[Funland] Nhìn nhận thẳng thắng trực diện về năng lực SX của VN

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,734
Động cơ
442,912 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Không biết cụ đã đi hỏi mua công nghệ bao giờ chưa? Công nghệ là thứ có tiền cũng không mua được.

Nếu cứ bỏ tiền ra là mua được công nghệ thì Trung quốc đã ngồi lên đầu Mỹ Âu Nhật rồi cụ ợ.
Cụ đọc báo chưa ? Năm 2030 Việt Nam sẽ có điện hạt nhân đó.

Công nghệ là để phục vụ loài người, tất nhiên người bán không bán cho người họ không thích. Việt Nam ư, gần như là muốn mua gì các bạn đều vui vẻ bán, miễn là chúng ta có tiền để mua.
 

iad_jk209

Xe hơi
Biển số
OF-865370
Ngày cấp bằng
7/8/24
Số km
141
Động cơ
1,885 Mã lực
Em nghĩ ngay cả Hàn Quốc, Đài Loan, Hông Kong... cũng từng tham gia chuỗi gia công chế biến nhưng giai đoạn đó của họ rất nhanh (dưới 20 năm gì đó) và sau đó thì họ nhanh chóng vượt lên làm chủ kỹ thuật, công nghệ, thị trường, kỹ năng quản lý....và từng bước dẫn đầu cuộc chơi!

Ta thì dường như đang dậm chân ở giai đoạn này khá lâu (cứ tạm tính từ thời điểm ra Luật đầu tư nước ngoài lần đầu vào năm 1987 hoặc lần 2 vào 1996) và chưa thấy có hướng cụ thể và nền tảng cơ bản để vượt lên?
với Hàn Quốc hay Đài Loan là cả 1 quá trình dài dưới thời thống trị của Nhật Bản nhé cụ. HQ và ĐL đều được quy hoạch để trở thành 1 bộ phận của NB nên họ bỏ ra rất nhiều công sức đầu tư từ khoa học, công nghiệp, giáo dục, giao thông,... chứ ko phải cái kiểu vắt chanh bỏ vỏ như Anh Pháp. Sau chiến tranh còn được Mỹ bỏ tiền+công nghệ tái thiết nên họ phất rất nhanh.
Không xây nền cho vững, chỉ chăm chăm bắt chước người khác đi tắt đón đầu thì hỏng.
 
Chỉnh sửa cuối:

ruby_eagle

Xe điện
Biển số
OF-66243
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
4,919
Động cơ
957,310 Mã lực
Nơi ở
Ở nơi đó..
Trên hô hào chỉ đạo, dưới vẫn nhởn nhơ, tham nhũng vặt nữa, chẳng biết khi nào mới vươn mình?!
Cụ Tô và các cụ bên trên đều biết, nói là cũng mạnh dạn rồi, nhưng khó nhất là khâu triển khai thực hiện thôi🏈Cụ miwon dạo này cũng nói hay phết , súc tích, vần điệu ....đợi xem thực hiện đc thế nào thôi😷
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
8,029
Động cơ
249,154 Mã lực
Tuổi
51
Em không dám nói nhiều vì sợ ảnh hưởng tới việc làm ăn. Nhưng cá nhân em, ở một góc độ hẹp, cho rằng trình độ kỹ thuật và kỹ năng quản lý của người Việt thực sự có một khoảng cách đáng kể so với mặt bằng chung của thế giới.

Các cụ có thể phản bác rằng VN vẫn có những doanh nghiệp lớn này, tập đoàn khủng kia. Không sai, nhưng có 2 vấn đề. Một là nhiều tên tuổi lớn chỉ còn có cái vỏ ngoài. Hai là lẽ ra các vị phải lớn mạnh hơn nhiều lần nếu không bị cái hạn chế mà em nêu ở phần trên.
 

thanhlam171

Xe tăng
Biển số
OF-127195
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
1,156
Động cơ
391,947 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ đọc báo chưa ? Năm 2030 Việt Nam sẽ có điện hạt nhân đó.

Công nghệ là để phục vụ loài người, tất nhiên người bán không bán cho người họ không thích. Việt Nam ư, gần như là muốn mua gì các bạn đều vui vẻ bán, miễn là chúng ta có tiền để mua.
Sợ cụ thật, mua công nghệ ở đây là chuyển giao công nghệ để mình tự sản xuất ra mặt hàng đấy mà ko cần nó. Hay nói cách khác là nó bán cần câu cơm nó cho mình. Dân dã hơn nữa là bán dây truyền sản xuất, tư liệu sản xuất cho các doanh nghiệp đó.
 

Loitran

Xe tăng
Biển số
OF-323788
Ngày cấp bằng
16/6/14
Số km
1,887
Động cơ
299,868 Mã lực
Cụ đọc báo chưa ? Năm 2030 Việt Nam sẽ có điện hạt nhân đó.

Công nghệ là để phục vụ loài người, tất nhiên người bán không bán cho người họ không thích. Việt Nam ư, gần như là muốn mua gì các bạn đều vui vẻ bán, miễn là chúng ta có tiền để mua.
Cụ mua cái F-16 Mỹ bán cho cụ, phi công họ đào tạo cụ lái F-16
Ngày mai cụ muốn có thêm 10 cái F-16 nữa cụ có tự sản xuất ra nó hay là lại đưa tiền cho anh 100 nhập khẩu? Vậy là công nghệ nhập khẩu à?
 

thanhlam171

Xe tăng
Biển số
OF-127195
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
1,156
Động cơ
391,947 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em không dám nói nhiều vì sợ ảnh hưởng tới việc làm ăn. Nhưng cá nhân em, ở một góc độ hẹp, cho rằng trình độ kỹ thuật và kỹ năng quản lý của người Việt thực sự có một khoảng cách đáng kể so với mặt bằng chung của thế giới.

Các cụ có thể phản bác rằng VN vẫn có những doanh nghiệp lớn này, tập đoàn khủng kia. Không sai, nhưng có 2 vấn đề. Một là nhiều tên tuổi lớn chỉ còn có cái vỏ ngoài. Hai là lẽ ra các vị phải lớn mạnh hơn nhiều lần nếu không bị cái hạn chế mà em nêu ở phần trên.
Trước tiên, trước hết phải chấp nhận sự thật là muốn có khoa học công nghệ, giải pháp kỹ thuật hay gói gọn "tư liệu sản xuất" thì chỉ có tự mày mò nghiên cứu thôi.
Trước đây, nghiên cứu hầu như ko cho phép sai, lỗi. Rất cứng nhắc về tài chính, gây khó khăn. Giờ TBT ra đường nối mới là làm khoa học là chấp nhận rủi ro, chấp nhận thất bại trong nghiêm cứu thử nghiệm.
Trước mắt, các tập đoàn nhà nước, các tổ chức khoa học sẽ thoả sức sáng tạo để xuất hơn. Sẽ tiên phong trong đơn đặt hàng ngoài.
Em tin trong vòng vài năm sẽ thay đổi nhiều đó.
 

blablo

Xe tải
Biển số
OF-454076
Ngày cấp bằng
18/9/16
Số km
383
Động cơ
218,078 Mã lực
Theo bussinessinsider online:
Rất cụ thể, thẳng thắn, trực diện

"...Tôi được báo cáo là Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu điện thoại di động thông minh; đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu linh kiện máy tính; đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu thiết bị máy tính; đứng thứ 7 thế giới về gia công phần mềm, đứng thứ 8 thế giới về thiết bị linh kiện điện tử.

Đây là những con số có vẻ ấn tượng, hoành tráng, đáng tự hào, nhưng thử hỏi chúng ta đã bao giờ nhìn sâu vào bản chất những số liệu này chưa?

Chúng ta đóng góp được bao nhiêu phần trăm giá trị trong đó?

Hay là mình đang ở phân khúc thấp nhất của chuỗi giá trị, chủ yếu là gia công cho nước ngoài.

Một cái áo bán ra mà thiết kế, vải, nhuộm, chỉ, cúc đều của người khác thì mình được bao nhiêu?

Có chăng chỉ là công lao động và sự ô nhiễm môi trường?

Số liệu tôi nêu trên được trích dẫn từ báo cáo của Lãnh đạo về thành tích của ngành mình.

Tôi cứ tự hỏi đây liệu có phải là “ngộ nhận”, là “tự huyễn hoặc”, là “tự ru mình” không?

Nhân đây tôi muốn nói thêm: Ngành điện tử, sản xuất điện thoại và linh kiện, khu vực FDI xuất khẩu 100% giá trị điện thoại và linh kiện nhưng nhập đến 89% giá trị linh kiện này.

Sam Sung đầu tư vào Việt Nam từ 2008 đến nay, tại Thái Nguyên có 60 doanh nghiệp đối tác cấp I cung ứng cho Sam Sung thì tới 55 doanh nghiệp nước ngoài; tại Bắc Ninh có 176 đối tác cấp I, thì có tới 164 doanh nghiệp nước ngoài.

