Cụ
Abram nói rất chính xác rồi đấy cụ...
Em không phủ nhận các bác đều đúng,
nhưng cũng có thể thông tin em đưa ra chưa đầy đủ để các bác nhận xét, nhất là câu "những năm sau bù lại hết" cho việc phải chạy máy phát nhiều!
Các bác cũng đúng khi điện lực không thể cắt điện ròng cả năm cho 1 khu vực. Lưới điện cũ (hình như 110) không bị bỏ ngay mà vẫn tồn tại rất lâu sau khi tụi em lắp xong cái tram biến thế này. Chỉ có trong cả giai đoạn đó nó rất không ổn định!
Tụi em ở gần khu công nghiệp, nhưng không phải gần ngay bên cạnh, theo đường chim bay cũng phải 2 hay 3 cây số.
Việc tụi em tính, sau khi cũng hỏi nhiều vì không chỉ liên quan đếp điện được cấp mà cả đến chất lượng điện. Khi điện áp không ổn định, nhất là áp sụt sâu thì không chỉ động cơ mà nhiều thiết bị điện sẽ trục trặc. Những lúc trục trặc đó thì không chỉ tiền sửa chữ hay thế, mà liên quan đến sản suất. Thợ điện của tụi em phải chạy máy phát không chỉ lúc điện bị cắt, mà cả khi áp tụt thấp. Khi vẫn đang dùng điện của lưới 110 cũ, máy phát vẫn thường xuyên phải hoạt động vào các giờ cao điểm dù điện chưa bị mất.
Trạm biến thế này tụi em lắp hơn 5 năm rồi (năm 2011). Từ khi có nó điện rất ổn định, chỉ khi giông bão, hay bảo dưỡng đường truyền tải điện mới bị cắt, còn cả ngay lúc giờ cao điểm điệp áp vẫn rất tốt, hầu như không còn phải chạy máy phát vì điện yếu nữa!
Trong khi các cơ sở xung quanh đã nối vào đường 35KV thường xuyên bị cắt điện. Em chỉ đoán do quá tải nên họ cắt điện luân phiên (như hồi tụi em còn sử dụng lưới điện cũ) - do đó nếu sử dụng thì máy phát tụi em sẽ làm việc cũng khá nhiều (không chỉ do điện bị cắt mà còn do chất lượng điện).
Em vừa ra chụp và nhìn ảnh phóng to, đầu vào của nó có 3 nấc: 1: 23,1KV; 2:22KV; 3:20,9KV. Chắc vì lý do này mà phần đông các cơ sở đang sử dụng đường 35KV cho thủy lợi kia chưa chuyển sang lưới điện này (vì sẽ phải thay cái biến áp đang dùng)!