Ngay cả việc sẽ đến định cư thành phố nào, tên gì còn ngơ ngơ ngáo ngáo thế này, đoán ngoại ngữ chắc cũng bập bõm vài câu học trên TV, vậy mà lên hỏi như đúng rồi, chẳng hiểu là muốn hỏi cái gì, đường đi ỏ đâu , đường từ mồm mà ra chứ ở đâu.
Đến tâm thế chuẩn bị cho những cái tối thiểu, như là thông tin cơ bản thôi mà cũng không xong, chẳng hiểu ông này sẽ ra nước ngoài sống kiểu gì nhỉ? ( mình thấy khá nhiều trường hợp như thế này ở Can, tỷ lệ li dị sau 1-2 năm là khá cao, đơn giản vì thằng chồng thành gánh nặng cho con vợ và không kiếm được việc làm vì không có bằng cấp, tiếng thì ú a ú ớ, đi lao động thì không đủ sức khoẻ, nói ra thì sự thật nó mất lòng , nhưng thực tế nó là vậy)
Thời này đi xuất ngoại đâu chỉ cần lên con tàu viễn dương nào đó và làm phụ bếp là xong đâu.
Để có thể đi di dân đinh cư, người ta đã phải chuẩn bị tâm thế, tìm hiểu luật lệ, loại công việc, các yếu tố sống còn như ngoại ngữ cả vài năm trời trước đó, thậm chí còn phải phải học trước một cái nghề để nhanh chóng hoà nhập sau khi kết thúc chương trình tái hoà nhập của từng bang.
Ở Can kiếm việc làm không hề dễ, đến một thằng Kỹ sư phần mềm với hơn 10 năm kinh nghiệm , kinh qua không biết bao nhiêu dự án to nhỏ mà không kiếm nổi việc ở Can vì không có kinh nghiệm thự tế ở công ty trong nước ( ở Canada). Mấy nghành kỹ sư điện tử, viễn thông, network ... thì nó không đòi phải có bằng đại học ở Can, nó vẫn có thể thuê nếu trường hợp xuất xắc và hãng thuê phải đứng ra giải trình tại sao phải lâý lao động nhập cư mà không lấy lao động local.
Trường hợp là trưởng dự án cho mấy hãng như Google, Amazon, hay microsoft thì là ngoại lên, hãng nó mướn ngay. còn không phải trường hợp đó thì đừng nghĩ đến chuyện làm kỹ sư cho bọn nó.
Can nó khác với Mỹ nhiều về chính sách lao động cho người nhập cư ở một số lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực công nghệ cao.