Thứ nhất Ngô Bảo Châu chưa đủ tầm để là thiên tài. Tầm cỡ như Ngô Bảo Châu thế giới có rất nhiều.Chả phản Giáo Dục chút nào!
Việt Nam đầy dẫy thiên tài về các mặt!!
Ngô Bảo Châu là thiên tài về toán học cuối thể kỷ XX
Bây giờ là thế kỷ XXI thì sẽ có thiên tài toán học giải được Bài Toán Cổ Của Việt Nam này.
BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
(Nguyễn Trãi - Tự Là Ức Trai)
...Như Nước Đại Việt Ta Từ Trước;
Vốn Xưng Nền Văn Hiến Đã Lâu;
Tuy Mạnh Yếu có lúc khác nhau;
Xong, Hào Kiệt Đời Nào Cũng Có!!!...
Mấy cái gọi là "bài toán cổ VN" như thế này không có lợi cho phát triển tư duy của trẻ. Ví dụ bài toán trên nếu thẳng tưng thì 40m nhưng sẽ quá phức tạp với tư duy của trẻ lớp 1. Còn nếu đáp số không phải 40m thì nó sẽ dựa vào 1 yếu tố ẩn đi đại loại như "Trên cành cây có 3 con chim. Người đi săn bắn rơi 1 con. Hỏi trên cành cây còn mấy con chim?" có đáp số là "0 bởi vì 2 con còn lại nghe tiếng súng bay đi mất". Cái ẩn đi là "nghe tiếng súng chim sợ bay đi". Nghe thì tưởng có lý, nhưng những cái mẹo vặt như thế phá hỏng tư duy khoa học của trẻ, nó khiến trẻ hiểu có thể tùy tiện tạo giả thiết đưa vào trong bài mà không cần nêu tường minh. Như con em chắc chắn em dạy câu trả lời bài toán em nêu ra là 2, nếu như muốn câu trả lời là 0 thì phải nêu rõ "biết rằng sau khi nghe tiếng súng chim sợ bay đi" mới được, chứ còn không thì súng có thể là súng giảm thanh, chim có thể điếc.
Về sau cũng vậy, giả thiết ban đầu là phải tường minh và mọi người đồng ý với nhau, chứ còn 1 người ngấm ngầm theo 1 kiểu thì chết.
Ngắn gọn là những bài toán thế này có hại cho tư duy trẻ. Chẳng hiểu lúc đi học chủ thớt đạt được thành tích gì, thu được ích lợi gì từ những bài toán kiểu như thế này mà giờ mang ra nhồi sọ các cháu?
Chỉnh sửa cuối: