F1 nhà em học lớp 4 hôm nay nó giải một bài toán thế này mà cô chấm đúng (kết quả thì đúng thật nhưng em không hiểu tại sao nó đúng)
Đề bài này ngày xưa chỉ dành cho HS giỏi thi thố trong các kỳ thi HS giỏi. Tuy nhiên, nếu thi HS giỏi của ngày xưa mà lời giải như này thì 0 điểm là chắc chắn, vì cách giải này chứng tỏ HS chả hiểu gì về lời giải, máy móc và không có tư duy, không xứng danh HS giỏi (hiểu nôm na là copy đâu đó để áp vào, không hiểu sâu sắc).
Thầy cô bây giờ cũng vậy, mang tiếng là dạy nhưng không mấy người hiểu sâu sắc vấn đề, cứ áp đặt công thức vào để ra kết quả, thành thử HS giải kiểu này là đúng thôi.
Đúng ra, bài này là dùng sơ đồ (hoặc có thể dùng phương trình rồi biến đổi để đưa về công thức nhưng cái này quá kiến thức học sinh lớp 4). Theo quy định làm bài ngày xưa mà em biết, nếu công thức không xuất phát từ các định lý hoặc các công thức phổ biến, ví dụ nhưng công thức loại này, thì chúng ta phải qua một công đoạn biến đổi hay lý luận, để rồi rút ra công thức (gọi là xây dựng công thức), sau đó mới áp dụng. Điều đó, nó thể hiện sự am hiểu vấn đề của người giải. Còn giải kiểu này chưa nói lên được người giải có nắm bắt được vấn đề hay không, hay là copy từ đâu đó hoặc ai mớm cho rồi áp vào, nên người chấm sẽ cho 0 điểm.
Có 2 cách để đưa ra công thức này, đó là dùng sơ đồ và lý luận hoặc dùng phương trình và biến đổi. Tuy nhiên, bộ Dục đưa cái này vào giảng dạy phổ thông cho HS e là không ổn. Nếu gặp 1 HS giỏi, biết lý luận, thầy cô hiểu vấn đề vấn lơ mơ (mà rất nhiều đấy, GV tiểu học không giỏi như ta tưởng đâu) thì đảm bảo HS đó quây thầy cô đến chết với những dạng bài như thế này. Cho nên ngày xưa họ chỉ đưa vào dạy ôn thi HS giỏi thôi (và GV cũng phải rất giỏi mới dạy được).