[Funland] Nhìn tấm gương Hy Lạp thấy sợ quá

xecon

Xe container
Biển số
OF-4527
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
6,388
Động cơ
1,048,184 Mã lực
Tuổi
54
Vậy là còn lâu mới bằng anh Hy lạp, cứ xoã thoải mái đi cụ nhỉ!
Theo GDP cua worldbank thì của HL là $242 tỷ, còn Việt Nam là $171 tỷ, nên tính theo % GDP thì nợ của Việt Nam gần bằng HL rồi.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Việt Nam đông dân hơn nên nợ trên đầu người sẽ ít hơn.
 

metalins

Xe điện
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
2,160
Động cơ
445,299 Mã lực

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Chuyện Hy Lạp có vỡ nợ hay không và sẻ như thế nào là chuyện tương lai. So sánh Hy Lạp với VN thì có vẻ không phù hợp.

Hiện tại thì hảy nhìn kinh nghiệm của Haiti thì biết ngay. Haiti là thuộc địa đầu tiên dành được độc lập ở châu Mỹ La Tinh (năm 1804). Trong quá trình đấu tranh dành độc lập đây củng là 1 quốc gia hào hùng duy nhất ở miền Tây Bán Cầu đả từng liên tiếp đánh thắng 3 đế quốc đầu sỏ mạnh nhất ở thế kỷ 18 và 19 đó là Anh, Pháp, và Tây Ban Nha.

Sau khi độc lập Haiti phải trả nợ cho những tổn thất gây ra cho mẫu quốc Pháp để được yên bình. Trả nợ củ xong rồi lại phải đảo nợ mới xuốt từ ngày độc lập thừ đầu thế kỷ 19 cho đến ngày nay.

Vì chính phủ tham nhũng lại phải gánh nợ quốc gia quá lớn từ nhiều năm qua cho nên từ 1 thuộc địa giàu nhất của Pháp ở châu Mỹ La Tinh Haiti trở thành 1 quốc gia bét nhè cho đến ngày hôm nay.


https://en.wikipedia.org/?title=Haiti
https://en.wikipedia.org/wiki/External_debt_of_Haiti


Có một sự thật đáng buồn là nhiều nước độc lập nay muốn quay trở lại làm thuộc địa vì đám quan chức bóc lột họ còn tàn tệ hơn cả bọn thực dân ngày xưa. Uganda, Burundi có muốn trở lại làm thuộc địa của Bỉ không?
 

sozinho

Xe buýt
Biển số
OF-12372
Ngày cấp bằng
1/1/08
Số km
868
Động cơ
507,597 Mã lực
Bao lần nhìn nick bác bàn chuyện thế giới mà chưa một lần đọc qua bài bởi toàn chuyện xa xôi quá.
Nay xin hỏi bác mấy câu sau:

1: Cùng VND ai quy định một ly cafe ở Cao bằng phải bán bằng giá một ly cafe ở Hoàn kiếm? Nhân tiện bác đi nhiều bác đã uống cafe ở Thụy sỹ chưa? Giá bao nhiêu vậy?
2: Hiện có bao nhiêu quốc gia có kinh tế dựa vào du lịch và tình trạng họ có đang vỡ nợ không?
4: Có thằng con nào dưới 18 tuổi nghĩ rằng Bố mình vỡ nợ ảnh hưởng gì đến mình đâu?
5: Những thằng chủ nợ nó không nghĩ giống bác, nó nghĩ vậy thì nó đã không cho vay, hoặc là nó ngu.
6: Giờ mới biết hiện tại kt Nga khỏe hơn TQ, kể có nguồn thì hay hơn.
7: Google là ra.

1.Vì sao chính phủ Hy Lạp vỡ nợ?

Hy Lạp nghèo, nhưng lại vào Eurozone nên phải quản lý, chi tiêu như các nước giàu, thế là tiền tấn cũng hết.

Ví dụ đơn giản: 1 đô Sing = 17.500đ. Nếu cộng đồng Asean dùng chung đô Sing, mỗi lần đi tè hết 1 đô, tức 17.500đ.

2.Kinh tế Hy Lạp dựa chủ yếu vào du lịch. Khi khách ko còn nhiều tiền du lịch, ngân khố sẽ khan tiền.

3.Vay nhiều; nghèo nhưng vẫn hoành tráng tổ chức Olympic, xây một mớ sân vận động hết bao nhiêu xèng.

