Ngày xưa em có xem phóng sự trên TV nói về gỗ mít. Hóa ra nó không hề thần thánh tí nào đâu mà nhiều cụ lại đi khuyên chủ thớt xài.
Trước tiên gỗ mít hay được đục đẽo tượng Phật vì nó...dễ đẽo. Tượng Phật cần càng tinh xảo càng tốt, hạn chế đẽo nhầm, sai, nên các loại gỗ thịt mềm sẽ được ưa chuộng hơn. Các loại gỗ cứng, tốt thì lại hay bị đem làm...kèo cột
Có nhiều cụ ít để ý. Thực ra gỗ mít dễ bị mối mọt hơn các loại gỗ khác. Tượng, hoành phi vẫn làm bằng gỗ mít được vì nó hay được "sơn son thếp vàng", đánh bóng bằng sơn ta (là một chất cực độc).
Phóng sự còn nói về 1 ý theo hướng học thuật Khựa: Gỗ mít thuộc tính âm. Nên các cụ để ý đền chùa xưa thường kín đáo, tối và khi bước vào có cảm giác thâm trầm. Gỗ mít phù hợp với yêu cầu tâm linh của chùa chiền. Ngược lại, vì nó tính âm. Nó sợ ánh mặt trời. Để gỗ mít ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vào hoặc bị hun nóng mỗi ngày sẽ rất nhanh nứt toác ra.
Ấy là em nghe TV chém thế. Các cụ thời nay, xây nhà 4-5 tầng, đôi khi quay hướng Tây cho hợp tuổi. Rồi sản phẩm chỉ đánh vecni. Hoàn toàn ko nên dùng gỗ mít.