[Funland] Nhìn theo con mắt của máy ảnh

Lamborghini1986

Đi bộ
Biển số
OF-53597
Ngày cấp bằng
25/12/09
Số km
9
Động cơ
451,490 Mã lực
bài của bác thật là có ích.em sẽ vote cho cụ 1 cái nhá(b)(b)
 

TrauSat

Xe tải
Biển số
OF-30568
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
465
Động cơ
485,650 Mã lực
Em là 1 người đang bị bác dẫn tới hố vôi đây :77:
Hay quá :41:(c)!
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
Cám ơn tất cả các bác đã động viên, xin phép được bổ xung thêm các bài viết:

9. Giá trị lộ sáng (Exposure value) - EV:

Qua khái niệm thời chụp tôi đã nói trên chúng ta hiểu rằng cùng một giá trị EV (Coi như chỉ số đo cường độ ánh sáng) chúng ta sẽ có rất nhiều "thời chụp" khắc nhau phục vụ các múc đích riêng của người chụp ảnh.

EV theo quy ước tiêu chuẩn cho film 35mm là máy ảnh dùng film ISO 100, ống kính 50mm 1.4. Giống như 1kg ở Anh người ta làm chuẩn cho Kg trên thế giới.

Và máy ảnh ngày này đọ với nhau EV chính là độ nhạy của hệ thống đo sáng hay tầm hoạt động của AF. Nó cho biết EV thấp nhất và cao nhất, khoảng cách càng lớn thì hệ thống đo sáng càng nhạy hay tầm hoạt động của AF càng rộng. Nó quan trọng để ta nhận biết nó có thể canh nét trong trường hợp thiếu sáng hay không. Thương máy ảnh hiện nay dải EV từ khoảng EV -8 đến EV +21

Thực ra thì EV = LV tại ISO 100 (LV - Light Values), nhưng chúng ta không cần ngâm cứu sâu thêm làm gì chỉ biết là EV 0 là khi thời chụp tốc độ 1giây và khẩu độ f1 mà thôi.

Ở cái bảng dưới các bạn thấy cột dọc ngoài cùng bên trái là tốc độ, còn cột nằm ngang trên cùng là khẩu độ. Ứng với mỗi giá trị khẩu độ (f8 chẳng hạn) và một giá trị tốc độ ( 1/250). Ta dóng vuông góc xuống dưới sẽ ra ô có giá trị 14. Đó chính là EV 14 . Chúng ta chỉ hiểu đơn giản nó giống như cường độ dòng điện vậy, và để so sáng và hình dung thực tế nó mạnh yếu làm sao với mỗi EV hãy tham khảo thêm quy tắc 1/16 mà tôi đã viết:

 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
10. Các chế độ đo sáng:

Có 3 chế độ đo sáng thường gặp:
- Ma trận
- Trung tâm
- Đo sáng điểm

Tôi vẫn hay dùng spot trong khá nhiều tinh huống ánh sáng "tinh tế", thường các tình huống khung hình chỗ tối chỗ sáng, chụp chân dung, chụp đặc tả hay ánh sáng ven. Chụp hoa lá macro để đúng sáng hoa mà không bị phần hậu cảnh (lá cây) xung quanh làm ảnh hưởng,hay chụp ánh ngược sáng...cả chụp ray cần đo sáng nhanh và đúng các tia ray làm nó nổi bật trên ảnh... Khi bạn sử dụng quen spot và dùng nó đo sáng nhanh và chính xác các tình huống trong chụp ảnh các bạn sẽ thấy hay và thú vị nhường nào

Các bạn lưu ý là tuy mỗi máy có chế độ Spot những tỷ lệ vùng đo spot với toàn khung hình nó khác nhau, và tỷ lệ này càng nhỏ, càng "tinh tế"

Ví dụ về spot của một số máy:
Nikon D3 là 1,5% khung hình
Nikon D300 là 2% khung hình
Nikon D80 là 2,5% khung hình
Nikon D60 là 2,5% khung hình
Canon 40D là 3,8% khung hình
Canon 450D là 4% khung hình
Canon 1000D, Canon 400D, 350D không có spot.
........
Chú ý:
- Có bác hỏi tôi là để lấy nét 1 điểm (cái điểm nháy màu đỏ trong khung ngắm) thì di chuyển điểm đo ra bên rìa có đo sáng spot tại điểm rìa đó không? Câu này cũng thú vị theo tôi được biết thì Spot Metering có thể thực hiện ở bất cứ điểm lấy nét nào chứ không nhất thiết tại trung tâm khuôn hình nhưng tôi mới chỉ gặp ở máy Nikon thôi, một số máy hãng khác tôi sử dụng đều phải đưa về trung tâm mới được


Hy vọng các bác nào chưa biết sẽ thạo cách sử dụng spot trong những tính huống ánh sáng khó và "tinh tế" .