4.Vỡ nợ chính phủ, nghĩa là CP ko còn tiền trả nợ, chứ dân ko sao lắm. Nếu giờ CP giảm lương hưu, cắt giảm người ăn lương ngân sách, tăng thuế để tăng thu ngân sách, lúc đó dân mới bị ảnh hưởng gay gắt.

Mấy năm trước, thằng Argentina vỡ nợ CP, dân nó vẫn khỏe.

5.Hy Lạp sẽ ko trả tiền đâu, cũng ko tăng thuế, ko giảm lương hưu. Các chủ nợ châu Âu phút cuối sẽ nhượng bộ để con nợ có cơ hội phục hồi, mới có thể trả nợ.

6.Chiều nay, Nga tuyên bố săn sàng bơm tiền cho Hy Lạp. TQ éo có tuổi gì dính dáng vào đây.

Nga đang muốn gây ảnh hưởng với EU bằng cách đánh vào nơi yếu nhất trong chuỗi liên kết châu Âu.

7.Bồ Đào Nha cũng đang lung lay. Giờ cụ nào bỏ ra 25k $, sẽ đc nhập tịch đấy :D
 

Patriots

Xe cút kít
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
16,896
Động cơ
493,659 Mã lực
320 tỏi ơ rô so với GDP chiếm bao nhiêu % ạ, em thấy nước mình chiếm đến xxx% GDP có thấy ai lo đâu hở ra là vay ngay, ai cho vay là em vay còn đâu kcm con cháu chúng ta :D, cụ cứ lo xa
Thằng cho mình vay nó còn không lo thì việc gì phải lo phải không cụ? Vay tiếp chứ, xõa thôi.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Bao lần nhìn nick bác bàn chuyện thế giới mà chưa một lần đọc qua bài bởi toàn chuyện xa xôi quá.
Nay xin hỏi bác mấy câu sau:

1: Cùng VND ai quy định một ly cafe ở Cao bằng phải bán bằng giá một ly cafe ở Hoàn kiếm? Nhân tiện bác đi nhiều bác đã uống cafe ở Thụy sỹ chưa? Giá bao nhiêu vậy?
2: Hiện có bao nhiêu quốc gia có kinh tế dựa vào du lịch và tình trạng họ có đang vỡ nợ không?
4: Có thằng con nào dưới 18 tuổi nghĩ rằng Bố mình vỡ nợ ảnh hưởng gì đến mình đâu?
5: Những thằng chủ nợ nó không nghĩ giống bác, nó nghĩ vậy thì nó đã không cho vay, hoặc là nó ngu.
6: Giờ mới biết hiện tại kt Nga khỏe hơn TQ, kể có nguồn thì hay hơn.
7: Google là ra.
1. Chuyện đi tè 1 đô Sing là chuyện fun, nhưng nó đúng ở chỗ Hy Lạp vào Eurozone phải quản lý, chi tiêu và vận hành theo tiêu chuẩn Eurozone.

Những tiêu chuẩn này thực tế là quá cao so với khả năng của Hy Lạp nên cứ đú theo các anh giàu hơn, Hy Lạp sẽ hụt hơi.

Chính vì đua với anh giàu nên hụt hơi, phải đi vay, giờ ko thể trả

2.Cụ Gúc phát xem Hy Lạp thu từ du lịch là bao nhiêu?

4.Hy Lạp vỡ nợ, lỗi đầu do CP vung tay quá trán, vay tràn lan để tiêu mà ko tính đến nguồn trả, nhưng lỗi thứ hai chính là từ chủ nợ, cho vay quá dễ dãi. Giờ thằng đi vay ko có mà trả, thằng chủ nợ giữ trong tay mớ giấy gọi là Trái phiếu chính phủ chả có mấy giá trị.

Giờ thì người lo chính là các chủ nợ châu Âu. Dân Hy Lạp sẽ ko bầu cho CP nào bắt dân bóp mồm bóp miệng.

Các chủ nợ sẽ giãn nợ, cụ cứ chờ xem.

Mong cụ tham khảo thêm vụ vỡ nợ quốc gia của Argentina mấy năm trước.

5.Việc Hy Lạp có trong Eurozone là QUYẾT TÂM CHíNH TRỊ của EU, nên chưa có chuyện đè ngửa Hy Lạp ra đòi tiền. Hy Lạp mà tèo, Bồ Đào Nha hay Ý cũng sẽ dễ đi theo....

