[Funland] Nhờ các cụ giải thích rõ hơn về phim The Big Short

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,206
Động cơ
408,314 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em vừa xem xong phim The Big Short, hay và cuốn quá nhg nhiều thuật ngữ khó hiểu như CDO, e google đọc qua vẫn chưa hiểu kĩ. Trên này nhiều cụ nghề tài chính giải thích giúp e đc ko ạ ? Thanks
.
 

Teen

Xe điện
Biển số
OF-43892
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
2,369
Động cơ
484,098 Mã lực
Cụ thấy cái nào chưa hiểu thì gom hết lên. Em trả lời 1 thể cho cụ nào :))
 
  • Vodka
Reactions: dpl
Biển số
OF-810204
Ngày cấp bằng
5/4/22
Số km
711
Động cơ
16,758 Mã lực
Nghĩa vụ nợ có thế chấp (CDO) là một sản phẩm tài chính có cấu trúc phức tạp được hỗ trợ bởi một nhóm các khoản vay và các tài sản khác và được bán cho các nhà đầu tư tổ chức. CDO là một loại phái sinh cụ thể bởi vì, như tên gọi của nó, giá trị của nó được tính từ một tài sản cơ bản khác.
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,206
Động cơ
408,314 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,206
Động cơ
408,314 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nghĩa vụ nợ có thế chấp (CDO) là một sản phẩm tài chính có cấu trúc phức tạp được hỗ trợ bởi một nhóm các khoản vay và các tài sản khác và được bán cho các nhà đầu tư tổ chức. CDO là một loại phái sinh cụ thể bởi vì, như tên gọi của nó, giá trị của nó được tính từ một tài sản cơ bản khác.
Cụ giải thích xong e thấy khó hiểu hơn :((
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Nôm na là chứng khoán hóa các khoản nợ rồi đem bán. Khi đây là các khoản nợ xấu, ví dụ khoản vay để mua nhà của một người không có đủ thu nhập để trả nợ cho ngân hàng, tức là dưới chuẩn, những chứng khoán này có khả năng sẽ còn rất ít giá trị. Mấy ông nhân vật chính trong phim này tạo ra một chứng khoán khác, là CDS (credit default swap) tạm dịch là hoán đổi rủi ro tín dụng, hiểu là hợp đồng bảo hiểm nợ xấu, rồi mua chúng từ các ngân hàng đầu tư như Moody's.

Nợ đang tốt, tức là người mua nhà trả được tiền gốc và lãi hàng tháng thì bảo hiểm nợ xấu sẽ rẻ. Lúc này mua.

Nợ trở thành xấu thì bảo hiểm tăng, bây giờ thì bán.

Cho một like nha :D Tôi tìm hiểu về khủng hoảng tài chính 2008 rồi nên mới hiểu được phim này.
 

77665508

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-160815
Ngày cấp bằng
15/10/12
Số km
2,267
Động cơ
364,404 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
e ko hiểu lắm về cuộc khủng hoảng 2008 ở Mỹ, nhưng về cơ bán có là 1 sản phẩm tài chính của phố Wall sáng tạo ra, gói các khoản nợ tài chính (có ràng buộc của các bên ngân hàng, bảo hiểm) thành 1 thứ hàng hóa để mua bán trên toàn cầu (đợt đó bên châu Ân cũng chết nặng do nhiều người mua các gói CDO từ Mỹ).
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Nói thêm về chủ đề này. Phim này tôi xem đến lần thứ 2 và có đọc thêm sách (truyện cùng tên) nên có hiểu được phần nào.

Trong chứng khoán, short như trong tên phim nghĩa là bán khống. Khống tức là không có (sở hữu) nó mà lại bán được nó. Để điều này khả thi thì phải làm việc với một ngân hàng đầu tư. Tôi nghĩ là chứng khoán này mai sẽ giảm xuống giá 50, cho nên hôm nay giá nó đang 100 tôi vay chứng khoán của ngân hàng đầu tư để bán, rồi ngày mai nó giảm xuống 50 tôi mua nó để trả lại cho ngân hàng đầu tư.

Ngân hàng đầu tư được thu phí giao dịch của tôi, và không mất gì cả. Họ vẫn sở hữu từng í chứng khoán, ngu gì họ không làm?

