[Funland] Nhìn nhận thẳng thắn trực diện về năng lực SX của VN

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
8,187
Động cơ
285,787 Mã lực
Tuổi
51
Bác đọc 2 bài viết này để hiểu hơn logic cháu đang nói.
"Do vậy, ông tin rằng IBM sẽ không quá hài lòng khi ông quyết định rời khỏi công ty sau 7 năm làm việc, và trở về Hàn Quốc để giúp phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong nước. Nhưng IBM đã tiễn Chin với những lời động viên và chúc may mắn, cùng với một khoản tiền thưởng trị giá hai tháng lương. “Họ nói với tôi rằng họ cần có một đối thủ mạnh mẽ để phá vỡ thế độc quyền của Nhật Bản trong lĩnh vực chip nhớ,” Chin chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn sau này. "
Lý do có chuyện đó là ở bài này:
Đến đầu những năm 1980, Nhật Bản đã nắm giữ vị thế thống trị trong lĩnh vực chip nhớ, và chiếm một nửa thị phần bán dẫn toàn cầu vào cuối thập kỷ đó... Theo Tsugio Makimoto, cựu chủ tịch đơn vị bán dẫn của Hitachi, thập niên 1980 là “thời điểm mặt trời lặn ở Mỹ và mặt trời mọc ở Nhật Bản, là kỷ nguyên Nhật Bản là số 1”. Và dẫnđến "Chính phủ Nhật Bản vẫn có quyền định giá các sản phẩm của công ty họ tại các quốc gia thứ ba, về mặt lý thuyết là không cần sự chấp thuận của Mỹ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật hiểu rõ rằng là phải giữ giá cao, nếu không muốn hứng chịu trả đũa từ Mỹ. Như một hậu quả của thoả thuận này, giá chip DRAM tại Mỹ do Nhật Bản sản xuất mà khách hàng tại Mỹ phải trả cao hơn 30% đến 40% so với các khách hàng tại châu Âu, trong khi các công ty Mỹ tiếp tục khiếu nại là thoả thuận chưa đủ nghiêm khắc đối với Nhật Bản, và Tokyo chưa hoàn toàn tuân thủ các điều khoản. Điều đó đã dẫn đến quyết định của Reagan để áp thuế 100% đối với mọi mặt hàng bán dẫn từ Nhật Bản, loại bỏ khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhật tại thị trường Mỹ." Dưới áp lực từ Mỹ, Bộ Truyền thông Nhật Bản cũng cấm xuất khẩu bất kỳ sản phầm nào sang 14 quốc gia trong thời gian một năm. Với mối đe doạ từ công ty bán dẫn lớn nhất Nhật Bản thời đó được loại bỏ, cùng với các lệnh hạn chế của chính quyền Reagan, Mỹ đã thành công trong việc làm tê liệt khả năng cạnh tranh của ngành bán dẫn Nhật Bản.
>> Vấn đề là ông chủ cũng chỉ là người làm thuê trong chuỗi giá trị. Và ông chủ lớn không muốn người làm thuê nhảy lên vị thế ông chủ. Vì vậy họ ép ông chủ nhỏ kia phải tìm một vài ông chủ nhỏ khác.
Ngay hiện tại về bán dẫn Việt Nam thua Malaysia, thua Ấn độ nên nếu có sự ép, ta cũng không được vào shortlist. Cần có con người được nhảy dần vào đã rồi chờ vận hội thôi.

Một ví dụ theo hướng tích cực là như ngành lắp ráp điện tử (19-24) từ ông chủ nhỏ TQ sang dần VN. Hay ngắn hạn sẽ là ngành đóng tàu.

Còn Nhật bản nói kiểu họ giỏi thế, tao biết thế đã không dạy. Theo cháu chỉ là cách nói sau này cho an ủi thôi, vấn đề chính họ bị ép vậy thôi ạ.

Ý cháu như viết ở trên đó ạ, phải chờ một cuộc chiến thương mại hay nặng hơn thì sẽ có cơ hội. Giờ đến đó phải tìm cách để cơ hội đến là nắm bắt được. Nghe hơi "cơ hội chủ nghĩa" nhưng muốn thành công phải nhìn được mâu thuẫn giữa những nước đang nắm đầu mình, những ông chủ và tìm cách hưởng lợi khi mâu thuẫn đó lên tới mức phải có sự đổi thay...
Cụ lạc quan là tốt, em cũng muốn lạc quan.

