[Funland] Nhờ các cụ giải thích rõ hơn về phim The Big Short

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,206
Động cơ
408,314 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mấy cụ trên giải thích hàn lâm quá, of toàn grabber sao hiểu được :))

Hiểu 1 cách đơn giản là ông A vay ngân hàng B để mua nhà. Ngân hàng B tạo ra 1 khoản nợ cho ông A. Khoản nợ này được ngân hàng B ( là ngân hàng cho vay) bán cho ngân hàng C ( là ngân hàng đầu tư). Ngân hàng C muốn đống nợ này không nằm yên một chỗ nên tạo thanh khoản cho nó bằng cách đóng gói nhiều món nợ mua được từ ngân hàng B thành một cục, sau đó chia nhỏ ra thành các trái phiếu để bán ra thị trường nhằm kiếm lời. Hay còn được gọi là CDO.

Cái ma mãnh và lọc lõi của ông ngân hàng C này là chủ yếu đóng gói các khoản nợ DƯỚI CHUẨN. Vì sao lại dưới chuẩn thì các cụ phải tìm hiểu thêm về thị trường cho vay mua nhà thời đó ( dân mua nhà rất dễ vì lãi suất thấp, hơn nữa do sự lỏng lẻo về cho vay của các ngân hàng ( cho vay càng nhiều càng tốt để còn bán lại khoản vay cho ngân hàng đầu tư để kiếm lời) nên thị trường nhà đất Mỹ bùng nổ, nhu cầu mua nhà rất cao. Các cụ tưởng tượng là ngay mấy bà dọn rác hay tiếp viên múa cột quán bar cũng mua được nhà). Dẫn đến cho vay dưới chuẩn đạt mức cao kỷ lục 25% trong tổng nợ vay.

Vì vay dưới chuẩn nhiều nên tạo cơ hội cho CDO phát triển và LỘNG HÀNH.

Quay trở lại với ngân hàng đầu tư C, sau khi đóng gói các khoản vay dưới chuẩn và chia nhỏ ra thành các trái phiếu để lưu thông ngược lại trên thị trường, các bố ngân hàng đầu tư mới thêm mắm thêm muối ( thêm gia vị ) vào bằng cách xếp hạng các trái phiếu theo tính rủi ro của các khoản nợ, các trái phiếu xếp hạng Aaa là các trái phiếu tốt ( mẹ, đã là nợ xấu lại có nợ xấu tốt và nợ xấu xấu :))), giống kiểu mấy bố nhà mình đánh giá xếp hạng tín nhiệm ). Chiêu bài này câu kéo rất nhiều con gà bỏ tiền vào mua trái phiếu.

Vì cho vay vô tội vạ , dẫn đến rất nhiều người không có khả năng trả nợ mua nhà khi đến hạn, nguồn cơn của khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 bắt nguồn từ đây. Thị trường mua bán trái phiếu CDO bắt đầu đóng băng và sau đó sụp đổ là điều dễ hiểu. Điều này đã được 1 con sói già phố Wall tiên đoán trước được và kiếm được hàng đống tiền từ sự sụp đổ đó :))
Thanks cụ
Cụ giải thích quá là dễ hiểu ạ <3
May VN mình chưa có kiểu này chứ với tính dân VN thích mua bất động sản chắc vay dưới chuẩn là 100 tr dân mua hết @@
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Thanks cụ
Cụ giải thích quá là dễ hiểu ạ <3
May VN mình chưa có kiểu này chứ với tính dân VN thích mua bất động sản chắc vay dưới chuẩn là 100 tr dân mua hết @@
Có rồi đó. 1 kiểu khác thôi
Ngôi sao Việt lập dự án, phát hành trái phiếu. Tân Hoàng minh mua hết sau đó phân phối ra ngoài dưới dạng hợp đồng lãi suất linh hoạt. 1 dạng phái sinh thôi.
Giờ thằng ngôi sao Việt không có tiền trả thì sập.
 
Chỉnh sửa cuối:

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,534
Động cơ
232,569 Mã lực
Tuổi
48
Mấy cụ trên giải thích hàn lâm quá, of toàn grabber sao hiểu được :))

Hiểu 1 cách đơn giản là ông A vay ngân hàng B để mua nhà. Ngân hàng B tạo ra 1 khoản nợ cho ông A. Khoản nợ này được ngân hàng B ( là ngân hàng cho vay) bán cho ngân hàng C ( là ngân hàng đầu tư). Ngân hàng C muốn đống nợ này không nằm yên một chỗ nên tạo thanh khoản cho nó bằng cách đóng gói nhiều món nợ mua được từ ngân hàng B thành một cục, sau đó chia nhỏ ra thành các trái phiếu để bán ra thị trường nhằm kiếm lời. Hay còn được gọi là CDO.