Ở đây, lấy trường hợp nhân vật Michael Burry làm ví dụ. Chứng khoán là các khoản nợ về nhà đất đã được chứng khoán hoá và mang đi giao dịch trên thị trường. Michael muốn short món này và đi gặp ngân hàng đầu tư và nói: tạo CDS của món này đi, tôi mua 500 triệu nhoé! Ngân hàng đầu tư nào nỡ chối từ!!! Như vậy, Michael bằng các công cụ tài chính đã bán khống thị trường nhà đất Mỹ vì ông ta cho rằng nó sẽ sụp (giảm giá).

Những nhân vật khác trong phim này bán khống các thị trường khác, như Baum bán khống thị trường tài chính Mỹ, vãi đái chưa. Các bác xem phim này đi, không dễ hiểu đâu, nhưng đáng xem đấy.
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,206
Động cơ
408,314 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nói thêm về chủ đề này. Phim này tôi xem đến lần thứ 2 và có đọc thêm sách (truyện cùng tên) nên có hiểu được phần nào.

Trong chứng khoán, short như trong tên phim nghĩa là bán khống. Khống tức là không có (sở hữu) nó mà lại bán được nó. Để điều này khả thi thì phải làm việc với một ngân hàng đầu tư. Tôi nghĩ là chứng khoán này mai sẽ giảm xuống giá 50, cho nên hôm nay giá nó đang 100 tôi vay chứng khoán của ngân hàng đầu tư để bán, rồi ngày mai nó giảm xuống 50 tôi mua nó để trả lại cho ngân hàng đầu tư.

Ngân hàng đầu tư được thu phí giao dịch của tôi, và không mất gì cả. Họ vẫn sở hữu từng í chứng khoán, ngu gì họ không làm?

Ở đây, lấy trường hợp nhân vật Michael Burry làm ví dụ. Chứng khoán là các khoản nợ về nhà đất đã được chứng khoán hoá và mang đi giao dịch trên thị trường. Michael muốn short món này và đi gặp ngân hàng đầu tư và nói: tạo CDS của món này đi, tôi mua 500 triệu nhoé! Ngân hàng đầu tư nào nỡ chối từ!!! Như vậy, Michael bằng các công cụ tài chính đã bán khống thị trường nhà đất Mỹ vì ông ta cho rằng nó sẽ sụp (giảm giá).

Những nhân vật khác trong phim này bán khống các thị trường khác, như Baum bán khống thị trường tài chính Mỹ, vãi đái chưa. Các bác xem phim này đi, không dễ hiểu đâu, nhưng đáng xem đấy.
Vâng film hay quá cụ nhỉ
 

OTheAh

Xe tăng
Biển số
OF-787130
Ngày cấp bằng
10/8/21
Số km
1,807
Động cơ
-18,861 Mã lực
E kéo về rồi mà chưa xem, để trưa ăn cơm xem vậy
 

kanishi

Xe điện
Biển số
OF-18883
Ngày cấp bằng
21/7/08
Số km
4,709
Động cơ
408,764 Mã lực
Website
tcb100k.com
Nôm na là chứng khoán hóa các khoản nợ rồi đem bán. Khi đây là các khoản nợ xấu, ví dụ khoản vay để mua nhà của một người không có đủ thu nhập để trả nợ cho ngân hàng, tức là dưới chuẩn, những chứng khoán này có khả năng sẽ còn rất ít giá trị. Mấy ông nhân vật chính trong phim này tạo ra một chứng khoán khác, là CDS (credit default swap) tạm dịch là hoán đổi rủi ro tín dụng, hiểu là hợp đồng bảo hiểm nợ xấu, rồi mua chúng từ các ngân hàng đầu tư như Moody's.

Nợ đang tốt, tức là người mua nhà trả được tiền gốc và lãi hàng tháng thì bảo hiểm nợ xấu sẽ rẻ. Lúc này mua.

Nợ trở thành xấu thì bảo hiểm tăng, bây giờ thì bán.

