Như cụ Thủ bây giờ hay nói: tư duy dám làm, vượt qua giới hạn bản thân. Thực tế so sánh không thể cụ thể chi tiết hết được, nhưng biểu hiện bên ngoài thì cụ Thủ làm quên ăn, quên ngủ là có thật, Bác Đ còn thời gian đi đb (hoặc vì lý do nào khác) thì đúng là khác nhau thật.
Nếu được chọn lý do thì cái cháu nghĩ cơ bản khác nhau là lãnh đạo hiện tại có tư duy cực kỳ mở. Ví dụ sẵn sàng chơi golf với Trump hay cho làm dự án golf, trong khi chi phí golf ở việt nam vẫn là chi phí không được trừ khi tính thuế.
Việt Nam từng có lúc u mê đến độ thấy cái đèn điện còn tưởng là cây đèn dầu lộn ngược (thời Nguyễn). Mỹ từng cử nhà ngoại giao sang Việt Nam đầu tiên trong khu vực, nhưng ta không tiếp vì chỉ biết đến Thiên triều phương Bắc và hệ tư duy đấy.
Sau này, việc bị Mỹ phạt thuế chống bán phá giá thì ban đầu ta nói là vì khác ý thức hệ. Sau hiểu ra, thì thuê luật sư và kiện lại. Tương tự, bây giờ nếu giả sử thương lái trung quốc mua cao, sau giai đoạn sau mua thấp thì ta hiểu ra là do bên đó thị trường thay đổi là nhiều (họ mua được bên khác, hay như sầu riêng bị vàng 0, không phải mỗi ta), chứ xưa ta nói do họ âm mưu gì đó (đâu đó trước 2010, cái này cháu cũng không biết là đúng hay sai)
Theo cháu, hậu quả của cái đó là từ việc đóng khung tư duy. Mà sâu hơn, là coi những thông tin mới là xấu độc, là âm mưu, mà nhiều khi không phải vậy. Cơ bản vì không tìm hiểu kỹ.
Thế giới này thay đổi. Những đứa trẻ hôm nay ở Mỹ, 30 năm nữa sẽ là lãnh đạo nước Mỹ, với những hệ tư tưởng hoàn toàn khác (Đồng minh, chư hầu, vv... là để đối đầu Liên Xô trong chiến tranh lạnh, sau đó cũng đã phai nhạt nhiều). Giờ liệu chúng còn lo cho khái niệm tự do, dân chủ phổ biến toàn cầu như những năm 60-2000 hay sẽ như Trump, tập trung vào đối nội, kinh tế (thực ra là quay lại tư tưởng gốc của nước mỹ trước thế chiến 1). Tương tự vậy, mô hình kinh tế (cái gì quan trọng, sản xuất, hay marketing vv...), hay ngành nghề kinh tế tương lai cũng khác.
People change, market change. Learn from it. Cháu làm tài chính thì nhớ câu này.
Hiện tại, ít ra cháu thấy dân tộc mình phúc-chưa-mỏng, vì các lãnh đạo ít nhất dấn thân tìm hiểu cái mới, dù nó trái với cái họ được học, được dạy cả đời, và sẵn sàng thay đổi đã, ổn thì làm tiếp.