EU đang rất khó xử. Giải pháp đang tính đến là nới lỏng vòng xiết nợ cho Hy Lạp, bởi Hy Lạp chỉ chiếm phần rất nhỏ trong kinh tế EU (3% thì phải).

Các chủ nợ sẽ giãn nợ. Đây là suy nghĩ của chủ nợ, ko phải của em.

Em và cụ cùng chờ xem nhé.

6.Nga sẽ hỗ trợ kinh tế cho Hy Lạp để nước này đi theo hướng Nga muốn. Các điều kiện để lấy đc tiền từ Nga dễ hơn từ EU

Trung Quốc chưa có tuổi trong những vấn đề quốc tế như thế này.

7.Thông tin trên Gúc sẽ có người đưa lên cho cụ đọc. Chẳng gì bằng thực tế đâu cụ ạ.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

4X4=16

Xe điện
Biển số
OF-22490
Ngày cấp bằng
15/10/08
Số km
3,663
Động cơ
521,063 Mã lực
Nơi ở
Quê nhà tôi ơi, xứ Đoài xa vắng
Hic, các cụ cứ chê thằng hàng xón , chứ nó mua trái phiếu chính phủ Mĩ nhiều phết, Mĩ nhờ có nó mua cho chứ không thì cũng bán cho cờ hó ạ.
 

vanlinhchi

Xe buýt
Biển số
OF-142099
Ngày cấp bằng
16/5/12
Số km
652
Động cơ
279,019 Mã lực
Cụ Lầm,Sao dân ko ảnh hưởng khi vỡ nợ nhề,cụ thông cho em cái?

Dân Hy Lạp ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng

Đất nước cận kề “miệng vực” phá sản, người gửi tiền Hy Lạp đã rút khoảng 2 tỷ Euro ra khỏi ngân hàng chỉ trong vòng 3 ngày...
>> Liên minh Châu Âu lên kịch bản “chia tay” Hy Lạp
>> Hy Lạp sẵn sàng tuyên bố vỡ nợ
>> Nga muốn giúp Hy Lạp thoát khủng hoảng
Dân Hy Lạp ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
*TPP sẽ tác động như thế nào đến thu ngân sách của Việt Nam?
* 7 nhà đầu tư mua hết 2,2 triệu cổ phiếu NDN bị “ế”
* Độc chiêu chế thần dược tỏi đen bằng... nồi cơm điện
* Hạt gạo và chiếc ghế VFA!
* Thủ tướng: Việt Nam đã kiểm soát tốt vay và sử dụng nợ công
* Lợi nhuận trước thuế 5 tháng của FPT tăng trưởng 12%
Đất nước cận kề “miệng vực” phá sản, người gửi tiền Hy Lạp đã rút khoảng 2 tỷ Euro ra khỏi ngân hàng chỉ trong vòng 3 ngày, nguồn tin thân cận tiết lộ với hãng tin Reuters. Tốc độ rút tiền khỏi các nhà băng Hy Lạp đang được đẩy nhanh trong bối cảnh Athens chưa thể đạt được một thỏa thuận với các chủ nợ.

Việc người dân ồ ạt rút tiền đang gây sức ép lớn đối với các ngân hàng vốn dĩ đã tơi tả của Hy Lạp, đồng thời cho thấy thêm bằng chứng về ảnh hưởng nặng nề đối với hệ thống tài chính và nền kinh tế nước này từ sự bế tắc trong cuộc đàm phán giữa Chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras với các chủ nợ.

Số tiền 2 tỷ Euro mà người gửi tiết kiệm Hy Lạp rút khỏi các ngân hàng nước này từ ngày thứ Hai tới thứ Tư vừa qua chiếm khoảng 1,5% tổng tiền gửi 133,6 tỷ Euro của các hộ gia đình và doanh nghiệp Hy Lạp tại các nhà băng trong nước.

Hoạt động rút tiền của người Hy Lạp khỏi ngân hàng đã diễn ra liên tục từ tháng 10 năm ngoái. Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Hy Lạp, từ tháng 10/2014-4/2015, người Hy Lạp đã rút tổng cộng 30 tỷ Euro, tương đương 33,84 tỷ USD khỏi ngân hàng.

Trước tuần này, việc rút tiền diễn ra với tốc độ khoảng 200-300 triệu Euro mỗi ngày.