Các doanh nghiệp trong nước chủ yếu cung cấp dịch vụ an ninh, suất ăn công nghiệp, xử lý rác thải...

Tôi muốn nêu rõ những bất cập này để chúng ta nhìn thẳng vào sự thật, rằng doanh nghiệp của chúng ta đang đứng ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu cũng như trong năng lực cạnh tranh quốc tế để mà cố gắng?"

(Trích phát biểu của Tổng bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI ngày 15/01/2025)

via Lê Đức Anh
Hiện tại ở 1 số FDI trung quốc thì kể cả suất ăn, lẫn rửa bát, cho thuê thiết bị,... cũng là của trung quốc sang mở công ty
Việt Nam ta chỉ được đúng cái tiền lương công nhân
 

AGAD

Xe đạp
Biển số
OF-873567
Ngày cấp bằng
22/12/24
Số km
33
Động cơ
1,036 Mã lực
Tuổi
49
Toàn văn đây nhé
 

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
994
Động cơ
389,168 Mã lực
Đúng là VN muốn có cái gì so với người khác thì phải có đội ngũ nghiên cứu đủ mạnh, toàn tâm toàn ý. Nghĩa là những người làm nghiên cứu phải có thu nhập đủ sống để họ chỉ tập trung vào nghiên cứu rồi đào tạo cho các lớp kế cận. Để nghiên cứu ra một cái mới, hiệu quả thì mất rất nhiều năm và phải thử đi, thử lại rất nhiều lần.

Ở bển thì là thế. Nhưng ở ta thì các trường đại học và các đơn vị nghiên cứu toàn dạng bóc ngắn cắn dài. Kiếm được 1 cái đề tài nghiên cứu đã là may vì khi đề xuất ra 1 cái tên đề tài thì có khi đã có cái tên đề tài đã làm cách đây cả hàng chục năm rồi. Mặc dù nội dung nghiên cứu có thể khác, kết quả có thể khác nhưng trùng tên thôi cũng là khó được duyệt.

Nhận được 1 cái đề tài thì người làm thực hưởng 30% kinh phí cũng đã là may nhưng cũng rất mất công để phải làm sao hợp thức hóa để giải ngân 100% kinh phí. Xong 1 đề tài thì chuyển hướng sang nghiên cứu theo 1 hướng khác. Do vậy, kết quả nghiên cứu thường dở dang, chẳng đến đầu đến chốn.

Ngoài ra, ở trường ĐH thì còn phải đảm bảo số giờ giảng. Dạy vượt giờ mới có lương bổ sung. Còn nghiên cứu thừa giờ thì không tính tiền.

Học phí thì thấp nên các trường phải tuyển sinh nhiều để bù lại chi phí. Điều này dẫn đến đầu vào chất lượng thấp, đầu ra chất lượng thấp. Giáo viên phải dạy nhiều, chấm bài nhiều nên cũng chả màng đến nghiên cứu nữa.

Những điều này dẫn đến kết quả nghiên cứu khoa học ở các viện nghiên cứu, các trường đại học, đội ngũ giảng dạy, các bậc tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân .... đa số là làng nhàng.

Theo em một trong những nguyên nhân chính khiến Việt Nam vẫn dậm chân với việc gia công và làm thuê cho nước ngoài chính là giáo dục mà cụ thể ở đây là giáo dục đại học. Một đất nước muốn vươn mình thì phải có yếu tố quan trọng nhất là con người. Trong khi người Việt Nam rất ham học và giáo dục phổ thông ở VN đã có nhiều cải tiến thì các trường ĐH ở VN còn kém quá nhiều so với ngay cả các nước ĐNA chứ chưa nói đến Châu Á hay là thế giới. Không thể chỉ trông đợi vào một số ít người có điều kiện hoặc khả năng đi du học được vì số này rất nhỏ, ko thể kéo cả đất nước đi lên được.
 

iad_jk209

Xe hơi
Biển số
OF-865370
Ngày cấp bằng
7/8/24
Số km
141
Động cơ
1,885 Mã lực
Nhận được 1 cái đề tài thì người làm thực hưởng 30% kinh phí cũng đã là may nhưng cũng rất mất công để phải làm sao hợp thức hóa để giải ngân 100% kinh phí. Xong 1 đề tài thì chuyển hướng sang nghiên cứu theo 1 hướng khác. Do vậy, kết quả nghiên cứu thường dở dang, chẳng đến đầu đến chốn.
ăn bám ngân sách thì sao mà lớn được. Ở nước ngoài, các trường ĐH hợp tác chặt chẽ với DN, từ phòng thí nghiệm đến nhà máy, dây chuyền sản xuất nên họ làm rất nhanh và hiệu quả. Nhược điểm là học phí của họ rất mắc, ko phải ai cũng có điều kiện theo học - trừ khi cực giỏi.
 