Cái ma mãnh và lọc lõi của ông ngân hàng C này là chủ yếu đóng gói các khoản nợ DƯỚI CHUẨN. Vì sao lại dưới chuẩn thì các cụ phải tìm hiểu thêm về thị trường cho vay mua nhà thời đó ( dân mua nhà rất dễ vì lãi suất thấp, hơn nữa do sự lỏng lẻo về cho vay của các ngân hàng ( cho vay càng nhiều càng tốt để còn bán lại khoản vay cho ngân hàng đầu tư để kiếm lời) nên thị trường nhà đất Mỹ bùng nổ, nhu cầu mua nhà rất cao. Các cụ tưởng tượng là ngay mấy bà dọn rác hay tiếp viên múa cột quán bar cũng mua được nhà). Dẫn đến cho vay dưới chuẩn đạt mức cao kỷ lục 25% trong tổng nợ vay.

Vì vay dưới chuẩn nhiều nên tạo cơ hội cho CDO phát triển và LỘNG HÀNH.

Quay trở lại với ngân hàng đầu tư C, sau khi đóng gói các khoản vay dưới chuẩn và chia nhỏ ra thành các trái phiếu để lưu thông ngược lại trên thị trường, các bố ngân hàng đầu tư mới thêm mắm thêm muối ( thêm gia vị ) vào bằng cách xếp hạng các trái phiếu theo tính rủi ro của các khoản nợ, các trái phiếu xếp hạng Aaa là các trái phiếu tốt ( mẹ, đã là nợ xấu lại có nợ xấu tốt và nợ xấu xấu :))), giống kiểu mấy bố nhà mình đánh giá xếp hạng tín nhiệm ). Chiêu bài này câu kéo rất nhiều con gà bỏ tiền vào mua trái phiếu.

Vì cho vay vô tội vạ , dẫn đến rất nhiều người không có khả năng trả nợ mua nhà khi đến hạn, nguồn cơn của khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 bắt nguồn từ đây. Thị trường mua bán trái phiếu CDO bắt đầu đóng băng và sau đó sụp đổ là điều dễ hiểu. Điều này đã được 1 con sói già phố Wall tiên đoán trước được và kiếm được hàng đống tiền từ sự sụp đổ đó :))
Mấu chốt của khủng hoảng không phải từ CDO nước 1, mà là từ CDO nước 2, nước 3... nước 1,2,3 đến n đều xuất phát từ 1 cục nợ ban đầu là các khoản cho vay của ngân hàng B được đóng gói...
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,206
Động cơ
408,314 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có rồi đó. 1 kiểu khác thôi
Ngôi sao Việt lập dự án, phát hành trái phiếu. Tân Hoàng minh mua hết sau đó phân phối ra ngoài dưới dạng hợp đồng lãi suất linh hoạt. 1 dạng phái sinh thôi.
Giờ thằng ngôi sao Việt không có tiền trả thì sập.
E đang nói vấn đề vay dễ dàng ở trang ý ạ. Nếu VN cho vay dưới chuẩn dễ như Mỹ hồi 200x thì 100% dân mình đi mua :D
Và vỡ sẽ nhanh hơn :(
 

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
4,066
Động cơ
385,150 Mã lực
E đang nói vấn đề vay dễ dàng ở trang ý ạ. Nếu VN cho vay dưới chuẩn dễ như Mỹ hồi 200x thì 100% dân mình đi mua :D
Và vỡ sẽ nhanh hơn :(
VN thì đào đâu ra mấy ông ngân hàng đầu tư đủ bản lĩnh để phát hành CDO hả cụ?? ;)))

Mấu chốt của việc phát hành CDO là có bank bảo lãnh nên mới có người mua. Sau khủng hoảng thì một loạt bank đầu tư của Mỹ cũng lao đao, có chú cả trăm tuổi cũng log out như Lehman Brothers kia kìa :)))
 
  • Vodka
Reactions: dpl

Belat Missan

Xe điện
Biển số
OF-779823
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
2,440
Động cơ
0 Mã lực
Thực chất là chuyển nợ cho gà tin vào mấy cái đánh giá tín nhiệm.
Như cụ trên bảo thì cái hợp đồng đầu tư trái phiếu của THM cũng dạng thế.
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,206
Động cơ
408,314 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thực chất là chuyển nợ cho gà tin vào mấy cái đánh giá tín nhiệm.
Như cụ trên bảo thì cái hợp đồng đầu tư trái phiếu của THM cũng dạng thế.
Trái phiếu THM có đc đánh giá tín nhiệm ko ạ? Hay là chỉ dựa vào niềm tin THM là cty to
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,206
Động cơ
408,314 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
VN thì đào đâu ra mấy ông ngân hàng đầu tư đủ bản lĩnh để phát hành CDO hả cụ?? ;)))