Nhưng em cũng trải qua nhiều việc rồi, gần đây lại bị mấy cú sốc từ các công ty VN tên tuổi nên nản !

Em nói thực với cụ, kỹ sư VN ta lạ lắm. Người Việt nói chuyện với nhau thì kỹ sư VN ta cứ gọi là hất mặt lên tới trời, chả coi ai ra gì.

Gặp chuyên gia nước ngoài thì nó nói gì cũng nghe ! Nói bậy cũng làm theo răm rắp ! Đặc biệt nghe lời chuyên gia TQ, mà TQ thì chuyên đi sao chép thiên hạ !

Tranh luận logic không thắng được thì đơn giản bảo một câu: không thay đổi được !

Túm cái váy lại là suy nghĩ và hành động chả có gờ ram logic nào !

Lâu lâu gặp một anh suy nghĩ logic một tí thì ít hôm là anh chuồn qua tư bản định cư ! Hoặc là anh cũng bị sếp đá đít ra đường chạy xe ôm !

Nên em đoán chừng ngành bán dẫn cũng thế thôi. Anh nào giỏi thì ít hôm là chảy máu chất xám đi mất. Số còn lại thì cũng đi theo lối mòn, trên bảo dưới làm, đột phá hay đi tiên phong, nắm lấy cơ hội thì thôi, không có đâu ! Cái văn hóa làm việc xưa nay nó thế rồi !
 

vanchamngoan

Xe đạp
Biển số
OF-447194
Ngày cấp bằng
21/8/16
Số km
41
Động cơ
210,373 Mã lực
Cụ lạc quan là tốt, em cũng muốn lạc quan.

Nhưng em cũng trải qua nhiều việc rồi, gần đây lại bị mấy cú sốc từ các công ty VN tên tuổi nên nản !

Em nói thực với cụ, kỹ sư VN ta lạ lắm. Người Việt nói chuyện với nhau thì kỹ sư VN ta cứ gọi là hất mặt lên tới trời, chả coi ai ra gì.

Gặp chuyên gia nước ngoài thì nó nói gì cũng nghe ! Nói bậy cũng làm theo răm rắp ! Đặc biệt nghe lời chuyên gia TQ, mà TQ thì chuyên đi sao chép thiên hạ !

Tranh luận logic không thắng được thì đơn giản bảo một câu: không thay đổi được !

Túm cái váy lại là suy nghĩ và hành động chả có gờ ram logic nào !

Lâu lâu gặp một anh suy nghĩ logic một tí thì ít hôm là anh chuồn qua tư bản định cư ! Hoặc là anh cũng bị sếp đá đít ra đường chạy xe ôm !

Nên em đoán chừng ngành bán dẫn cũng thế thôi. Anh nào giỏi thì ít hôm là chảy máu chất xám đi mất. Số còn lại thì cũng đi theo lối mòn, trên bảo dưới làm, đột phá hay đi tiên phong, nắm lấy cơ hội thì thôi, không có đâu ! Cái văn hóa làm việc xưa nay nó thế rồi !
Cháu/em với tư cách người còn tương đối trẻ (34 tuổi) cũng thấy câu chuyện mấy bài trong nhóm này cuối cũng hơi hướng vậy mà ạ.
Mọi người viết về một nền giáo dục thực tế, không giáo điều và logic.
Nhưng điểm hài hước là, về mặt thực tế, rõ ràng việc làm thương hiệu, còn thuê người khác sản xuất rồi bán, miễn là đúng chuẩn, hay ta gọi là tiktoker, youtuber, có thể làm sau bán hàng hoặc phân phối, hoặc thuê luôn, nó là mảng có lợi nhuận biên rất cao dẫn đến cả thế giới dù Ta, hay Tây, hay Tàu đều làm và chính quyền dù không khuyến khích (Tàu hay Ta) nhưng vẫn không cản được. Tây thì họ không hề cản, nên ta có fast retailing (Zara, Uniqlo) đều mua của tàu, làm thương hiệu rồi bán. Xa hơn thì đồng hồ Timex, Daniel Wellington cũng là trung quốc sản xuất, dập mác tây bán giá cao.

