- Biển số
- OF-134451
- Ngày cấp bằng
- 14/3/12
- Số km
- 10
- Động cơ
- 370,600 Mã lực
em có 2 em pentax nhưng vẫn lớ ngớ lắm, có bác nào dùng hàng này chỉ em mới
Có tí đất là hố vôi của cụ đã bớt sâu rồi đấy, kkem xin tí đất để tham khảo ợ.
cám ơn bài viết cụ cụ nhiều.5.Vùng ảnh rõ (Depth of field).
5.1.Khái niệm:
Khi chúng ta nhìn xung quanh- quyển sách cầm ở trên tay, cái ghế trong phòng hay bất cứ vật thể nào đều sắc nét. Chúng ta có được khả năng này do mắt người luôn tự động chỉnh tiêu cự (điều chỉnh thấu kính trong mắt) mỗi khi chúng ta “nhìn” làm ảnh của chủ đề luôn hiện lên võng mạc.
Tuy nhiên hình ảnh chúng ta thu được khi chụp không phải lúc nào cũng giống với hình ảnh chúng ta nhìn thấy. Để hiểu rõ điều này chúng ta cần hiểu về hệ thống canh nét của máy ảnh và khái niệm vùng ảnh rõ. Khi chụp ảnh bạn đã xác định chủ đề cần chụp (Chẳng hạn như anh chàng bán xăng ), sau đó điều chỉnh lấy nét (canh nét) - đây lại là yếu tố sống còn quyết định vùng nào trên hình ảnh sẽ sắc nét nhất- vùng này thường được gọi là mặt phẳng rõ nét (plane of critical focus) - thực chất là điều chỉnh thấu kính trong ống kính để chủ đề hiện lên mặt film mà thôi.
Vật thể nào nằm trên mặt phẳng rõ nét sẽ có hình ảnh sắc nét nhất khi được chụp. Đối với máy ảnh canh nét tự động, mặt phẳng rõ nét này sẽ di chuyển ra xa hoặc vào gần mỗi khi hướng máy ảnh vào chủ thể ở xa hoặc ở gần hơn.
Về mặt lý thuyết chỉ có các vật, chủ thể nằm trên mặt phẳng rõ nét là có hình ảnh rõ nét nhất bởi được hội tụ chính xác trên mặt phẳng tiêu cự, nhưng trên thực tế sẽ dễ dàng nhận thấy có một khoảng không gian nhất định vẫn có hình ảnh rõ nét ở mức chấp nhận được, vùng này được gọi là vùng ảnh rõ (depth of field). Chủ thể nằm trong vùng ảnh rõ luôn có hình ảnh sắc nét tuy nhiên nếu càng ở xa mặt phẳng rõ nét thì mức độ sắc nét càng giảm.
Khoảng không gian từ A đến C được gọi là vùng ảnh rõ, B là mặt phẳng rõ nét.
5.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến vùng ảnh rõ:
5.2.1. Độ mở ống kính (Aperture):
Nếu như muốn tăng thêm khoảng không gian sẽ hiện ra rõ nét trên bức ảnh người chụp chỉ việc tăng vùng ảnh rõ thông qua việc giảm độ mở ống kính.
Nếu như muốn giảm khoảng không gian sẽ hiện ra rõ nét trên bức ảnh thì chỉ cần giảm vùng ảnh rõ thông qua việc tăng độ mở ống kính (thường áp dụng khi chụp chân dung hay những trường hợp muốn làm nổi bật chụp đề chụp hạn chế yếu tố gây mất tập trung được tạo ra bởi hình ảnh của các chủ thể xung quanh).
Mà độ mở ống kính được chúng ta biết đến thông qua khẩu độ (f 2.8, f5.6, f11, f16...) nên từ nay để thống nhất tôi sẽ chỉ nói về khẩu độ. Vậy bạn hãy nhớ nguyên tắc:
- Giá trị khẩu độ càng nhỏ (giá trị f nhỏ) thì vùng ảnh rõ càng cạn (small f-numbers = less depth of field).