Cho một like nha :D Tôi tìm hiểu về khủng hoảng tài chính 2008 rồi nên mới hiểu được phim này.
chứng khoán hoá các khoản nợ, nếu có người mua các chứng khoán đó, có phải là bên cho vay đã đá được cục nợ cho thằng ngu khác cầm phải ko ạ?
 

traixubac1199

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-694359
Ngày cấp bằng
12/8/19
Số km
1,276
Động cơ
114,258 Mã lực
Tuổi
33
chứng khoán hoá các khoản nợ, nếu có người mua các chứng khoán đó, có phải là bên cho vay đã đá được cục nợ cho thằng ngu khác cầm phải ko ạ?
Có nhiều thằng ngu như cụ nói nó kiếm hàng tỷ đô từ CDO đấy ;))
 

XanhTeA

Xe tải
Biển số
OF-805241
Ngày cấp bằng
25/2/22
Số km
201
Động cơ
7,108 Mã lực
Tuổi
40
Xem phim này em thấy, ở đâu cũng vậy Việt Nam hay thậm chí Mỹ, nước có nền đại kinh tế, trên thị trường tài chính Cash is the King. Nắm được idealism của phim là xong
Mấy cái thuật ngữ CDO, MBS...bla bla trong phim chẳng cần phải để ý nhiều...
không phải nhân vật Vennett từ Deutschbank đã nói à: nhiều cái nghe nguy hiểm thế thôi chứ thực ra họ muốn đơn giảm "leave them f uking alone"
 

traixubac1199

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-694359
Ngày cấp bằng
12/8/19
Số km
1,276
Động cơ
114,258 Mã lực
Tuổi
33
Mấy cụ trên giải thích hàn lâm quá, of toàn grabber sao hiểu được :))

Hiểu 1 cách đơn giản là ông A vay ngân hàng B để mua nhà. Ngân hàng B tạo ra 1 khoản nợ cho ông A. Khoản nợ này được ngân hàng B ( là ngân hàng cho vay) bán cho ngân hàng C ( là ngân hàng đầu tư). Ngân hàng C muốn đống nợ này không nằm yên một chỗ nên tạo thanh khoản cho nó bằng cách đóng gói nhiều món nợ mua được từ ngân hàng B thành một cục, sau đó chia nhỏ ra thành các trái phiếu để bán ra thị trường nhằm kiếm lời. Hay còn được gọi là CDO.

Cái ma mãnh và lọc lõi của ông ngân hàng C này là chủ yếu đóng gói các khoản nợ DƯỚI CHUẨN. Vì sao lại dưới chuẩn thì các cụ phải tìm hiểu thêm về thị trường cho vay mua nhà thời đó ( dân mua nhà rất dễ vì lãi suất thấp, hơn nữa do sự lỏng lẻo về cho vay của các ngân hàng ( cho vay càng nhiều càng tốt để còn bán lại khoản vay cho ngân hàng đầu tư để kiếm lời) nên thị trường nhà đất Mỹ bùng nổ, nhu cầu mua nhà rất cao. Các cụ tưởng tượng là ngay mấy bà dọn rác hay tiếp viên múa cột quán bar cũng mua được nhà). Dẫn đến cho vay dưới chuẩn đạt mức cao kỷ lục 25% trong tổng nợ vay.

Vì vay dưới chuẩn nhiều nên tạo cơ hội cho CDO phát triển và LỘNG HÀNH.

Quay trở lại với ngân hàng đầu tư C, sau khi đóng gói các khoản vay dưới chuẩn và chia nhỏ ra thành các trái phiếu để lưu thông ngược lại trên thị trường, các bố ngân hàng đầu tư mới thêm mắm thêm muối ( thêm gia vị ) vào bằng cách xếp hạng các trái phiếu theo tính rủi ro của các khoản nợ, các trái phiếu xếp hạng Aaa là các trái phiếu tốt ( mẹ, đã là nợ xấu lại có nợ xấu tốt và nợ xấu xấu :))), giống kiểu mấy bố nhà mình đánh giá xếp hạng tín nhiệm ). Chiêu bài này câu kéo rất nhiều con gà bỏ tiền vào mua trái phiếu.

Vì cho vay vô tội vạ , dẫn đến rất nhiều người không có khả năng trả nợ mua nhà khi đến hạn, nguồn cơn của khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 bắt nguồn từ đây. Thị trường mua bán trái phiếu CDO bắt đầu đóng băng và sau đó sụp đổ là điều dễ hiểu. Điều này đã được 1 con sói già phố Wall tiên đoán trước được và kiếm được hàng đống tiền từ sự sụp đổ đó :))

Em vừa xem xong phim The Big Short, hay và cuốn quá nhg nhiều thuật ngữ khó hiểu như CDO, e google đọc qua vẫn chưa hiểu kĩ. Trên này nhiều cụ nghề tài chính giải thích giúp e đc ko ạ ? Thanks
.
 