Cháu không hề tham gia mấy cái này và cũng không ngợi ca nó. Nhưng với cháu, thời đi học đại học Ngoại thương cháu nghe giảng viên nói về thời các bác cắt quần ống loe. Xa nữa cháu biết hôn hít, vv... cũng bị coi là hủ hoá. Đầu những năm 2000, một trong những lực cản lớn nhất để phổ biến internet vào Việt Nam mà bác Tá bộ trưởng có nói là các bác sợ những web đồi truỵ mà dân xem được, sau phải nói là chặn được hết thì các bác mới cho (cũng may các bác tin). Cũng có lúc Việt Nam theo Liên Xô cứ công nghiệp nặng, không chú trọng nông nghiệp hay dệt may, vv... lúc đầu suýt thì đói khổ.

Điều cháu muốn nói là nếu nghĩ thoáng ra, chúng ta thử đặt câu hỏi, nếu gen Z, gen Alpha nó làm những cái đó, liệu chúng ta chỉ trích thì là chúng ta không thực tế, chúng ta giáo điều không. Nhất là gen Z toàn cầu sẽ là thế hệ giàu nhất trong lịch sử nhờ thừa hưởng từ bố mẹ, và chúng sẽ là người tiêu tiền chính trong tương lai. Vậy gen Z nước ta có thể chướng mắt chúng ta, nhưng biết đâu cái đó giúp chúng bán được hàng cho gen Z tây, nuôi sống cả bộ máy sản xuất phía sau. Ví dụ gần nhất cháu thấy ấn tượng là Tony from LC signs. Cậu ấy các bác xem youtube sẽ thấy chướng mắt vô cùng nhưng được lên CNN, cứu cho cái LC Signs khỏi khó khăn (nó chuyên sản xuất đèn neon bán cho tây, nhờ cậu ấy mà nhân 4 lần doanh thu).

Đặng Tiểu Bình có nói ạ: Mèo trắng mèo đen quan trọng bắt được chuột.

Vậy nên suy nghĩ thoáng ra cũng tốt ạ.

Còn lạc quan là tất yếu. Cũng như kinh doanh vậy thôi, mặt cứ xị ra thì ai đến mua hàng của mình ạ hì. Thần tài là luôn phải cười mà.

Còn thế hệ chúng ta thì cháu nghĩ là lời bác Đ nói không chuẩn a. Nghèo thì an bình nhưng đó là tước đi cơ hội tự do lựa chọn của tụi trẻ. Chỉ có giàu mới có cơ hội để cho con cái chúng ta, thế hệ sau lựa chọn làm điều nó muốn, sống chill hay làm hùng hục như trâu mua lấy các tiện ích như xe, nhà, điều hoà, tủ lạnh ạ. Điều đó đúng với mỗi gia đình, và đúng với cả quốc gia. Nghèo chỉ để giàu nó ép ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,410
Động cơ
837,847 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Đoạn này có 2 luồng ý kiến tranh luận khá thú vị nên em ngứa mồm tí. Đại khái luồng thứ nhất, đại diện là các cụ rachfan programing ... bảo các món công nghệ cao như bán dẫn, AI, luyện kim... chả ai chuyển giao cho ai nữa đâu. Trường hợp Hàn Quốc được Nhật chuyển giao công nghệ bán dẫn là trường hợp cuối cùng rồi.
Ở chiều ngược lại: cụ vanchamngoan lại cho rằng vẫn có cơ hội khi có những đột biến, bất thường xảy ra giữa các cường quốc mà VN có thể thủ lợi từ đó.
Em cũng hơi già rồi, về mặt kinh nghiệm và lý trí thì nghiêng về luồng ý kiến thứ nhất. Thời đại chiến tranh ý thức hệ, anh em trong 1 khối giúp nhau vì lý tưởng (VD Liên Xô giúp TQ làm bom hạt nhân) đã qua lâu rồi. Nhất là khoảng chục năm gần đây, xu hướng dân tộc chủ nghĩa lên cao. Đến ngay cả đồng mình gắn bó sống chết keo sơn hơn nửa thế kỷ, giờ cũng quay ra đòi tiền, tính tiền bảo kê lẫn nhau v.v...
Tuy nhiên về mặt tình cảm, hi vọng và tầm nhìn dài hạn thì lại nghiêng về cụ vanchamngoan. Nói gì thì nói, lịch sử loài người đầy những biến động kinh thiên động địa. Nếu nhìn lịch sử với độ phân giải cao, các sự kiện diễn ra hàng ngày, hàng năm, hàng vài năm thì thấy toàn những sự kiện nhỏ nhặt, biến động vớ vẩn, ông này lên làm tổng thống, chỗ kia tai nạn máy bay, hay to lắm thì nước này đem quân chiếm của nước kia mẩu đất.
Nhưng nhìn dài hạn, độ phân giải lớn cỡ 30-50 năm thì mọi thứ biến động kinh khủng, đến mức không tưởng tượng nổi. Ví dụ cách đây 50 năm, vào năm 1975, Brezhnev trong cơn ác mộng nhất cũng không thể hình dung một ngày Moscow ra lệnh bắn tên lửa vào Kiev.

Em hiểu ý cụ vanchamngoan là tuy xác suất thấp, vẫn luôn có cơ hội Việt Nam được chuyển giao một công nghệ cao nào đó. Việc của mình là chuẩn bị nhân sự, lăn xả vào xin chân điếu đóm, làm các việc lặt vặt trong chuỗi giá trị để các anh lớn biết mặt, rình rập cơ hội để chớp lấy nếu nó xảy ra... Trường hợp này, may mắn chỉ đến với người có chuẩn bị sẵn, phỏng ạ?
Các cụ nhớ lại, năm 1945 có hàng chục đảng phái, phong trào các kiểu con đà điểu. Nhưng duy nhất Việt Minh đã chuẩn bị sẵn nhân sự hùng mạnh, có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật, rộng khắp nên chớp được thời cơ. Các ông khác chịu chết :D

Tuy nhiên em chỉ hơi lăn tăn là tại sao phải là bán dẫn? Vì rõ ràng chọn chuẩn bị con người, nguồn lực cho bán dẫn thì sẽ phải hi sinh cơ hội cho những ngành khác, công nghệ khác. Ví dụ: công nghệ vật liệu. luyện kim, cơ khí chính xác v.v... Có thể những ngành này không thời thượng và long lanh nhưng cơ hội để các nước khác chán mà chuyển giao có thể hơn bán dẫn chăng? :D
 
Chỉnh sửa cuối:

programing

Xe tải
Biển số
OF-866896
Ngày cấp bằng
28/8/24
Số km
308
Động cơ
7,835 Mã lực
Tuổi
24
Đoạn này có 2 luồng ý kiến tranh luận khá thú vị nên em ngứa mồm tí. Đại khái luồng thứ nhất, đại diện là các cụ rachfan programing ... bảo các món công nghệ cao như bán dẫn, AI, luyện kim... chả ai chuyển giao cho ai nữa đâu. Trường hợp Hàn Quốc được Nhật chuyển giao công nghệ bán dẫn là trường hợp cuối cùng rồi.
Ở chiều ngược lại: cụ vanchamngoan lại cho rằng vẫn có cơ hội khi có những đột biến, bất thường xảy ra giữa các cường quốc mà VN có thể thủ lợi từ đó.
Em cũng hơi già rồi, về mặt kinh nghiệm và lý trí thì nghiêng về luồng ý kiến thứ nhất. Thời đại chiến tranh ý thức hệ, anh em trong 1 khối giúp nhau vì lý tưởng (VD Liên Xô giúp TQ làm bom hạt nhân) đã qua lâu rồi. Nhất là khoảng chục năm gần đây, xu hướng dân tộc chủ nghĩa lên cao. Đến ngay cả đồng mình gắn bó sống chết keo sơn hơn nửa thế kỷ, giờ cũng quay ra đòi tiền, tính tiền bảo kê lẫn nhau v.v...
Tuy nhiên về mặt tình cảm, hi vọng và tầm nhìn dài hạn thì lại nghiêng về cụ vanchamngoan. Nói gì thì nói, lịch sử loài người đầy những biến động kinh thiên động địa. Nếu nhìn lịch sử với độ phân giải cao, các sự kiện diễn ra hàng ngày, hàng năm, hàng vài năm thì thấy toàn những sự kiện nhỏ nhặt, biến động vớ vẩn, ông này lên làm tổng thống, chỗ kia tai nạn máy bay, hay to lắm thì nước này đem quân chiếm của nước kia mẩu đất.
Nhưng nhìn dài hạn, độ phân giải lớn cỡ 30-50 năm thì mọi thứ biến động kinh khủng, đến mức không tưởng tượng nổi. Ví dụ cách đây 50 năm, vào năm 1975, Brezhnev trong cơn ác mộng nhất cũng không thể hình dung một ngày Moscow ra lệnh bắn tên lửa vào Kiev.

Em hiểu ý cụ vanchamngoan là tuy xác suất thấp, vẫn luôn có cơ hội Việt Nam được chuyển giao một công nghệ cao nào đó. Việc của mình là chuẩn bị nhân sự, lăn xả vào xin chân điếu đóm, làm các việc lặt vặt trong chuỗi giá trị để các anh lớn biết mặt, rình rập cơ hội để chớp lấy nếu nó xảy ra...
Các cụ nhớ lại, năm 1945 có hàng chục đảng phái, phong trào các kiểu con đà điểu. Nhưng duy nhất Việt Minh đã chuẩn bị sẵn nhân sự hùng mạnh, có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật, rộng khắp nên chớp được thời cơ. Các ông khác chịu chết :D

Tuy nhiên em chỉ hơi lăn tăn là tại sao phải là bán dẫn? Vì rõ ràng chọn chuẩn bị con người cho bán dẫn thì sẽ phải hi sinh cơ hội cho những ngành khác, công nghệ khác. Ví dụ: công nghệ vật liệu. luyện kim, cơ khí chính xác v.v... Có thể những ngành này không thời thượng và long lanh nhưng cơ hội để các nước khác chán mà chuyển giao có thể hơn bán dẫn chăng :D
Nói chuyện kiểu xác suất 1/1000 gì đó là thiếu nghiêm túc. Những giả định tự thêm vào các hằng số ảo để cho ra nghiệm thì ko khác ước mơ. Với chữ nếu còn nhét cả Paris vào lọ đc cơ mà.

Lại càng ko thể so sánh nghiên cứu khoa học với cơ hội chính trị, đánh đấm. Chả liên quan j về bản chất.

Dân do thái vong quốc lang bạt khắp nơi nhưng số giải nobel nó vẫn top. Đây là vấn đề tố chất con người.

Thà tự cho 1 ngày đẹp trời, chủng tộc ngoài hành tinh hạ cánh xuống mảnh đất chữ S và buff cật lực cho 100 triệu dân ta. Hoá rồng cả lượt, văn minh cấp vì sao. Mơ thì mơ hẳn hoi thế cho oách :))
 

vanchamngoan

Xe đạp
Biển số
OF-447194
Ngày cấp bằng
21/8/16
Số km
41
Động cơ
210,373 Mã lực
Đoạn này có 2 luồng ý kiến tranh luận khá thú vị nên em ngứa mồm tí. Đại khái luồng thứ nhất, đại diện là các cụ rachfan programing ... bảo các món công nghệ cao như bán dẫn, AI, luyện kim... chả ai chuyển giao cho ai nữa đâu. Trường hợp Hàn Quốc được Nhật chuyển giao công nghệ bán dẫn là trường hợp cuối cùng rồi.
Ở chiều ngược lại: cụ vanchamngoan lại cho rằng vẫn có cơ hội khi có những đột biến, bất thường xảy ra giữa các cường quốc mà VN có thể thủ lợi từ đó.
Em cũng hơi già rồi, về mặt kinh nghiệm và lý trí thì nghiêng về luồng ý kiến thứ nhất. Thời đại chiến tranh ý thức hệ, anh em trong 1 khối giúp nhau vì lý tưởng (VD Liên Xô giúp TQ làm bom hạt nhân) đã qua lâu rồi. Nhất là khoảng chục năm gần đây, xu hướng dân tộc chủ nghĩa lên cao. Đến ngay cả đồng mình gắn bó sống chết keo sơn hơn nửa thế kỷ, giờ cũng quay ra đòi tiền, tính tiền bảo kê lẫn nhau v.v...
Tuy nhiên về mặt tình cảm, hi vọng và tầm nhìn dài hạn thì lại nghiêng về cụ vanchamngoan. Nói gì thì nói, lịch sử loài người đầy những biến động kinh thiên động địa. Nếu nhìn lịch sử với độ phân giải cao, các sự kiện diễn ra hàng ngày, hàng năm, hàng vài năm thì thấy toàn những sự kiện nhỏ nhặt, biến động vớ vẩn, ông này lên làm tổng thống, chỗ kia tai nạn máy bay, hay to lắm thì nước này đem quân chiếm của nước kia mẩu đất.
Nhưng nhìn dài hạn, độ phân giải lớn cỡ 30-50 năm thì mọi thứ biến động kinh khủng, đến mức không tưởng tượng nổi. Ví dụ cách đây 50 năm, vào năm 1975, Brezhnev trong cơn ác mộng nhất cũng không thể hình dung một ngày Moscow ra lệnh bắn tên lửa vào Kiev.

