Bài của Anh ThreeSearch giảng ở forum nước ngoài vào tết âm lịch năm 2014. 5 năm rồi, bây giờ copy và paste lại.
Các em thân mến,
Hôm nay anh ThreeSearch giảng cho các em về âm lịch và thiên văn học.
Ở châu á chẳng có thứ lịch nào gọi là âm lịch cả, chỉ có duy nhất một thứ lịch của người hồi giáo gọi là âm lịch mà thôi.
Tất cả các thứ lịch của trung quốc, việt nam, triều tiên... không phải là âm lịch mà là âm dương lịch. âm dương lịch nghĩa là gì? nghĩa là chỉ có 12 tháng âm là dựa theo mặt trăng, còn lại 24 tiết khí của năm âm lịch đều dựa theo mặt trời cả.
Để trồng trọt cày cấy, người nông dân căn cứ vào 24 tiết khí sau đây của năm âm lịch:
Lập xuân
Vũ thủy
Kinh trập
Xuân phân
Thanh minh
Cốc vũ
Lập hạ
Tiểu mãn
Mang chủng
Hạ chí
Tiểu thử
Đại thử
Lập thu
Xử thử
Bạch lộ
Thu phân
Hàn lộ
Sương giáng
Lập đông
Tiểu tuyết
Đại tuyết
Đông chí
Tiểu hàn
Đại hàn
Tất cả 24 tiết khí để trồng trọt cày cấy này đều dựa trên mặt trời mà tính chứ không phải dựa vào mặt trăng.
Ví dụ
ngày lập xuân là ngày 4-5 tháng 2 dương lịch
ngày xuân phân là ngày 20-21 tháng 3 dương lịch
những ngày tiết khí này không thay đổi hàng năm bởi vì chúng căn cứ vào chuyển động biểu kiến của mặt trời
Vì vậy đừng bao giờ các em nói rằng âm lịch việt nam là nông lịch dựa vào con trăng để trồng trọt cày cấy. Nói như vậy là sai bét nhè vì thiếu hiểu biết.
Nhân nói về 24 tiết khí của âm lịch việt nam, nếu các em muốn biết tàu vay mượn âm lịch của việt nam hay việt nam vay mượn âm lịch của tàu thì rất dễ.
Các em cứ nhìn vào tiết khí mùa đông là biết liền:
Lập đông
Tiểu tuyết
Đại tuyết
Đông chí
Tiểu hàn
Đại hàn
Việt nam là nước phương nam, nằm ở bán cầu bắc, gần xích đạo, chẳng bao giờ có tuyết. vậy mà âm lịch của người việt nam lại có tiết khí: Tiểu tuyết, Đại tuyết?
Vậy thì các em đừng bao giờ nói rằng tàu vay mượn âm lịch của việt. Nhiều em còn đi xa hơn, nói tàu vay mượn ngày tết 1 tháng 1 âm lịch của việt nam để ăn? Nói như vậy là thiếu hiểu biết. nói càn nói đại. tiết khí Tiểu tuyết, Đại tuyết mượn của người ta mà lại nói người ta mượn ngày tết 1 tháng 1 của mình thì có hợp logic không?
Có em vì thiếu hiểu biết nên nói rằng ăn tết vào ngày 1 tháng 1 âm lịch là đúng tháng đầu của năm mới. Tại sao tháng 1 âm lịch không phải là tháng bắt đầu năm âm lịch? bởi vì tháng 1 âm lịch là tháng dần. theo 12 con giáp thì dần không thể đứng đầu được, phải là tháng tý đứng đầu mới đúng là tháng đầu năm mới. chọn ăn tết vào tháng dần (tháng 1 âm lịch) là do hoàng đế trung hoa chỉ định và bắt buộc trung quốc và các chư hầu ăn tết tháng này.
Bây giờ anh ThreeSearch giảng về thiên văn học cho các em. Trong 24 tiết khí mà âm lịch dựa trên chuyển động biểu kiến của mặt trời, có 4 tiết khí đặc biệt rất quan trọng, đó là:
Xuân Phân 20-21 tháng 3 dương lịch
Hạ Chí 21-22 tháng 6 dương lịch
Thu Phân 23-24 tháng 9 dương lịch
Đông Chí 21-22 tháng 12 dương lịch
bốn tiết khí này là chuyển động biểu kiến của mặt trời so với đường xích đạo của trái đất mà tính ra. ngày xảy ra bốn tiết khí này vì tính theo mặt trời nên không thay đổi hàng năm.
bốn ngày Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân, Đông Chí theo thiên văn học là 4 ngày bắt đầu của mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, và mùa đông.
Vì vậy đừng bao giờ các em nói rằng ăn tết ngày 1 tháng 1 âm lịch là ngày đầu mùa xuân, ăn tết vào ngày 20 - 21 tháng 3 dương lịch mới đúng là ngày đầu xuân.
ngày 1 tháng 1 âm lịch thường rơi quanh quẩn trước hoặc sau ngày lập xuân 4 - 5 tháng 2 dương lịch vài ngày. ngày lập xuân rất lạnh. Vì vậy đừng bao giờ các em nói chuyện thiếu hiểu biết rằng ăn tết ngày 1 tháng 1 âm lịch là ngày đầu xuân ấm áp, vạn vật sinh sôi nảy nở.
Trên thực tế, nếu ăn tết quanh quẩn ngày lập xuân lại là thời gian lạnh nhất. tết âm lịch ngày 10-11 tháng 2 dương lịch năm vừa qua hà nội rất lạnh, bởi vì ngày 10-11 tháng 2 dương lịch chỉ cách ngày lập xuân 4-5 tháng 2 dương lịch có mấy ngày nên thời tiết rất lạnh.
vì sao có chuyện ngày lập xuân rất lạnh? cái này là do độ trễ của bầu khí quyển trái đất.