Thực tế này khiến nguy cơ Hy Lạp vỡ nợ vào cuối tháng và phải rời khỏi khối Eurozone càng rõ nét. Không loại trừ khả năng Athens sẽ phải tung các biện pháp kiểm soát vốn, dù đến nay vẫn phủ nhận điều khả năng phải sử dụng tới chính sách như vậy.

Cuối tháng 6 này là hạn chót để Hy Lạp trả cho IMF khoản nợ 1,6 tỷ Euro. Tuy nhiên, Athens sẽ không “đào” đâu ra tiền để trả nợ nếu không được các chủ nợ quốc tế giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo. Mà số tiền cứu trợ sẽ chỉ được giải ngân nếu Hy Lạp nhất trí được với các chủ nợ về các biện pháp cải cách nền kinh tế.

Các nhà tài trợ của Hy Lạp gồm Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nhất trí tổ chức một cuộc họp khẩn vào ngày thứ Hai tới về vấn đề Hy Lạp.

Với bất đồng quá lớn với các chủ nợ, Chính phủ Hy Lạp cho rằng đang có âm mưu thông đồng khiến các cuộc đàm phán liên tiếp đổ vỡ.

Trong khi đó, ngày 18/6, hàng nghìn người Hy Lạp đã tập trung trước tòa nhà Quốc hội nước này đề nghị Chính phủ đạt thỏa thuận với các chủ nợ để ngăn nguy cơ phá sản và giữ địa vị thành viên Eurozone.

Giới phân tích cảnh báo rằng, nếu Hy Lạp phải ra khỏi khối sử dụng đồng tiền chung thì tác động đối với nước này và thị trường tài chính toàn cầu sẽ là rất khó lường.

Theo Diệp Vũ
VnEconomy


http://dantri.com.vn/quoc-te/dan-hy-lap-o-at-rut-tien-khoi-ngan-hang-1087221.htm
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Hic, các cụ cứ chê thằng hàng xón , chứ nó mua trái phiếu chính phủ Mĩ nhiều phết, Mĩ nhờ có nó mua cho chứ không thì cũng bán cho cờ hó ạ.
Cho nên việc tuyên truyền "Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ" là việc tự sướng.

Trung Quốc lo sốt vó về vụ này, Mỹ chả lo gì.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,137
Động cơ
548,431 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Nói như mít tơ [@Lầm;84709] là đúng ở một số điểm sau:

  • Các chủ nợ bỏ tiền cho bạn Lạp vay là vì những mục tiêu địa chính trị khác không phải chỉ là lợi nhuận tài chính trước mắt,sự việc bị làm um tỏi lên chỉ là thủ thuật gây sức ép lên chính phủ Lạp là chính.Còn nhân dân Lạp nếu ép quá dẫn tới phải sinh tồn thì cứ theo những thỏa thuận mí E ro dôn mà chạy tứ tán,lúc bấy chính các chủ nợ lại vỡ nợ trước về các xáo trộn xã hội sâu sắc cũng như đổ vỡ niềm tin về một châu Âu gắn kết bởi những lợi ích sinh tồn chiến lược.
  • Nước Tàu có chút tiền,nhưng tư duy lợi ích của Tàu chỉ gói gọn trong các mục tiêu ngắn hạn,nước Tàu chưa đủ mạnh để dám đặt mục tiêu chi phối địa chính trị toàn cầu.Hoặc giả có thì đang cháo nóng húp quanh,lừa những anh châu Phi khố rách dễ hơn là xỏ mũi con cáo già châu Âu.
  • Nga mí Hy Lạp là những cuốc gia chung ảnh hưởng từ Chính thống giáo,đây chính là cửa mở để Nga tạo đột phá ảnh hưởng tới chính sách của E rô dôn.
Nói chung em tin là bọn tư sản châu Âu thừa lọc lõi và tư duy thực dụng để có giải pháp an toàn cho tất cả các bên ở Hy Lạp.Chẳng qua các bạn báo chí ở An Nam vốn quen ta hay địch dở nên cứ ném đá hội nghị trát qứt bảng tin để diềm hường bọn tư bản dãy chết tí thôi.Đại ý là đấy chúng bay trông mờ xem,nếu éo có sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của này nọ thì liệu có yên ổn được không?Đừng có ảo tưởng về cái này cái khác,trâu thì ăn cỏ mà c.hó thì ăn qứt.Đi ngủ đi!
 
