Bác thấy nước có công thức là H2O, bình thường gồm 2 ion H+ và OH- cũng là 2 ion đặc trưng cho tính a xít và kiềm, chúng có hoạt lực như nhau, số lượng cân bằng nhau làm cho nước trung tính (không kiềm, cũng chẳng axít).
Khi điện phân i on H+ chạy về cực âm, nhả 1 điện tử rồi bắt tay với ion khác vừa nhả được điện tử thành khí H2 bốc lên, ion OH- sang cực dương nhận điện tử, 4 ion như vậy nhả ra 1 phân tử khí O2 bốc lên.
Để tạo thành tính kiềm thì phải có 1 muối trung tính (như NaCl) sẵn trong nước. Khi điện phân phải có cách ngăn để bên H+ sang cực âm nhận điện tử bốc lên (Do H+ đặc trưng cho tính a xít bị nhận điện tử bốc bay đi mất, nên số lượng ion OH- bên này tăng dần tạo thành bên kiềm), cái phản ứng này cũng có thể hiểu là Na nhả điện tử thành Na kim loại rồi phản ứng với nước thành NaOH, phía bên kia vách ngăn thì Cl- nhận điện tử thành Cl2 bốc lên nên số lượng ion H+ cũng tăng dần thành tính a xít. Nhưng để phải điện phân với dung dịch muối thì người ta có thể bổ sung NaHCO3 hay trực tiếp NaOH (nguy hiểm hơn nếu cho quá liều). Dùng muối kiềm trực tiếp pha như người đau dạ dầy thì đỡ được phải loại bỏ nước thải và quan trọng hơn là trong nước không tồn tại chlor, vì sẽ có 1 phần khí chlor không bốc đi mà tan lại trong nướ!