Đo sáng theo ma trận (Matrix metering hay Multi-segment metering):

Đây là kiểu đo sáng mà toàn bức ảnh chụp được chia ra làm nhiều vùng (segment), mỗi vùng đều được đo sáng riêng biệt, sau đó các thông số đo được tổng hợp qua đó máy ảnh tính ra mức độ phơi sáng phù hợp nhất cho chủ đề định chụp.


Đo sáng ma trận (máy sẽ đo sáng toàn màn hình)


Kết quả


Đo sáng ưu tiên trung tâm (Center-weighted):

Đây là kiểu đo sáng mà máy ảnh đo sáng căn cứ theo toàn bộ hình ảnh thấy được trong kính ngắm nhưng nhấn mạnh vùng ở giữa kính ngắm (Thường là vùng quan trọng nhất chúng ta cần thể hiện). Nó chiếm khoảng bao nhiêu % khung hình còn tùy thuộc vào loại máy và lựa chọn của chúng ta trong máy. Ví dụ D300 Center-weighted có 4 lựa chọn từ khoảng x% đến y%. Còn sport là 2%. D60 thì Center-weighted chỉ có một lựa chọn duy nhất nên cũng không cần quá quan tâm điều chỉnh.


Máy sẽ chỉ quan tâm bức ảnh đúng sáng trong vòng tròn vàng, bên ngoài sáng hay tối thì cũng mặc kệ


Kết quả


Đo sáng điểm (Spot metering):

Máy ảnh chỉ đo sáng một vùng rất nhỏ nằm giữa hình ảnh thấy được trong kính ngắm. Kiểu đo sáng này cho phép nhấn mạnh chỉ một vùng đặc biệt nằm trong chủ đề chụp thường được sử dụng khi chụp các chủ đề mà có hậu cảnh quá sáng hoặc quá tối


Máy sẽ chỉ quan tâm bức ảnh đúng sáng trong vòng tròn vàng, bên ngoài sáng hay tối thì cũng mặc kệ. Nhưng nó "tinh tế" hơn Center-weighted khi vòng tròn này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn trong khung hình


Kết quả xung quanh thừa sáng, bức ảnh chỉ đúng sáng ở vòng tròn nhỏ


Nhưng tình huống này có thể chuyển sang chế độ đo sáng Spot (để chế độ A) rồi di điểm lất nét vào những tia ray cần thể hiện. Máy sẽ ra thông số khẩu độ và tốc độ, căn cứ đó chúng ta chuyển sang chế độ M chụp thoải mái

Biểu tượng đo sáng của máy Canon tôi sẽ bổ xung sau
 

thankvn

Đi bộ
Biển số
OF-53972
Ngày cấp bằng
30/12/09
Số km
6
Động cơ
450,960 Mã lực
thanks anh em, bài viết rất bổ ich.
 

binhnt21

Xe hơi
Biển số
OF-4871
Ngày cấp bằng
19/5/07
Số km
180
Động cơ
548,300 Mã lực
Vote cụ chủ thớt, :41: mong đọc đc các bài tiếp theo của cụ.
 

hanhao

Xe máy
Biển số
OF-55688
Ngày cấp bằng
23/1/10
Số km
55
Động cơ
449,050 Mã lực
Mới vào , thay bằng cầm máy đi chụp loạn thì ngồi đây và đọc bài của bác cũng đủ ... vài hôm rồi !
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,490
Động cơ
566,291 Mã lực
Cảm ơn cụ chủ thớt nhiều!
Cháu đã vote ạ!:41:
 

ferrari9999

Xe đạp
Biển số
OF-62980
Ngày cấp bằng
27/1/10
Số km
26
Động cơ
448,360 Mã lực
Cụ uyên bác quá, rất bổ ích cho dân ko chuyên cụ ạ. Vote cụ
 

danglong

Xe tăng
Biển số
OF-2236
Ngày cấp bằng
2/11/06
Số km
1,587
Động cơ
582,060 Mã lực

BBA

Xe đạp
Biển số
OF-55111
Ngày cấp bằng
16/1/10
Số km
11
Động cơ
449,310 Mã lực
Bài viết rất có ích. Thanks bác. Vote bác 1 cái
 

