Điều 328
Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch đặt cọc như sau:
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Của cụ khả năng giao kèo đặt cọc bị vô hiệu:
Theo quy định của
Bộ luật Dân sự 2015 thì các trường hợp vô hiệu gồm có:
- Vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, vô hiệu do giả tạo,
- Vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện,
- Vô hiệu do bị nhầm lẫn,
- Vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình,
- Vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.
Do cụ không làm giao kèo đặt cọc theo mẫu bằng GIẤY..
Nếu là cụ em vui vẻ nhận lại khoản tiền đó và đi uống bia. Còn cụ kia sai tự cụ ấy hối cải. Được cái này mất cái kia, cụ mất cái này sẽ được cái kia, ví dụ mai đi thang máy có em xinh xinh xín số DT làm quen...