Em hiểu ý cụ vanchamngoan là tuy xác suất thấp, vẫn luôn có cơ hội Việt Nam được chuyển giao một công nghệ cao nào đó. Việc của mình là chuẩn bị nhân sự, lăn xả vào xin chân điếu đóm, làm các việc lặt vặt trong chuỗi giá trị để các anh lớn biết mặt, rình rập cơ hội để chớp lấy nếu nó xảy ra...
Các cụ nhớ lại, năm 1945 có hàng chục đảng phái, phong trào các kiểu con đà điểu. Nhưng duy nhất Việt Minh đã chuẩn bị sẵn nhân sự hùng mạnh, có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật, rộng khắp nên chớp được thời cơ. Các ông khác chịu chết :D

Tuy nhiên em chỉ hơi lăn tăn là tại sao phải là bán dẫn? Vì rõ ràng chọn chuẩn bị con người cho bán dẫn thì sẽ phải hi sinh cơ hội cho những ngành khác, công nghệ khác. Ví dụ: công nghệ vật liệu. luyện kim, cơ khí chính xác v.v... Có thể những ngành này không thời thượng và long lanh nhưng cơ hội để các nước khác chán mà chuyển giao có thể hơn bán dẫn chăng :D
Câu hỏi của bác cũng rất hay. Gọi là câu hỏi tỷ đô chăng?
Cháu có viết là cháu chỉ thấy là chúng ta hiện đang không sai thôi ạ. Chứ còn đúng hay không thì không ai trả lời được. Bet (đánh cược) thôi ạ.
Nếu chúng ta chọn làm nông nghiệp, hay du lịch thì cháu sẽ coi như mất chi phí cơ hội, và sẽ đánh giá thấp. Lý do vì như bác đi bán bún, đi trồng lúa, hay vẽ ra đủ thứ làm du lịch kiểu mới thì khách hàng có thể sẽ không quay lại, hoặc không trả giá cao hơn cho cái bác nghiên cứu ra. Kiểu du lịch quan trọng là mới lạ, mình có nghiên cứu sâu về khách sau lần họ đến đầu tiên thì lần sau họ đến, mình làm tốt hơn họ vẫn trả chừng đó tiền. Mình có trồng lúa giỏi mà không may thì giá lúa năm đó vẫn rất thấp.
Còn tất cả các ngành khác bác nói tới, đều thuộc ngành sản xuất vật chất cơ bản qua nghiên cứu khoa học (thậm chí rộng ra cả ngành chế thuốc cũng là vậy). Thì cháu nghĩ không ai đoán được trước là đâu mới là jackpot để chúng ta kiếm được cả. Chỉ biết lựa chọn đó ngành chung (sản xuất cơ bản) để đặt cược là sáng suốt nhất rồi. Còn ngành hẹp nào thì chỉ có nhà nước mới đủ thông tin nguồn lực để phán đoán được. Tỷ như mình nói ngành cơ khí chính xác tốt, nhưng nó lại là nồi cơm của các nước da trắng châu Âu cũ. Liệu mình làm họ có cho mình bán vào họ không, hay Trung quốc cũng đang vươn lên, được phép bán khắp thế giới mặt hàng này, thấy mình nhoi lên thì liệu họ có phá giá, hoặc thậm chí tìm cách phá mình không khi định cướp nồi cơm của họ. Tương tự vậy, dù là bán dẫn, thuốc, hoá chất cơ bản đều thế. Sản xuất chỉ là một thông số trong bài toán động thôi ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
8,187
Động cơ
285,787 Mã lực
Tuổi
51
Cháu/em với tư cách người còn tương đối trẻ (34 tuổi) cũng thấy câu chuyện mấy bài trong nhóm này cuối cũng hơi hướng vậy mà ạ.
Mọi người viết về một nền giáo dục thực tế, không giáo điều và logic.
Nhưng điểm hài hước là, về mặt thực tế, rõ ràng việc làm thương hiệu, còn thuê người khác sản xuất rồi bán, miễn là đúng chuẩn, hay ta gọi là tiktoker, youtuber, có thể làm sau bán hàng hoặc phân phối, hoặc thuê luôn, nó là mảng có lợi nhuận biên rất cao dẫn đến cả thế giới dù Ta, hay Tây, hay Tàu đều làm và chính quyền dù không khuyến khích (Tàu hay Ta) nhưng vẫn không cản được. Tây thì họ không hề cản, nên ta có fast retailing (Zara, Uniqlo) đều mua của tàu, làm thương hiệu rồi bán. Xa hơn thì đồng hồ Timex, Daniel Wellington cũng là trung quốc sản xuất, dập mác tây bán giá cao.

