức không hiểu mình đang nói gì :)) )

Vì xem em là em và nhận thấy trình em quá còi nên anh dạy em điều cơ bản khi viết, đọc chữ Hán là : từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài và đề nghị em nghiêm chỉnh tiếp thu để đọc cho đúng 4 chữ mà em đố, có đọc đúng thì em mới có thể hiểu đúng được (nếu không hiểu thì em hỏi thầy google :)) )

p/s : cái trò đố mẹo của em chỉ nên dành cho tụi trẻ trâu như em, ở đây không nên vì toàn người lớn
 

thichduthu2011

Tầu Hỏa
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
43,390
Động cơ
803,127 Mã lực
Nó và Anh - Khó dạy và Dễ dạy

Nhà nó và nhà anh là hàng xóm của nhau. Nó số hưởng nhưng không chịu hưởng. Có thầy ngoại quốc lặn lội đường xa ngàn dặm đến tận nhà của nó để dạy học cho nó. Thầy đến nhà nó không tiếp, thầy phải 9 năm diện bích mới được dạy học cho nó. Dạy xong thầy xách bị ra đi, khi đi chỉ còn có một chiếc dép vì chiếc dép còn lại đã bị nó chôm mất rồi. Ngoài dạy chữ thầy còn dạy nó kung fu nhưng nó phủ nhận công ơn của thầy. Nó bẩu công phu là do nó tự nghĩ ra. Em của nó là Từ Hiểu Đông sau này đi tây học MMA về tẩn cho nó một trận.

Thầy không đến nhà dạy anh nên anh muốn học cũng không có thầy để học, anh phải học lóm bằng cách nhìn sang nhà của nó, bài vở thầy dạy cho nó, nó vứt đi thì anh bê về. Nó số hưởng nhưng không chịu hưởng. Nó có thầy đến tận nhà dạy học nhưng nó không chịu học.

Mãi rồi cũng có một thầy ngoại quốc khác đến nhà của anh. Thầy dạy anh chữ viết mới. Anh chịu học và không ăn cắp dép của thầy. Bây giờ nhà anh dùng chữ viết mới, còn nhà nó vẫn còn dùng chữ viết cũ. Thỉnh thoảng nhà nó vẫn cãi lộn oánh nhau vì chữ viết của nó bị thừa nét thiếu nét, lại loằng ngoằng khó hiểu, anh em của nó bị mù chữ. Nó phải họp gia tộc để cải cách giản thể chữ viết của nó. Anh nghe tin nhà nó họp gia tộc cải cách chữ viết anh cười hế hế.

Nó khó dạy còn anh dễ dạy.

Nhà của anh có mấy đứa em. Mấy đứa em của anh đang muốn học chữ viết của nó. Anh ôn tồn khuyên bảo: Em muốn học chữ của nó cũng được. Tuy nhiên trong nhà anh là anh Cả, học rộng biết nhiều, bác cổ thông kim tây tàu, em muốn học nó thì hỏi anh. Anh chỉ cho em sách nào của nó tốt, đáng học, sách nào của nó xấu, phải tránh xa không học. Nhà mình vẫn còn vài bộ sách quý tiên phẩm, chưa kể anh đi tây du có bê về khoảng chục cuốn khác.
Ban đầu "anh" cũng khá hay ho giúp cho "nó" hiểu được những khiếm khuyết của mình để cố gắng học hỏi nâng cao kiến thức nhưng càng về sau anh càng tào lao quên mất câu "biển học bao la" và tự huyễn hoặc mình là cái rún của vũ trụ. Cứ đà này thì "anh" sẽ là "nó" nhưng là phiên bản ... lỗi :))
 

thichduthu2011

Tầu Hỏa
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
43,390
Động cơ
803,127 Mã lực
Nó và Anh - Khôn Dại và Dại Khôn

Nó khó dạy nên có đại ca đang muốn dạy khôn nó. Hiện nay nó đang bị đại ca Mỹ hù tẩn nó. Các em trong nhà của anh, lo lắng hỏi anh: Mỹ tẩn nó thì tụi em có bị sao không anh? em lo quá, em xuất hàng cho nó, nó bị tẩn thì ai mua hàng của em? em sống dựa vào tiền của nó. nó bị tẩn thì em cũng không vui.

Anh ôn tồn trả lời: Mỹ tẩn nó thì em phải quăng cục lơ, bơ nó xa ngàn dặm, đừng dại bênh nó, xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ thuê cho nó như ngày xưa. Dại một lần đủ rồi các em à. Còn vụ xuất hàng thì các em có thể xuất hàng cho người khác. không có nó cũng chẳng chết thằng tây nào cả.

Làm người có dại mới nên khôn,
Chớ dại ngây si, chớ quá khôn.
Khôn được ích mình, đừng rẽ dại,
Dại thì giữ phận chớ tranh khôn.
Khôn mà hiểm độc là khôn dại,
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.
Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại,
Gặp thời, dại cũng hoá nên khôn.

Đánh Mỹ thuê cho nó gọi là khôn dại
Quăng cục lơ cho nó gọi là dại khôn
Có tiến bộ, em cứ tiếp tục như thế này. Đừng tưởng ta khôn đi đánh đố người khác để tự biến mình thành dại :))
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,011
Động cơ
523,864 Mã lực
Theo ngôn ngữ học:

1. Ngữ pháp Tiếng Việt danh từ đứng trước tính từ. Ví dụ: xe đỏ

2. Ngữ pháp Tiếng Anh tính từ đứng trước danh từ. Ví dụ: red car

3. Ngữ pháp Tiếng Hán tính từ đứng trước danh từ.

Vì sao tàu gọi Thần Nông là Thần Nông? Trong khi các thần khác thì tàu gọi như sau phong thần, thủy thần, hỏa thần, tử thần, lôi thần, quang minh thần...

Vì sao có ngoại lệ sai ngữ pháp ấu trĩ sơ đẳng này trong tiếng Hán Bác Đại Tinh Thâm?

Câu trả lời thật đơn giản: tàu hán đã ăn cắp Thần Nông của người Việt.

Còn nữa, Thần Nông còn có ngoại hiệu là Viêm Đế. Tên nước Việt cổ là Xích Quỷ. Viêm và Xích có nghĩa là gì các em?

Tàu hán đã gọi Thần Nông là Viêm Đế của nước Xích Quỷ.

Trên trống đồng của người Việt có khắc hình ngôi sao 18 cánh, chính là mặt trời. Viêm, Xích, Mặt Trời. Chỉ cần dùng đầu gối để suy luận các em cũng biết 3 cái này có liên hệ mật thiết với nhau.
Cái khác em không dám chém, nhưng mà cái trống đồng, thì từ từ hẵng nhận của mình cụ ạ. Biết đâu có sự giao thoa văn minh mà trống đồng truyền xuống vùng đất Giao chỉ?
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,719
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Mình cứ công nhận nó giỏi đi, điều đó ko có nghĩa là mình dốt. :D

Đến nó giờ cũng phải học văn hoá phương Tây nữa là. Không nên nói ai ăn cắp của ai.

No tỉ mấy, mình cũng 100 tr, nó xâm lược, mình cug xâm lược.

Em xem kiến trúc như chùa Thầy, tư duy để làm như ngôi chùa đó không thua gì thằng nào trên thế giới hết á.
 

Of.NguyenLinh

Xe ngựa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
28,665
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Thông tin thớt
Đang tải
Top