Chỉnh sửa cuối:

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
498
Động cơ
377,290 Mã lực
Mình bổ sung là đi tè ở Thuỵ Sỹ giá 2 eur (cuối tháng 4, 2015).
Cà phê Starbuck khoảng 12 eur/ cốc, là rẻ nhất ở Luzern.
 
Chỉnh sửa cuối:

xecon

Xe container
Biển số
OF-4527
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
6,388
Động cơ
1,048,184 Mã lực
Tuổi
54
Hic, các cụ cứ chê thằng hàng xón , chứ nó mua trái phiếu chính phủ Mĩ nhiều phết, Mĩ nhờ có nó mua cho chứ không thì cũng bán cho cờ hó ạ.
Cái này cụ chủ quan và nghe tuyên truyền nhiều quá, xem ai là chủ nợ của Mỹ nè:

Tính ra khoảng 70% là nợ trong nước (dân chúng, các tổ chức, quỹ dự trữ, ngân hàng...), nợ TQ chỉ 8.4% thôi.

http://www.google.com.vn/imgres?imgurl=http://m.f25.img.vnecdn.net/2013/10/14/US-debt-jpeg-3641-1381746385.jpg&imgrefurl=http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/toan-canh-no-cong-my-2895057.html&h=376&w=500&tbnid=4mI9bV3KhIUHQM:&zoom=1&docid=8qAXx19ITQ72IM&ei=gYuFVYmDFeKvmAWK6YDQAQ&tbm=isch&ved=0CBoQMygAMAA
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,571
Động cơ
582,404 Mã lực
Nói như mít tơ [@Lầm;84709] là đúng ở một số điểm sau:

  • Các chủ nợ bỏ tiền cho bạn Lạp vay là vì những mục tiêu địa chính trị khác không phải chỉ là lợi nhuận tài chính trước mắt,sự việc bị làm um tỏi lên chỉ là thủ thuật gây sức ép lên chính phủ Lạp là chính.Còn nhân dân Lạp nếu ép quá dẫn tới phải sinh tồn thì cứ theo những thỏa thuận mí E ro dôn mà chạy tứ tán,lúc bấy chính các chủ nợ lại vỡ nợ trước về các xáo trộn xã hội sâu sắc cũng như đổ vỡ niềm tin về một châu Âu gắn kết bởi những lợi ích sinh tồn chiến lược.
  • Nước Tàu có chút tiền,nhưng tư duy lợi ích của Tàu chỉ gói gọn trong các mục tiêu ngắn hạn,nước Tàu chưa đủ mạnh để dám đặt mục tiêu chi phối địa chính trị toàn cầu.Hoặc giả có thì đang cháo nóng húp quanh,lừa những anh châu Phi khố rách dễ hơn là xỏ mũi con cáo già châu Âu.
  • Nga mí Hy Lạp là những cuốc gia chung ảnh hưởng từ Chính thống giáo,đây chính là cửa mở để Nga tạo đột phá ảnh hưởng tới chính sách của E rô dôn.
Nói chung em tin là bọn tư sản châu Âu thừa lọc lõi và tư duy thực dụng để có giải pháp an toàn cho tất cả các bên ở Hy Lạp.Chẳng qua các bạn báo chí ở An Nam vốn quen ta hay địch dở nên cứ ném đá hội nghị trát qứt bảng tin để diềm hường bọn tư bản dãy chết tí thôi.Đại ý là đấy chúng bay trông mờ xem,nếu éo có sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của này nọ thì liệu có yên ổn được không?Đừng có ảo tưởng về cái này cái khác,trâu thì ăn cỏ mà c.hó thì ăn qứt.Đi ngủ đi!
Cụ nói đúng cmn sâu xa định hướng của lờ.
 

Mercedes18

Xe hơi
Biển số
OF-300176
Ngày cấp bằng
29/11/13
Số km
119
Động cơ
308,760 Mã lực
Em quan tâm đồng ơ rô có bị phá giá không! Em đang ôm ơ rô
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
7,995
Động cơ
406,115 Mã lực
1. Chuyện đi tè 1 đô Sing là chuyện fun, nhưng nó đúng ở chỗ Hy Lạp vào Eurozone phải quản lý, chi tiêu và vận hành theo tiêu chuẩn Eurozone.

Những tiêu chuẩn này thực tế là quá cao so với khả năng của Hy Lạp nên cứ đú theo các anh giàu hơn, Hy Lạp sẽ hụt hơi.