- Giá trị khẩu độ càng lớn thì vùng ảnh rõ càng nhiều (big f-numbers = more depth of field.)
Mẹo nhỏ:
- Để kiểm soát vùng ảnh rõ chỉ cần chuyển máy sang chế độ chụp ưu tiên độ mở ống kính (Aperture priority- trên máy ảnh chế độ chụp này thường có ký hiệu là Av...) sau đó tăng hoặc giảm độ mở ống kính để giảm hoặc tăng vùng ảnh rõ, tốc độ trập tương ứng sẽ do máy ảnh tự tính toán lựa chọn giúp người chụp.
Khi nắm vững cách thức điều khiển vùng ảnh rõ, người chụp sẽ hoàn toàn thoải mái tự tin trong việc quyết định vùng không gian nào sẽ hiện rõ trên bức ảnh và vùng nào sẽ không hiện rõ.
5.2.2.Tiêu cự của ống kính (focal length):
Tiêu cự ống kín là khoảng cách từ tâm của ống kín đến mặt phim (hoặc mặt phẳng có chứa cảm biến (sensor) đối với máy ảnh số (Focal Plane)).
Khoảng cách này được tính bằng mm. Bạn sẽ thấy có ống kính chỉ ghi 35mm, 50mm hoặc lại ghi 24-85mm, 80-200mm. Đó chính là hai loại ống kính, một là loại có tiêu cự cố định, hai là loại có zoom.
Ví dụ ống kính 70-300mm của Nikon
Tiêu cự của ống kính ảnh hưởng đến vùng ảnh rõ theo quy luật:
- Tiêu cự càng bé thì vùng ảnh rõ càng sâu.
- Tiêu cự càng lớn thì vùng ảnh rõ càng nông.
Nếu như zoom ra xa (zoom out) thì độ sâu của vùng ảnh rõ sẽ tăng lên. nếu như zoom lại gần (zoom in) thì vùng ảnh rõ sẽ cạn đi. Hạn chế sử dụng zoom ở mức tối đa bởi chất lượng của hình ảnh thường bị giảm do hạn chế về đặc tính kỹ thuật cũng như hiện tượng máy bị rung (rung tay) cũng sẽ tăng lên rõ rệt (do quy tắc tốc độ an toàn tối thiểu nhé :lol: ).
Từ quy luật trên ta có thể rút ra một hệ quả là:
- Cùng một khẩu độ chụp với ống kính tiêu cự ngắn sẽ có độ nét sâu hơn ống kinh tiêu cự dài. Hệ quả này được minh họa như ảnh dưới đây:
5.2.3. Khoảng cách từ máy ảnh tới đối tượng chụp (distance to the subject):
- Khoảng cách từ máy ảnh tới đối tượng chụp tỷ lệ nghịch với vùng ảnh rõ. Có nghĩa là:
Nếu như tăng khoảng cách từ máy ảnh tới chủ đề chụp thì vùng ảnh rõ càng “sâu”. Nếu như di chuyển càng gần tới chủ thể chụp thì vùng ảnh rõ sẽ “cạn” đi.
Di chuyển lại gần chủ đề chụp luôn là một cách hay giúp chủ đề chụp hiện rõ hơn trên bức ảnh, kích thước của hình ảnh chủ đề chụp càng lớn trên khung hình càng giúp người xem định hướng dễ dàng hơn cũng như thông điệp về chủ đề càng rõ ràng hơn.
Đến đây chắc nhiều bạn sẽ tự hỏi vậy nếu để f4 chụp cách 2m hay 4m thì vùng ảnh rõ nó sẽ chênh nhau là bao nhiêu? Hay cụ thể là có công thức tính độ dài của vùng ảnh rõ trong mỗi trường hợp tiêu cự, khẩu độ, khoảng cách tới vật chụp không?
Hay Dof còn phụ thuộc vào gì nữa không? Có bí mật gì lý thú thêm về Dof?
Tất cả sẽ được trình bày trong phần tiếp theo về Dof...
Em cũng thế. Nhưng đọc mà ngấm được lâu phếtDạng mầm non như em đọc có ích lắm :41: