Nhà cháu cũng có tham khảo qua ý kiến mấy thợ, cũng thấy phán như vậy. Nghe thì cũng thấy hợp lý: (thừa gas = máy nén nặng tải --> dễ gây quá nhiệt). Việc xả bớt gas đi thì chắc đơn giản thôi, nhưng chẳng lẽ khi lắp (mới) ban đầu các bác thợ có đầy đủ đồ nghề (đồng hồ đo gas) mà không đo đạc, kiểm tra gì sao? Hay là họ cố tình để vậy nhằm lắp đặt cho nhanh và để "trừ hao" lượng rò rỉ hao hụt dần là vừa..
Không phải vậy đâu cụ, cái đồng hồ gas nó hiển thị áp suất gas (cao áp, thấp áp), tuy nhiên cái này phụ thuộc nhiệt độ thời điểm lắp máy nên có sự chênh lệch nhất định so với tiêu chuẩn yêu cầu, mặt khác ống đồng nối từ dàn lạnh đến dàn nóng cũng có độ dài khác nhau...nên mọi thông số là mang tính tương đối => vì thế mới phân biệt thợ "già" và thợ "trẻ'
Còn vụ nạp thêm gas thì các cụ nên dẹp nếu chú thợ nào đề nghị bổ xung gas trong khi trước đấy máy đang hoạt động bình thường và không bị thủng hay rò chỗ nào trên toàn bộ hệ thống đường ống (cái này phải thay thế hoặc hàn nhé
), về nguyên tắc gas lạnh chạy kín trong đường ống và áp suất cao, do đó nếu có bất cứ sự rò gỉ nào thì chỉ có "hết gas", không có khái niệm hao gas nhé.
Mặt khác gas lạnh cũng là 1 loại chất có tính chất " lão hóa" như mọi loại vật liệu khác, sau quá trình sử dụng thì gas bị lão hóa dần (tất nhiên là rất lâu - cả chục năm
), khi nạp bổ xung gas mới vào sẽ không tốt vì lẫn lộn "tuổi gas"
Vấn đề tiếp là với 1 số loại gas "xanh" (không phá hủy tầng ozone...) thì nó là tổ hợp của nhiều thành phần khác nhau có tỷ lệ khác nhau, khi nạp bổ xung sẽ "sai bét" tỷ lệ này => nhẹ thì giảm hiệu quả của máy, nặng thì ...híc
Còn một vấn đề nữa nó chuyên sau của các cụ chuyên điều hòa hơn nên em chỉ nói qua loa: đó là xuất xứ gas, cái này ít bị để ý nhất, nhưng có nhiều hãng SX gas lạnh khác nhau => giá gas khác nhau
. Vấn đề em bàn không phải là giá mà nếu nạp bổ xung gas có xuất xứ khác với gas nguyên bản của máy cũng là vứn đề tương đối đấy (các cụ tự hiểu nhá)