Các cụ ơi, đừng tư vấn giúp em là làm gì, thay cái nào hãng nào để cải thiện mà lạc đề nhé. Trong thớt này em chỉ muốn nhờ các cụ giải nghĩa cho em xem từng thứ một trong 3 cái kia nó có tác dụng gì trong việc phát âm thanh trên xe, và nếu thay đồ tốt vào thì sẽ nhận thấy sự khác biệt ra sao.
Ví dụ thế này ạ (em chỉ ví dụ thế để các cụ hình dung em đang muốn tìm hiểu cái gì thôi ạ chứ em ko biết là đúng hay sai đâu nhé)
- Loa: để phát ra âm thanh từ nguồn
- Amply: để khuếch đại tín hiệu (hay là khuếch đại âm thanh ạ ?)
- Subwoofer: để tăng âm trầm --> nếu dùng hàng xịn thì âm bass ngon hơn, tiếng ở vùng thấp nghe rõ và trong hơn, trống đập ầm ầm hơn...
- Mấy món này có liên quan gì đến nhau? Tại sao phải mua Amply hoặc là HU tốt để có thể "kéo được loa" (em đọc hay thấy mấy cụ viết thế mà chả hiểu gì hehe
)
1/. Ampli (Amplifier, Amplificator) là một hệ thống có khả năng khuếch đại biên độ hay (và) cường độ của một nguồn tín hiệu lên đến mức yêu cầu.
- Nói như thế thì trong trường hợp của anh, nó là bộ khuếch đại tín hiệu âm tần để phát ra một bộ loa, theo yêu cầu âm lượng, âm sắc và cường độ âm cho phép.
- Khi mua ampli ta cần chú ý đến các chỉ tiêu kỹ thuật sau :
* Công suất : Cần phân biệt công suất hiệu dụng (WP - Working Power) và công suất đỉnh (MP - Musíc Power và PMPO - Peak Muíc Power Output). Đừng quá ngạc nhiên khi một cái Ampli "khùng" (không phải khủng) dám ghi ... 1.000 W mà đo bằng Watt metter chỉ có ... 40 W. PMPO "cao ngất trời xanh" đôi khi là chỉ tiêu thương mại có tính ... lừa đảo mặc dù nó là chỉ tiêu kỹ thuật có thực.
Công suất hiệu dụng này phải phù hợp với hệ thống loa của mình. Nói chung là ampli có thể đáp ứng tốt cho hệ thống loa có 4 lần công suất hiệu dụng của nó.
Công suất của hệ thống loa với âm nhạc thính phòng theo EUS (EU Standard) là 0,5 W / mét khối phòng và không quá 80 dB peak.
* Độ cân bằng khuếch đại và đáp tuyến tần số : Tai người nhạy cảm nhất ở tần số âm thanh trung bình (800 Hz đến 3000 Hz), vì vậy mà ampli phài có khả năng tăng giảm độ khuếch đại tần số ở vùng âm trầm (và cực trầm) và vùng âm cao (và cực cao) để cân bằng hiệu ứng thính giác trên suốt dải âm tai nghe. Đa số các ampli kiểu "bán kẹo kéo" nghe rất rôm rả chủ yếu ở âm vực trung bình (medium) nhưng "bất lực" trước các âm cao hay thấp, chưa và không bao giờ có thể là âm thanh nghe nhạc.
Nói theo quan điểm âm thanh âm nhạc hiện đại thì ampli phải đáp ứng khuếch đại tốt ở vùng âm thanh từ 10 Hz đến 75.000 Hz.
Đáp tuyến tấn số của ampli phải phẳng trong đoạn 30Hz đến 20.000 Hz.
Chú thích thêm nè : tại sao cần đáp ứng trong khoảng âm tần rộng đến 10 Hz đến 75.000 Hz "thấy ghê" như thế ? Vì dù cho trên 20.000 Hz và dưới 80 Hz thì tai người hết nghe nổi và gọi là siêu âm (ultrasonic) hay hạ âm (undersonic), nhưng những cảm giác mang lại từ sự rung động của các màng trong cơ thể như hoành cách mô, màng não ... do tác dụng của các âm thanh này mang lại vẫn tồn tại, và nó tạo ra sự khác biệt rất lớn giữa âm thanh điện tử với âm thanh "sống". Ví dụ sinh động nhất là, một cái piano bình thường cũng tạo những cảm thụ âm nhạc sâu sắc và ấn tượng cao đến nỗi các piano điện tử khó có thể nào mô phỏng được.
* Độ méo và nhiễu : trong dải tần và biên độ tín hiệu mà ampli khuếch đại, nó có thể tạo ra các méo tần số, méo dạng điểm giao và méo dạng phi tuyến v.v... và các nhiễu hay khuếch đại các nhiễu. Có nhiều dạng mạch chống nhiễu gọi chung là Noise Reduction (NR) như Dolby hay Dolby NR chẳng hạn. Và một số trong các kỹ thuật chống nhiễu đó trở thành bí mật quốc gia của vài nước.
Để lập đáp tuyến tần số và xác định độ méo thì cần các máy móc chuyên dụng, nhưng những người có trình độ thẩm âm cao vẫn xác định được. Kinh nghiệm của họ xác lập từ cảm thụ âm thanh và âm nhạc từ nhiều bộ phận trong cơ thể, rất phức tạp và có thể nói là không có cách nào diễn đạt.
* Tổng trở vào và ra của ampli (input - output - impedance) : Đây là chỉ tiêu thuần túy kỹ thuật. Nó cần thiết để phối hợp tốt với nhiều nguồn âm thanh và hệ thống loa trong các điều kiện khác nhau để đạt các hiệu quả âm thanh cao nhất có thể. Có nhiều mức tổng trở khác nhau để chọn lựa cách đấu nối phù hợp.
* Và nhiều chỉ tiêu khác nữa.
Ví dụ, ampli thính khán phòng chuyên nghiệp Telefunken7733 có công suất hiệu dụng 4,5 KVA - giá hơn 300.000 đô la Mỹ, có các chỉ tiêu sau đây :
- 6 Channels in - out.
- Aux Input impedance 2 ohm, 4 ohm, 8 ohm, 16 ohm & 32 ohm.
- Line in impedance 100 ohm, 250 ohm & 600 ohm.
- 4 Mic in impedance 1K, 10K, 22K, 50K & 150K.
- Output : UltraWoofer, SubWoofer, Woofer, Low Medium, Center Medium, High Medium, Tweeter & SupTweeter. (2 Ohm, 4 Ohm, 8 Ohm, 16 Ohm, 32 Ohm & 600 Ohm).
- Lineout digital & analog.
- Echo & reverb control.
- Frequency Reponse : linear 10 Hz to 75.000 Hz.
- 240 speakers part, Ceramic speaker inside.
Bài này em trích dẫn cho cụ đọc hiểu. Còn nôm na thì cực đơn giản - do đầu HU chỉ ra công suất PEAK là khoảng 50 - 70 watt, RMS chỉ khoảng 18 - 22 watt nên khi chuyển tín hiệu ra các sub trầm có RMS khoảng 150 - 200 watt (sub gầm, sub điện) thì cần có 1 bộ khuếch đại để nó ra được công suất tương ứng này. Đó là nhiệm vụ của ampli.
Có thí dụ khác, giống như bộ chuyển nguồn từ 12V thành 220V để có thể cắm các thiết bị điện tử khác