Quakhoang

Xe buýt
Biển số
OF-799220
Ngày cấp bằng
3/12/21
Số km
846
Động cơ
30,639 Mã lực
Tuổi
32
Ồ, đơn giản lắm bác ạ.
Ở châu Âu họ định nghĩa như sau.

CDO = Convert Dept of Organization

Nghĩa là chuyển đổi nợ của các tổ chức (không phân biết công hay tư) lên đầu nhân dân và người lao động. Kết quả của mọi quá trình OCD sẽ là mỗi người dân phải gánh thêm bao nhiêu.

Ví dụ thế này: Nếu các bác có một tỷ phú từ bất động sản, tỷ phú đó quyết định làm máy bay điện bán cho dân Mỹ bay vào vũ trụ, đương nhiên nhà máy sản xuất máy bay điện được xây bằng tiền vay rồi phải không nào? Và vị tỷ phú đó sẽ chỉ xây tầm 70% giá trị thôi, 30% còn lại có thể bỏ túi chẳng hạn....được hai năm tỷ phú đó lại chuyển sang làm trạm BTS 12G và bỏ làm máy bay điện....quá trình đó cứ tiếp diễn và mỗi một dự án vị tỷ phú đó bỏ túi 30% giá trị....họ có thể đưa tiền đó sang Sing mở công ty chẳng hạn, đó là quyền của họ.....còn nhà máy và vốn vay thì sao? Nó được CDO thành nợ của nhân dân qua rất nhiều hình thức-nhưng hình thức nào đâu quá quan trọng phải không nào? Vì kết quả giống nhau cả, như bác giải toán vậy, miễn đạt điểm thì thôi.

Tất nhiên ở châu Âu họ không thích CDO lắm, họ cũng không cần anh hùng làm gì, họ chỉ cần đời sống ổn định và đi lên. Đương nhiên tôi không đồng ý lắm nhưng vẫn tôn trọng họ thôi vì đó là quan điểm của họ mà. Dù thực tế tôi thấy nhiều cậu ở vài nơi khác lại thích đất nước mình có thật nhiều OCD...thật nhiều hệ sinh thái...& thích được các bậc anh hùng mời một tách trà đặc để nhâm nhi đàm đạo chuyện thế giới.
 

phaodongky

Xe tải
Biển số
OF-347232
Ngày cấp bằng
18/12/14
Số km
413
Động cơ
269,347 Mã lực
Mấy cụ trên giải thích hàn lâm quá, of toàn grabber sao hiểu được :))

Hiểu 1 cách đơn giản là ông A vay ngân hàng B để mua nhà. Ngân hàng B tạo ra 1 khoản nợ cho ông A. Khoản nợ này được ngân hàng B ( là ngân hàng cho vay) bán cho ngân hàng C ( là ngân hàng đầu tư). Ngân hàng C muốn đống nợ này không nằm yên một chỗ nên tạo thanh khoản cho nó bằng cách đóng gói nhiều món nợ mua được từ ngân hàng B thành một cục, sau đó chia nhỏ ra thành các trái phiếu để bán ra thị trường nhằm kiếm lời. Hay còn được gọi là CDO.

Cái ma mãnh và lọc lõi của ông ngân hàng C này là chủ yếu đóng gói các khoản nợ DƯỚI CHUẨN. Vì sao lại dưới chuẩn thì các cụ phải tìm hiểu thêm về thị trường cho vay mua nhà thời đó ( dân mua nhà rất dễ vì lãi suất thấp, hơn nữa do sự lỏng lẻo về cho vay của các ngân hàng ( cho vay càng nhiều càng tốt để còn bán lại khoản vay cho ngân hàng đầu tư để kiếm lời) nên thị trường nhà đất Mỹ bùng nổ, nhu cầu mua nhà rất cao. Các cụ tưởng tượng là ngay mấy bà dọn rác hay tiếp viên múa cột quán bar cũng mua được nhà). Dẫn đến cho vay dưới chuẩn đạt mức cao kỷ lục 25% trong tổng nợ vay.

Vì vay dưới chuẩn nhiều nên tạo cơ hội cho CDO phát triển và LỘNG HÀNH.

