[Funland] Nhìn theo con mắt của máy ảnh

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,026
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
15. Sử dụng chống rung trên ống kính như thế nào???

Với quy tắc an toàn tối thiểu thì bạn cứ chụp ở tiêu cự X mm thì tốc độ tiểu thiếu là 1/X (chụp ở 200mm thì tốc độ tối thiểu là 1/200) thì ảnh mới không bị mờ nhòe do rung tay

Tuy nhiên, chống rung không hề làm tăng giá trị độ mở tối đa của ống kính. Chống rung cho phép bạn chụp chậm hơn khi cầm máy bằng cách bù trừ độ rung của thân máyvà điều này có lợi hay không còn tuỳ vào mục đích tấm ảnh của bạn.

Ví dụ bức ảnh chụp sáng này 24/7/2010 cuộc thi HHVN 2010 ở dưới tôi chụp ở khoảng 150mm nếu thế thì thường để tốc độ 1/200 cho chắc ăn. Tuy nhiên tôi thấy cô thí sinh này mang khăn và tôi dự đoán có màn quay thì chỉ các tốc độ thấp tầm 1/40 tới 1/80 mới làm cho cái khăn nó mờ trong khi người rõ nét

Và tôi bật chống rung trên ống kính chuyển sang tốc độ chụp 1/60 sẽ có ảnh kiểu như bên dưới


Trương Tùng Lan sinh năm 1988 (Sinh viên Khoa Du Lịch - Viện ĐH Mở HN) tiêu cự 150mm tốc độ 1/60; ISO 400


Vũ Thu Hà sinh năm 1988, Công ty New Talent. Bức này tôi chụp với tiêu cự khoảng 120mm, tốc độ 1/500 nên dù em ý quay váy khá nhanh nhưng nó cũng không mờ nhòe
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,026
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
Góc rộng có cần chống rung?
Khi đã hiểu nguyên tắc trên thì bạn sẽ thấy góc rộng mà có chống rung cũng rất hữu ích


Lễ hội Đền Hùng 2010 (Tốc độ 1/10)

Bức ảnh này tôi chụp trong cảnh mà bản thân cũng bị xô đẩy ngày giỗ tổ Đền Hùng 24/04/2010, tôi dùng AFS 16-35mm f4 VR và cảm giác yên tâm hẳn so với các ống rộng khác tôi dùng từ trước tới nay khi chụp trong khoảng 1/6 đến 1/10

Và đó là lý do tôi thích dùng ống AFS 16-35mm f4 có chống rung hơn là AFS 17-35mm f2.8 dù khẩu mở lớn hơn
 
Chỉnh sửa cuối:

blackseal72

Xe đạp
Biển số
OF-93321
Ngày cấp bằng
28/4/11
Số km
25
Động cơ
402,750 Mã lực
Bài viết hữu ích quá, cảm ơn bác rất nhiều
 

bridge

Xe container
Biển số
OF-41446
Ngày cấp bằng
24/7/09
Số km
5,157
Động cơ
304,180 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ chủ thớt cho hỏi có thể đến Nguyễn Thái Học mọi ngày trong tuần hay lịch thế nào ?
Nếu cụ cho được số phone thì tốt, trước khi đến có thể gọi điện để hỏi thì tốt hơn ...
 

Leona

Đi bộ
Biển số
OF-78402
Ngày cấp bằng
20/11/10
Số km
2
Động cơ
418,520 Mã lực
Hay quá, bao giờ có máy ảnh KTS fai save lại bài này để tham khảo thôi! Thanks các Bác!
 

Hoa Mộc Trắng

Xe điện
Biển số
OF-30978
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
3,792
Động cơ
516,772 Mã lực
Nơi ở
Quanh Bờ Hồ
Website
hoamoctrang1.multiply.com
Tks Cụ, em đọc bài của Cụ bên photo.vn rồi qua đây mới biết là bài của Cụ. Rất bổ ích cho những mới ngã xuống hố vôi như em. Vodka Cụ rồi nhá!
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,026
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
Cám ơn các bác!