Mấu chốt của việc phát hành CDO là có bank bảo lãnh nên mới có người mua. Sau khủng hoảng thì một loạt bank đầu tư của Mỹ cũng lao đao, có chú cả trăm tuổi cũng log out như Lehman Brothers kia kìa :)))
Vâng. VN cho vay dưới chuẩn là toang ngay vì nợ xấu nhiều quá :(
 

Xamuxami

Xe tải
Biển số
OF-167638
Ngày cấp bằng
20/11/12
Số km
234
Động cơ
300,650 Mã lực
Screenshot_20220508-123143.png

Có giải thích chi tiết đây cụ chủ thớt
 
  • Vodka
Reactions: dpl

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
4,066
Động cơ
385,150 Mã lực
Vâng. VN cho vay dưới chuẩn là toang ngay vì nợ xấu nhiều quá :(
Cái trò này nó giống như bán bảo hiểm đấy, cứ đều đều thì không sao, chứ đồng loạt sập hoặc đổ vỡ dây chuyền là thằng bảo hiểm vỡ mồm ngay. Giá nhà thì nó lên mãi làm sao được, sẽ có lúc nó dừng, hoặc thổi giá ảo cao quá nó toang cmn luôn :)). Bên Mỹ hồi đó giá nhà rất rẻ vì hệ lụy sau khủng hoảng nhà đất. Em nhớ hồi đó dân Việt cũng ôm tiền sang mua cũng lắm, tầm 500-600k đô là được căn biệt thự to tướng rồi.

Nợ xấu mà nó kiểm soát được, thì cái CDO này nó lại có lợi. Tuy nhiên hồi đó nó phình ra to quá. 90% CDO phát hành trên cơ sở nợ dưới chuẩn. Cứ có nợ dưới chuẩn nào ra là ngân hàng cho vay nó bán luôn cho ngân hàng đầu tư để CDO hóa. Thế nên nó thành cái dây truyền thổi bong bóng bất động sản ngày càng cao lên:

1. Khách hàng có thu nhập ít cũng mua được nhà - > đua nhau mua nhà.

2. Càng mua nhiều nhà thì càng nhiều nợ -> ngân hàng cho vay rất thích điều này -> càng cho vay nhiều.

3. Có bao nhiêu nợ của ngân hàng cho vay thì ông ngân hàng đầu tư bao hết, chứng khoán hóa rồi bán ra thị trường thu phí khủng.

4. Mấy thằng đánh giá tín nhiệm thì càng sướng, cứ hàng ra đến đâu chúng nó nhảy vào đánh giá và thu phí

Nên lúc thị trường đang sôi động thì cả 4 ông trên như lên đồng , vì ông nào cũng có lợi ích trong đó cả.

Khi nguồn nợ dưới chuẩn bắt đầu khan hiếm và hết hàng vì nhu cầu quá cao và nóng, thì bọn đầu sỏi chúng nó lại nghĩ ra cái CDS để vặt lông gà tiếp. CDS nó dựa trên CDO, nôm na là chứng khoán hóa các khoản bảo hiểm rủi ro cho trái phiếu CDO nếu CDO mà bị sập. Đương nhiên là lúc đó CDS lại hút hàng, và thị trường cứ phình to mãi đến khi...bùm :)))))
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,206
Động cơ
408,314 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Michael Burry là nhân vật có thật đúng ko ạ?
e vừa xem lại film lần 2 vì hay quá :))
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,206
Động cơ
408,314 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái trò này nó giống như bán bảo hiểm đấy, cứ đều đều thì không sao, chứ đồng loạt sập hoặc đổ vỡ dây chuyền là thằng bảo hiểm vỡ mồm ngay. Giá nhà thì nó lên mãi làm sao được, sẽ có lúc nó dừng, hoặc thổi giá ảo cao quá nó toang cmn luôn :)). Bên Mỹ hồi đó giá nhà rất rẻ vì hệ lụy sau khủng hoảng nhà đất. Em nhớ hồi đó dân Việt cũng ôm tiền sang mua cũng lắm, tầm 500-600k đô là được căn biệt thự to tướng rồi.

Nợ xấu mà nó kiểm soát được, thì cái CDO này nó lại có lợi. Tuy nhiên hồi đó nó phình ra to quá. 90% CDO phát hành trên cơ sở nợ dưới chuẩn. Cứ có nợ dưới chuẩn nào ra là ngân hàng cho vay nó bán luôn cho ngân hàng đầu tư để CDO hóa. Thế nên nó thành cái dây truyền thổi bong bóng bất động sản ngày càng cao lên:

1. Khách hàng có thu nhập ít cũng mua được nhà - > đua nhau mua nhà.

2. Càng mua nhiều nhà thì càng nhiều nợ -> ngân hàng cho vay rất thích điều này -> càng cho vay nhiều.

3. Có bao nhiêu nợ của ngân hàng cho vay thì ông ngân hàng đầu tư bao hết, chứng khoán hóa rồi bán ra thị trường thu phí khủng.