Quay trở lại với ngân hàng đầu tư C, sau khi đóng gói các khoản vay dưới chuẩn và chia nhỏ ra thành các trái phiếu để lưu thông ngược lại trên thị trường, các bố ngân hàng đầu tư mới thêm mắm thêm muối ( thêm gia vị ) vào bằng cách xếp hạng các trái phiếu theo tính rủi ro của các khoản nợ, các trái phiếu xếp hạng Aaa là các trái phiếu tốt ( mẹ, đã là nợ xấu lại có nợ xấu tốt và nợ xấu xấu :))), giống kiểu mấy bố nhà mình đánh giá xếp hạng tín nhiệm ). Chiêu bài này câu kéo rất nhiều con gà bỏ tiền vào mua trái phiếu.

Vì cho vay vô tội vạ , dẫn đến rất nhiều người không có khả năng trả nợ mua nhà khi đến hạn, nguồn cơn của khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 bắt nguồn từ đây. Thị trường mua bán trái phiếu CDO bắt đầu đóng băng và sau đó sụp đổ là điều dễ hiểu. Điều này đã được 1 con sói già phố Wall tiên đoán trước được và kiếm được hàng đống tiền từ sự sụp đổ đó :))
Điểm 10 cho cụ vì sự giải thích dễ hiểu. Đến em chả phải grabber mà còn hiểu được :D
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
5,740
Động cơ
524,041 Mã lực
Mấy cụ trên giải thích hàn lâm quá, of toàn grabber sao hiểu được :))

Hiểu 1 cách đơn giản là ông A vay ngân hàng B để mua nhà. Ngân hàng B tạo ra 1 khoản nợ cho ông A. Khoản nợ này được ngân hàng B ( là ngân hàng cho vay) bán cho ngân hàng C ( là ngân hàng đầu tư). Ngân hàng C muốn đống nợ này không nằm yên một chỗ nên tạo thanh khoản cho nó bằng cách đóng gói nhiều món nợ mua được từ ngân hàng B thành một cục, sau đó chia nhỏ ra thành các trái phiếu để bán ra thị trường nhằm kiếm lời. Hay còn được gọi là CDO.

Cái ma mãnh và lọc lõi của ông ngân hàng C này là chủ yếu đóng gói các khoản nợ DƯỚI CHUẨN. Vì sao lại dưới chuẩn thì các cụ phải tìm hiểu thêm về thị trường cho vay mua nhà thời đó ( dân mua nhà rất dễ vì lãi suất thấp, hơn nữa do sự lỏng lẻo về cho vay của các ngân hàng ( cho vay càng nhiều càng tốt để còn bán lại khoản vay cho ngân hàng đầu tư để kiếm lời) nên thị trường nhà đất Mỹ bùng nổ, nhu cầu mua nhà rất cao. Các cụ tưởng tượng là ngay mấy bà dọn rác hay tiếp viên múa cột quán bar cũng mua được nhà). Dẫn đến cho vay dưới chuẩn đạt mức cao kỷ lục 25% trong tổng nợ vay.

Vì vay dưới chuẩn nhiều nên tạo cơ hội cho CDO phát triển và LỘNG HÀNH.

Quay trở lại với ngân hàng đầu tư C, sau khi đóng gói các khoản vay dưới chuẩn và chia nhỏ ra thành các trái phiếu để lưu thông ngược lại trên thị trường, các bố ngân hàng đầu tư mới thêm mắm thêm muối ( thêm gia vị ) vào bằng cách xếp hạng các trái phiếu theo tính rủi ro của các khoản nợ, các trái phiếu xếp hạng Aaa là các trái phiếu tốt ( mẹ, đã là nợ xấu lại có nợ xấu tốt và nợ xấu xấu :))), giống kiểu mấy bố nhà mình đánh giá xếp hạng tín nhiệm ). Chiêu bài này câu kéo rất nhiều con gà bỏ tiền vào mua trái phiếu.

Vì cho vay vô tội vạ , dẫn đến rất nhiều người không có khả năng trả nợ mua nhà khi đến hạn, nguồn cơn của khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 bắt nguồn từ đây. Thị trường mua bán trái phiếu CDO bắt đầu đóng băng và sau đó sụp đổ là điều dễ hiểu. Điều này đã được 1 con sói già phố Wall tiên đoán trước được và kiếm được hàng đống tiền từ sự sụp đổ đó :))
Chắc vẫn đúng luật nên chả bố nào đi tù chứ hậu quả thì khỏi bàn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top