Chỉnh sửa cuối:

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
8,029
Động cơ
249,154 Mã lực
Tuổi
51
Trước tiên, trước hết phải chấp nhận sự thật là muốn có khoa học công nghệ, giải pháp kỹ thuật hay gói gọn "tư liệu sản xuất" thì chỉ có tự mày mò nghiên cứu thôi.
Trước đây, nghiên cứu hầu như ko cho phép sai, lỗi. Rất cứng nhắc về tài chính, gây khó khăn. Giờ TBT ra đường nối mới là làm khoa học là chấp nhận rủi ro, chấp nhận thất bại trong nghiêm cứu thử nghiệm.
Trước mắt, các tập đoàn nhà nước, các tổ chức khoa học sẽ thoả sức sáng tạo để xuất hơn. Sẽ tiên phong trong đơn đặt hàng ngoài.
Em tin trong vòng vài năm sẽ thay đổi nhiều đó.
Cụ lạc quan, em thì không.

Bọn em đi bán hàng, gặp nhiều lần lắm rồi, cái tư duy kiểu " làm thế này không được, vì Trung Quốc có làm thế đâu, Nhật có làm thế đâu ", vân vân và mây mây

Tư duy kiểu đó rất phổ biến, từ kỹ sư cho tới cấp giám đốc. Và em có cả kho những câu chuyện cười ra nước mắt về cái trình độ kỹ thuật lẫn khả năng quản lý của người Việt ta ( tất nhiên, em cũng là người Việt ).
 

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
994
Động cơ
389,168 Mã lực
Đúng là các viện nghiên cứu, các trường vẫn còn phải trông chờ bú bầu sữa mẹ "ngân sách nhà nước". Do đâu?

Vì ở ta không có thị trường khoa học công nghệ. Sản phẩm nghiên cứu ra làng nhàng không bán được cho ai. Do đâu?

Cũng vì rất ít doanh nghiệp chịu đầu tư nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh. Một phần là đội ngũ nghiên cứu không có. Phần khác là vẫn có nhiều doanh nghiệp kiếm lợi bằng các cách không lành mạnh như dựa trên quan hệ, tham nhũng cơ chế chính sách, buôn lậu trốn thuế...

ăn bám ngân sách thì sao mà lớn được. Ở nước ngoài, các trường ĐH hợp tác chặt chẽ với DN, từ phòng thí nghiệm đến nhà máy, dây chuyền sản xuất nên họ làm rất nhanh và hiệu quả.
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
8,029
Động cơ
249,154 Mã lực
Tuổi
51
Đúng là VN muốn có cái gì so với người khác thì phải có đội ngũ nghiên cứu đủ mạnh, toàn tâm toàn ý. Nghĩa là những người làm nghiên cứu phải có thu nhập đủ sống để họ chỉ tập trung vào nghiên cứu rồi đào tạo cho các lớp kế cận. Để nghiên cứu ra một cái mới, hiệu quả thì mất rất nhiều năm và phải thử đi, thử lại rất nhiều lần.

Ở bển thì là thế. Nhưng ở ta thì các trường đại học và các đơn vị nghiên cứu toàn dạng bóc ngắn cắn dài. Kiếm được 1 cái đề tài nghiên cứu đã là may vì khi đề xuất ra 1 cái tên đề tài thì có khi đã có cái tên đề tài đã làm cách đây cả hàng chục năm rồi. Mặc dù nội dung nghiên cứu có thể khác, kết quả có thể khác nhưng trùng tên thôi cũng là khó được duyệt.

Nhận được 1 cái đề tài thì người làm thực hưởng 30% kinh phí cũng đã là may nhưng cũng rất mất công để phải làm sao hợp thức hóa để giải ngân 100% kinh phí. Xong 1 đề tài thì chuyển hướng sang nghiên cứu theo 1 hướng khác. Do vậy, kết quả nghiên cứu thường dở dang, chẳng đến đầu đến chốn.