Đông chí và xuân phân cách nhau 91 ngày, lập xuân ở vào giữa 2 tiết khí này tức là sau đông chí 45 ngày nếu chỉ căn cứ vào vấn đề của quả đất về thiên văn học thì lập xuân coi là bắt đầu của mùa xuân đại để là chính xác, vì rằng, lúc này ánh sáng mặt trời đang từ vị trí cực nam quá độ chuyển vào vị trí ở chính giữa, tức là giai đoạn quá độ từ mùa đông sang mùa xuân.
Thế nhưng nếu tính toán như vậy thực tế vẫn chưa phù hợp với biến đổi của thời tiết. Vấn đề là ở chỗ nào? Khi chúng ta cảm thấy thời tiết nóng hay lạnh không phải chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi góc độ ánh sáng mặt trời biến đổi mà biến đổi theo, mà là sau khi ánh sáng mặt trời chiếu xạ xuống mặt đất, nhiệt lượng phóng ra nhiều hay ít mà làm thay đổi độ nóng lạnh.
Bản thân quả đất là một dung khí giữ nhiệt từ sau xuân phân (22 tháng 3 dương lịch, mặt trời ngày càng cao lên, mặt đất ngày càng tiếp nhận nhiệt năng đến hạ chí (22 tháng 6) là đỉnh điểm. Nhưng mặt đất phải mất từ 1-2 tháng mới tích luỹ đủ nhiệt lượng, khiến nhiệt độ ở bắc bán cầu đạt tới điểm cao nhất, vì vậy ở bắc bán cầu, những ngày nóng nhất không phải là tháng 6 mà là tháng 7, tháng 8.
Đến mùa đông, mặt trời từ phía nam chiếu chếch xuống mặt đất, mặt đất bắt đầu mất đi nhiệt lượng, thu không đủ chi, đến đông chí (ngày 22 tháng 12 dương lịch) mặt trời ở vị trí cực nam, nhưng phải chờ 1-2 tháng sau bắc bán cầu mới hết nhiệt lượng, nhiệt độ xuống tới mức thấp nhất, lúc này đúng vào tiết lập xuân, vì vậy mùa đông thường đến lập xuân mới là lạnh nhất.
Nếu lấy nhiệt độ biến đổi để quyết định mùa tiết, thì bắt đầu mùa xuân phải là sau trung tuần tháng 3, lúc này đúng là xuân phân (21 tháng 3 dương lịch) vì vậy ngành thiên văn học lấy ngày này là ngày bắt đầu của mùa xuân, rồi lấy hạ chí là bắt đầu của mùa hạ, thu phân là bắt đầu của mùa thu, đông chí là bắt đầu của mùa đông.
Nếu có hiểu biết về thiên văn học như vậy, tổ tiên của người việt thời vua hùng ở trần đóng khố, chẳng có ai lại ăn tết vào ngày lập xuân cả. Bởi vì ăn tết ngày lập xuân thì tổ tiên chúng ta ở trần đóng khố bị lạnh teo tim rồi.
Để tránh thời tiết lạnh, tổ tiên ở trần đóng khố của chúng ta chỉ có thể ăn tết vào ngày đông chí 21-22 tháng 12 dương lịch (lúc vừa lập đông, thời tiết vẫn chưa lạnh). hoặc ăn tết vào ngày xuân phân 20-21 tháng 3 dương lịch (lúc mùa đông đã qua, và thời tiết đã trở lên thật sự ấm áp).
Ăn tết gần ngày đông chí 21-22 tháng 12 dương lịch cũng trùng với tháng tý âm lịch (tháng tý là tháng bắt đầu của năm âm lịch)
Sau khi đã giảng cho các em hiểu về âm lịch dựa trên mặt trời như thế nào, thế nào là ngày bắt đầu của mùa xuân theo thiên văn học, anh ThreeSearch nghĩ các em sẽ dễ dàng đồng ý với anh ThreeSearch về 3 lựa chọn sau đây:
Để tránh không ăn tết cùng ngày với dân tộc hán, là dân tộc gây nhiều nợ máu nhất với dân tộc việt nam, là dân tộc đã cố tình đồng hóa và tiêu diệt văn hóa việt, anh ThreeSearch của các em đề nghị 3 lựa chọn sau đây:
1. việt nam ăn tết Việt cổ truyền vào ngày 1 tháng 1 dương lịch. ăn tết Việt vào ngày này chỉ cách ngày đông chí vài ngày, thời tiết chỉ mới chớm lạnh, chứ không lạnh cóng như ngày 1 tháng 1 âm lịch (gần ngày lập xuân). cái lợi là chúng ta ăn tết cùng với 200 nước trên thế giới. hoàn toàn thoát khỏi văn hóa tàu.
2. việt nam ăn tết Việt cổ truyền vào ngày lập xuân 4 - 5 tháng 2 dương lịch. ăn tết ngày này rất lạnh nhưng chúng ta có cái lợi là cố định được ngày ăn tết hàng năm (mặc kệ tàu ăn tết năm thì trồi, năm thì sụt, sai ngày bét nhè). ăn tết ngày này cũng không cùng ngày tết với tàu.
3. việt nam ăn tết cổ truyền vào ngày xuân phân 20-21 tháng 3 dương lịch. ăn tết vào ngày xuân phân là ngày bắt đầu mùa xuân thực sự, trùng với ngày trái đất được toàn thế giới celebrate. hoàn toàn thoát khỏi văn hóa tàu.
Trong 3 chọn lựa này, anh ThreeSearch thấy chọn lựa thứ nhất là hợp tình hợp lý nhất. Còn các em thấy sao? các em thích chọn ngày nào?