Cụ chủ thớt cho hỏi có thể đến Nguyễn Thái Học mọi ngày trong tuần hay lịch thế nào ?
Nếu cụ cho được số phone thì tốt, trước khi đến có thể gọi điện để hỏi thì tốt hơn ...
Điện thoại: 04 66741577
www.yenhoian.com
Từ 9h sáng tới 7h tối các ngày trong tuần nhé bác
 

bridge

Xe container
Biển số
OF-41446
Ngày cấp bằng
24/7/09
Số km
5,157
Động cơ
304,180 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cảm ơn cụ nhiều ... %%-
 

Ford-Mustang

Xe đạp
Biển số
OF-99693
Ngày cấp bằng
11/6/11
Số km
31
Động cơ
398,400 Mã lực
các bác là bậc thầy chụp ảnh có khác chỉ đọc và làm theo cũng thấy khó rùi
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,026
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
hoo cau lac bo hay tu tap o dau voi bao minh voi dt 0985858622
Ok bác

16. Đeo kính cho máy ảnh

Giống như mắt người máy ảnh cũng cần đeo kính, chỉ có khác là chúng ta cần đeo kính nhiều khi chỉ để làm đẹp :) . Còn máy ảnh "kính" cho nó lại không phải làm đẹp cho máy ảnh mà cho những gì nó nhìn trở nên đẹp đẽ, gợi cảm và quyến rũ hơn. Mà làm đẹp thì không thể và không bao giờ là đơn giản cả


Kính lọc hình trong có thể vặn vào đầu ống kính hoặc thông hình vuông gắn thông qua bộ gá



16.1. Đeo kính trắng cho máy ảnh:

Đây là từ mà tôi để ám chỉ các kính lọc mang tính chất "bảo vệ" cho ống kính khỏi bị trầy sước.

Đó là các kính lọc UV, Haze và Skylight, ngoài chức năng bảo vệ thì tác dụng dụng chính cua chúng là khử hết các tia tử ngoại (UV: untra-vilet). Cái loại tia này thường xuất hiện ở các vùng núi cao, nó làm ảnh của ta bị chuyển sang màu hơi xanh xao, bệnh tật Very Happy.

Còn "kính trắng' Skylight ngoài tác dụng bảo vệ và chống tia tử ngoại trên nó còn có màu hơi phớt hồng, hấp thụ thêm một ít ánh sáng xanh trong dãi quang phổ.

Lưu ý:
- Kính lọc nó cũng làm cho ánh sáng đi vào film phải qua nhiều "cửa" hơn nên khả năng chất lương hình ảnh bị giảm và ánh sáng bị tán xạ càng nhiều nên dễ bị loé.
- Tốt nhất là mua loại xịn không nó phí cái ống kính lắm




16.2. Đeo kính "Bô la":

Nếu ít khi lên vùng cao hoặc "ngại" sử dụng kính lọc Very Happy thì sử dụng duy nhất kính lọc phân cực (Polarizer - PL) là sự lựa chọn của tôi khi luôn gắn nó trên ống kính. Kính lọc này có hai vòng, một vòng gắn vào ống kính, còn một vòng để chúng ta loay xoay Very Happy

Chúng ta hiểu đơn giản đại khái là thê này, ánh sáng nếu gặp bề mặt không kim loại và phản xạ thì ánh sáng phản xạ là ánh sáng đã phân cực. Kính Pola sẽ "xử lý" nhưng thể loại ánh sáng đó cho nó "đẹp" hơn. Vậy thôi Very Happy

Ứng dụng chính khi bạn chụp cảnh có phản chiếu qua mặt nước, chẳng hạn bóng đối xứng... Ánh sáng khi "đập" vào nước và "văng" ra chô khác nó làm cảnh không được tươi thắm như "thủa đầu". Chính vì vạy mà hải có Pola để tăng cường nó, kể cả tương phản...

Ứng dụng thứ hai khi chúng ta muốn loain bỏ những ánh phản chiếu ở các mặt thuỷ tinh, gương kính. Ta dùng Pola và xoay đến khi đến khi không thấy bóng phản chiếu trên bề mặt kính nữa...

Ứng dụng thứ ba mang tính mẹo nhỏ là khi bạn cần chụp tốc độ thấp, ví dụ như lia máy. Bạn đã chọn ISO thấp nhất có thể vậy mà ảnh vẫn thừa sáng do trời quá nắng, thì việc dùng kính Pola và vặn cho nó tối lại cũng là một cách nhé Very Happy

Cuối cùng nếu mà bầu trời có nhiều bụi và các phân tử nước tung tăng nhảy múa trong không khí dùng pola sẽ làm xậm trời hơn do loại bỏ một phần tia sáng phân cực. Nhưng cũng rất dở hơi là lúc chúng ta cần chụp ảnh nghệ thuật khi ngược sáng hay xuôi sáng thì pola không còn tác dụng đâu nhé Very Happy

Lưu ý: - Pola mất tác dụng khi bề mặt phản chiếu là kim loại
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,026
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
Tiếp theo



16.3. Kính GND (Neutral Density)
Một loại kính lọc một đầu tối một đầu sáng, độ lọc tăng (hoặc giảm) dần từ đầu này đến đầu kia.