Ngoài ra, ở trường ĐH thì còn phải đảm bảo số giờ giảng. Dạy vượt giờ mới có lương bổ sung. Còn nghiên cứu thừa giờ thì không tính tiền.

Học phí thì thấp nên các trường phải tuyển sinh nhiều để bù lại chi phí. Điều này dẫn đến đầu vào chất lượng thấp, đầu ra chất lượng thấp. Giáo viên phải dạy nhiều, chấm bài nhiều nên cũng chả màng đến nghiên cứu nữa.

Những điều này dẫn đến kết quả nghiên cứu khoa học ở các viện nghiên cứu, các trường đại học, đội ngũ giảng dạy, các bậc tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân .... đa số là làng nhàng.
Trong ngành nghề của em, mấy cái nghiên cứu khoa học của nhà ta, em tiêu hóa không được. Hoặc là em dốt quá, hoặc là mấy thứ đó nhảm quá !
 

iad_jk209

Xe hơi
Biển số
OF-865370
Ngày cấp bằng
7/8/24
Số km
141
Động cơ
1,885 Mã lực
Đúng là các viện nghiên cứu, các trường vẫn còn phải trông chờ bú bầu sữa mẹ "ngân sách nhà nước". Do đâu?

Vì ở ta không có thị trường khoa học công nghệ. Sản phẩm nghiên cứu ra làng nhàng không bán được cho ai. Do đâu?

Cũng vì rất ít doanh nghiệp chịu đầu tư nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh. Một phần là đội ngũ nghiên cứu không có. Phần khác là vẫn có nhiều doanh nghiệp kiếm lợi bằng các cách không lành mạnh như dựa trên quan hệ, tham nhũng cơ chế chính sách, buôn lậu trốn thuế...
tiền ngân sách ko phải của họ thì tại sao họ phải tìm lý do để mạo hiểm ra ngoài tự kiếm "thức ăn"? Không có chính sách ép buộc họ tự kiếm ăn thì mấy người sẽ tự nguyện? Chờ tự nguyện thì chờ mấy chục năm nữa VN cũng chả có trường ĐH dám chuyển đổi để tự chủ tài chính.
 
Chỉnh sửa cuối:

Giangkpi

Xe buýt
Biển số
OF-416689
Ngày cấp bằng
14/4/16
Số km
889
Động cơ
225,359 Mã lực
Câu chuyện đã nói 20 năm nay! Nền Sx quá yếu do nhiều nguyên nhân trong đó phần lớn là cơ chế chính sách và đối thủ TQ thì quá mạnh… đến Mẽo còn chào thua áp thuế thì VN tuổi tôm, giờ các Bác nhận ra hơi muộn nhưng phải làm để đứng được trên đôi chân của chính mình, muốn làm thành công học TQ thôi…. Phải tự sx và tạo ra sp của mình.
Ví dụ: làm thế nào đến sx dc cái sạc đt và bán phân phối tại VN chiếm khoảng 20% thị phần?
Vấn đề đầu tiên là cải thiện môi trường kd, giảm đầu mối, giảm nới lỏng quy định thủ tục. Trump đã nhìn ra, nhưng ở nc nào đó càng ngày càng siết chặt
 

iad_jk209

Xe hơi
Biển số
OF-865370
Ngày cấp bằng
7/8/24
Số km
141
Động cơ
1,885 Mã lực
Vấn đề đầu tiên là cải thiện môi trường kd, giảm đầu mối, giảm nới lỏng quy định thủ tục. Trump đã nhìn ra, nhưnh ở nc làm đó càng ngày càng siết chặt
1 DN nhìn ra vấn đề của họ và họ tìm cách cải thiện môi trường kd, giảm đầu mối, giảm nới lỏng quy định thủ tục. Suy ra mọi DN cũng nên học theo, kể cả khi DN đó quản lý lỏng lẻo, suốt ngày thất thoát, tham nhũng,...?
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
8,029
Động cơ
249,154 Mã lực
Tuổi
51
Một chuyện nhỏ. Bạn em mở 1 cty nhỏ làm hàng xuất khẩu, vay tiền của ngân hàng Singapore, lãi suất 4.5% mỗi năm. Trước đó nó vay của ngân hàng trong nước 11% mỗi năm. Nó vay 20 tỉ, mỗi năm tiết kiệm được 1.2 tỉ.
 

kanishi

Xe container
Biển số
OF-18883
Ngày cấp bằng
21/7/08
Số km
5,253
Động cơ
394,020 Mã lực
Website
tcb100k.com
Thông tin thớt
Đang tải
Top