Song ngư

Đi bộ
Biển số
OF-56630
Ngày cấp bằng
6/2/10
Số km
5
Động cơ
447,150 Mã lực
Đọc bài viết của bác em lại thấy khí thế chụp ảnh hừng hực sau 1 thời gian dài "lưu kho" máy :D Cám ơn bác rất nhiều. Cho phép em copy bài về ôn luyện dần để chụp Tết nhá :6:
Vote cho bác
 

thankhe

Xe đạp
Biển số
OF-57390
Ngày cấp bằng
22/2/10
Số km
14
Động cơ
445,640 Mã lực
Úi trời ơi ...

Nhà ta nhiều cao thủ quá, em đang vùng vẫy ở hố vôi mà không biết là chìm hay nổi, gặp được bài này thấy quá hay, cảm ơn bác chủ thớt nhé.

Em mời bác chai Vodka, cảm ơn bác, khi nào gặp mời bác chầu cafe bệt và điếu con mèo nhé.

Cảm ơn bác, xin phép cho em copy về ngâm cứu.
 

HaTrang

Xe tải
Biển số
OF-45971
Ngày cấp bằng
9/9/09
Số km
476
Động cơ
466,860 Mã lực
thanks cụ chủ thớt, voted cụ (c)
 

nqh79

Xe hơi
Biển số
OF-53409
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
153
Động cơ
453,210 Mã lực
Nơi ở
khâm thiên
bài viết của cụ rất hay và bổ ích....rất cảm ơn cụ.(b)
 

thucphilips

Xe máy
Biển số
OF-48803
Ngày cấp bằng
15/10/09
Số km
95
Động cơ
459,420 Mã lực
Vote cho bác,nhiều thông tin bổ ích!
 

xe 2 bánh

Xe đạp
Biển số
OF-59289
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
38
Động cơ
443,680 Mã lực
bài viết khá tỷ mỷ, thank chủ thớt nha. bình thường em chụp thì khồn mấy khi để ý kỹ như thế, chụp theo ngẫu hứng thôi
 

Vulture

Xe đạp
Biển số
OF-62081
Ngày cấp bằng
17/4/10
Số km
44
Động cơ
440,586 Mã lực
Kụ chuyên nghiệp quá
TFS
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
Rất cám ơn các bác động viên!

Nhìn theo con mắt máy ảnh
11. Bóng trong Nhiếp ảnh: BÓNG ĐỔ

Bóng đổ được hiểu là bóng của một vật thể, nó chính là bóng đen theo hình dáng, kích thước của vật thể được nguồn sáng chính (lưu ý là nguồn sáng chính) hắt ra theo hướng chiếu của nguồn sáng. Trong toán học người ta gọi là "hình chiếu", thông thường chúng ta chỉ học hình chiếu vuông góc (góc chiếu bằng 90 độ) mà thôi. Trong khi đó thực tế lại là một số hoàn toàn không biết trước. Bóng đổ đôi khi cũng được gọi là "Bóng ngả".

Cái hay của "bóng đổ" là hình dáng của chúng phụ thuộc vào bề mặt nơi bóng xuất hiện, để đơn giản tôi tạm gọi là "mặt đổ bóng” (MĐB). MĐB càng phẳng (mặt có thể nằm hoặc đứng (như bức tường)) thì bóng đen càng in rõ lên MĐB, nhưng nếu MĐB ghồ ghề, lồi lõm (sa mạc, bãi cát chính là nơi lý tưởng) thì bóng sẽ thành đường uốn khúc, cong keo theo MĐB. Chúng ta hay lưu ý là MĐB không chỉ cố định mà nó có thể thay đổi như mặt nước lúc gợn sóng, có lúc chúng ta phải cố tình tạo sự gợn sóng này, cảnh sắc trở nên đẹp và có hồn hơn.


Mặt trời mới mọc hoặc sắp lặn... thì bóng càng dài. Ảnh: Đến trường. Tác giả: Hieu (Lâm Phúc.)


Trong lò gạch. Ảnh: Haikeu (Hải Thịnh).
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top