Loại kính loc này dùng để điều chỉnh những trường hợp tương phản ánh sáng (contrast) thái quá, thí dụ như khi chụp hoàng hôn. Phim không được như mằt người, nên không thể ghi nhận sự thay đổi thái quá về độ phơi sáng giữa bầu trời hoàng hôn [sáng], và cận cảnh tối hơn nhiều. Nếu không có kính lọc Grad ND, người chụp, hoặc máy ảnh, sẽ điều chỉnh độ sáng cho vừa với bầu trời nhưng bị mất cận cảnh, vì tối quá thành bóng đen; hoặc điều chỉnh cho vừa với cận cảnh nhưng làm mất bầu trời, thành cháy sáng. Kính Grad ND giảm bớt ánh sáng chỗ quá sáng, do đó giảm bớt sự tương phản (contrast).



16.4. Kính ND (Neutral Density)
Loại kính lọc giảm cường độ ánh sáng đi vào ống kính, nhưng không làm tăng thêm màu sắc.

ND Filter giúp chụp ảnh khi trời quá sáng và khi dùng film chụp nhanh, hoặc khi để exposure (độ phơi sáng) hơi lâu so với tốc độ của phim. Kính ND 0.3x sẽ giảm bớt 1 “stop” (độ) ánh sáng; kính 0.6x giảm 2 stops, v.v..


Thác Bản Giốc

Chụp thác nước mà trời sáng thì để chụp tốc ộ chậm cho nước thành dải lụa phải có kính ND


Khi bầu trời và mặt đất lệch sáng thì phải dùng kính GND mới ổn. Nếu không có GND thì 1 là mặt đất đúng sáng thì trời bị lốp, mất chi tiết. Hai là phần trời đúng sáng, hiện rõ ray thì mặt đất sẽ bị tối om, mất chi tiết
 
Chỉnh sửa cuối:

binhcan

Xe buýt
Biển số
OF-450
Ngày cấp bằng
21/6/06
Số km
535
Động cơ
585,040 Mã lực
Tuổi
43
Series bài viết quá hay, tôi chụp DSLR từ 2004 mà chưa được đọc bài nào chi tiết và có hệ thống như loạt bài của bác, đang theo dõi tiếp, many thanks
 

Tonyvn8x

Xe tải
Biển số
OF-108659
Ngày cấp bằng
11/8/11
Số km
249
Động cơ
394,125 Mã lực
hơ hơ công phu máy ảnh là đây :D Em thấy thinh thích rùi đới ợ. Cảm ơn cụ nhiều nhé, bài viết rất chi tiết và tỉ mỉ.
 
Chỉnh sửa cuối:

xiaoyong

Xe tải
Biển số
OF-107851
Ngày cấp bằng
5/8/11
Số km
408
Động cơ
395,600 Mã lực
Em đang theo học lớp chụp ảnh, ngồi nghe mà chả hiểu mấy. Thấy thớt này thật hay. Cám ơn cụ chủ thớt.
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
18,047
Động cơ
648,031 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Cứ chi tiết dư lày thì còn nhiều cụ muốn nhảy hố vôi :))
Bài rất bổ ích :41:
 

lenguyentuan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-68407
Ngày cấp bằng
15/7/10
Số km
98
Động cơ
432,170 Mã lực
Đọc bài này mơ mang kiến thức wa ! thanks
 

mr_thang

Xe hơi
Biển số
OF-70006
Ngày cấp bằng
6/8/10
Số km
144
Động cơ
430,430 Mã lực
Cái môn này chỉ có thực tế thì mới hiểu nhanh, chứ ngồi đọc ko thế này thì chịu
 

LP Digital

Đi bộ
Biển số
OF-129528
Ngày cấp bằng
4/2/12
Số km
7
Động cơ
374,370 Mã lực
Mắt người cũng có thể đóng khẩu mở khẩu như ống len

Trời nắng ban ngày thì đồng tử khép nhỏ, ban đêm trời tối thì đồng tử mở lớn.

Một điểm đặc biệt nữa là vào ban đêm, khi chúng ta nheo mắt lại (Giống như khép khẩu trên ống kính), các ánh đèn sẽ ra hình ngôi sao y chang dùng máy chụp hình.

Chỉ tiếc một điều là mắt chúng ta là ống Fix, không zoom đc haha
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top