Chính vì đua với anh giàu nên hụt hơi, phải đi vay, giờ ko thể trả
Em không biết bên Hy Lạp như nào, nhưng ở chỗ em: Zaragoza - TBN đi Bus mất 70 cent còn ở Barca là 1.4€, Madrid thì cũng khoảng 1.3-1.4€.

1 chai nước bán ở Bến Bus chỗ em là 1€ mà Barca chém tới 1.6€!

Cùng 1 nước, tiêu cùng 1 loại tiền mà còn chênh lệch thế. Cụ lại bảo Hy Lạp nó hụt hơi vì chơi với mấy anh giầu, em nghe không ổn lắm!

Các nước tiêu thế nào, mặc lòng! Ai có nhiều tiêu nhiều, ai có ít tiêu ít chứ?!
 

mopmi

Xe tăng
Biển số
OF-207656
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
1,625
Động cơ
333,080 Mã lực
Như các cụ đã biết, tình hình Hy Lạp đang rất căng. Tổng nợ bây giờ là 320 củ Ơrô, đáo hạn phải trả ngay trong tháng 6 này là 1tỷ 6. Nói chung là ngàn cân treo sợi tóc. Sắp vỡ nợ cmnr.
Nghĩa vụ nợ là 320 củ. Thử làm rõ ra thì ai là người vay, ai là người phải trả nhé.
Cái này tương đối rõ. Chính phủ Hy lạp vay, tập trung nhiều trong các năm gần đây. Do vay quá đà, hiệu quả sử dụng vốn vay kém, không tạo ra nguồn thu, trong khi Hy lạp cũng là quốc gia có nạn tham nhũng hoành hành tuy ko bằng VN mình. Cứ đồng đầu tư công thì lại rơi rớt 1 ít và ko hiệu quả. Một phần nữa là tỷ lệ công chức ăn lương ngân sách của Hy lạp rất cao. Túm lại là dân Hy lạp đa phần chả được thụ hưởng gì mấy từ vụ vay nợ này.
Người trả nợ hả, rõ rang là dân Hy lạp rồi. Nguồn trả nợ sẽ lấy từ thuế là chính, vì thuế là nguồn thu chính của mỗi quốc gia. Như vậy từ giờ trở đi, dân Hy Lạp sẽ mất vài thế hệ để cày quốc trả nợ cho món vay khủng này. Vài thế hệ các cụ ajh.
Tại sao dân Hy lạp phải chịu quả đắng ấy. Có lẽ người ta phải trả giá sự nhu nhược của mình vì không sử dụng lá phiếu hoặc tiếng nói của mình trong thời gian trước đây để ngăn chặn thảm kịch đấy.
Em thấy lạnh cmn cái sống lưng rồi.
Sao cụ biết nạn tham nhũng ở Hy Lạp hoành hành ko bằng VN mình?
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,836
Động cơ
478,760 Mã lực
Mình bổ sung là đi tè ở Thuỵ Sỹ giá 2 eur (cuối tháng 4, 2015).
Cà phê Starbuck khoảng 12 eur/ cốc, là rẻ nhất ở Luzern.
Em cũng đã qua Luzern, có thấy có đầy chỗ cả bữa ăn cũng có 10-15 eur mà.

Nói chuyện trực tiếp với các bạn Hy Lạp thì thấy cuộc sống của người dân rất tệ chứ không phải không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đa số các bạn đều đổ lỗi cuộc khủng hoảng cho sự tham lam và can thiệp của EU, đặc biệt là của Đức. Tỷ lệ ghét Đức ở Hy Lạp rất cao. Nhiều người nói rằng, việc đánh sụp Hy Lạp là âm mưu của Đức.

Em cũng không biết tại sao Hy Lạp lại ghét Đức như thế.
 

Sol

Xe buýt
Biển số
OF-301638
Ngày cấp bằng
13/12/13
Số km
533
Động cơ
310,850 Mã lực
Đức là chủ nợ lớn nhất, nên cũng nhiều yêu sách nhất, ghét là phải
Chính phủ nó vay tiền tiêu vô tội vạ rồi mỗi thằng ôm một mớ hạ cánh, nợ kiểu gì cũng phải trả, và nghịch lý là thằng trả không liên quan đến thằng vay

Ngẫm ra thì ai bảo bầu chúng nó cơ :))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top