4. Mấy thằng đánh giá tín nhiệm thì càng sướng, cứ hàng ra đến đâu chúng nó nhảy vào đánh giá và thu phí

Nên lúc thị trường đang sôi động thì cả 4 ông trên như lên đồng , vì ông nào cũng có lợi ích trong đó cả.

Khi nguồn nợ dưới chuẩn bắt đầu khan hiếm và hết hàng vì nhu cầu quá cao và nóng, thì bọn đầu sỏi chúng nó lại nghĩ ra cái CDS để vặt lông gà tiếp. CDS nó dựa trên CDO, nôm na là chứng khoán hóa các khoản bảo hiểm rủi ro cho trái phiếu CDO nếu CDO mà bị sập. Đương nhiên là lúc đó CDS lại hút hàng, và thị trường cứ phình to mãi đến khi...bùm :)))))
Chính phủ Mỹ ko nhìn ra điều này để can thiệp sớm ạ?
 

Belat Missan

Xe điện
Biển số
OF-779823
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
2,440
Động cơ
0 Mã lực
Trái phiếu THM có đc đánh giá tín nhiệm ko ạ? Hay là chỉ dựa vào niềm tin THM là cty to
Trái phiếu thì đc các cơ quan có thẩm quyền cho phép, ngân hàng bảo lãnh phát hành,...Nhìn thôi đã thấy tín nhiệm.

Cái của THM là hợp đồng đầu tư, niềm tin là chắc! :))
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
E đang nói vấn đề vay dễ dàng ở trang ý ạ. Nếu VN cho vay dưới chuẩn dễ như Mỹ hồi 200x thì 100% dân mình đi mua :D
Và vỡ sẽ nhanh hơn :(
Thì như link đã dẫn đó cụ. Tân Hoàng minh phát hành trái phiếu, cũng là vay từ người cá nhân nhỏ lẻ. Nhưng không có ai thẩm định tài chính, thẩm định năng lực của bên phát hành. Dân thì ham lãi cao, cứ mua thôi.
Bản chất em thấy cũng vậy
 

mypleasure

Xe buýt
Biển số
OF-156676
Ngày cấp bằng
13/9/12
Số km
904
Động cơ
357,148 Mã lực
Em vừa xem xong phim The Big Short, hay và cuốn quá nhg nhiều thuật ngữ khó hiểu như CDO, e google đọc qua vẫn chưa hiểu kĩ. Trên này nhiều cụ nghề tài chính giải thích giúp e đc ko ạ ? Thanks
.
Nôm na nó tương đương một loại trái phiếu cụ mua, trả lãi tương đối tốt so với xếp hạng tín nhiệm. Trái phiếu doanh nghiệp thông thường như ở VN cụ thường thấy thì DN đi vay và trả bằng lợi nhuận họ làm ra - tạm gọi là tự nhiên. Còn món này "nhân tạo" hay Tây gọi là "tổng hợp" ở chỗ có 1 thằng SPV đứng ra mua lại hổ lốn trái phiếu, các khoản vay từ banks đổ thành đống, nó đương nhiên trở thành chủ nợ, có dòng tiền dương. Nhưng nó ko thụ động đợi đáo hạn thu lãi mà cắt khoanh thành trái phiếu/chứng chỉ nợ gọi là CDO bán cho các cụ theo 1 cách phân loại theo rủi ro, lợi suất khác nhau gọi là tranch. Vấn đề là các khoản nợ nó mua chủ yếu là liên quan đến BĐS, về mông má lại (VD như thuê xếp hạng tín nhiệm và dùng nhiều thủ thuật tài chính) để bán được giá cao. Còn khi BĐS xuống thì các cụ mua giống trái chủ THM vừa rồi đấy.

Bên Mẽo việc các banks địa phương cho vay xong bán nợ để cho vay tiếp, liên tục quay vòng vốn là bình thường nên xuất hiện đám SPV.

Năm 2008 khủng hoảng nổ ra nhiều người cho rằng có nguyên nhân từ CDO là vì vậy. Tất nhiên nói do nó, hay nó chỉ là phương tiện thì cãi nhau cả ngày. Nói chung cả làng đều vay nợ, mà đổ tiền vào mấy chỗ đầu cơ, không làm tăng lợi ích kinh tế thực thì sớm muộn cũng xuống hố cả nút, ở đâu cũng vậy.
 

Teen

Xe điện
Biển số
OF-43892
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
2,369
Động cơ
484,098 Mã lực
Film lại ko phải hay ở mấy cái sp khó hiểu kia :))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top