Cháu không hề tham gia mấy cái này và cũng không ngợi ca nó. Nhưng với cháu, thời đi học đại học Ngoại thương cháu nghe giảng viên nói về thời các bác cắt quần ống loe. Xa nữa cháu biết hôn hít, vv... cũng bị coi là hủ hoá. Đầu những năm 2000, một trong những lực cản lớn nhất để phổ biến internet vào Việt Nam mà bác Tá bộ trưởng có nói là các bác sợ những web đồi truỵ mà dân xem được, sau phải nói là chặn được hết thì các bác mới cho (cũng may các bác tin). Cũng có lúc Việt Nam theo Liên Xô cứ công nghiệp nặng, không chú trọng nông nghiệp hay dệt may, vv... lúc đầu suýt thì đói khổ.

Điều cháu muốn nói là nếu nghĩ thoáng ra, chúng ta thử đặt câu hỏi, nếu gen Z, gen Alpha nó làm những cái đó, liệu chúng ta chỉ trích thì là chúng ta không thực tế, chúng ta giáo điều không. Nhất là gen Z toàn cầu sẽ là thế hệ giàu nhất trong lịch sử nhờ thừa hưởng từ bố mẹ, và chúng sẽ là người tiêu tiền chính trong tương lai. Vậy gen Z nước ta có thể chướng mắt chúng ta, nhưng biết đâu cái đó giúp chúng bán được hàng cho gen Z tây, nuôi sống cả bộ máy sản xuất phía sau. Ví dụ gần nhất cháu thấy ấn tượng là Tony from LC signs. Cậu ấy các bác xem youtube sẽ thấy chướng mắt vô cùng nhưng được lên CNN, cứu cho cái LC Signs khỏi khó khăn (nó chuyên sản xuất đèn neon bán cho tây, nhờ cậu ấy mà nhân 4 lần doanh thu).

Đặng Tiểu Bình có nói ạ: Mèo trắng mèo đen quan trọng bắt được chuột.

Vậy nên suy nghĩ thoáng ra cũng tốt ạ.

Còn lạc quan là tất yếu. Cũng như kinh doanh vậy thôi, mặt cứ xị ra thì ai đến mua hàng của mình ạ hì. Thần tài là luôn phải cười mà.

Còn thế hệ chúng ta thì cháu nghĩ là lời bác Đ nói không chuẩn a. Nghèo thì an bình nhưng đó là tước đi cơ hội tự do lựa chọn của tụi trẻ. Chỉ có giàu mới có cơ hội để cho con cái chúng ta, thế hệ sau lựa chọn làm điều nó muốn, sống chill hay làm hùng hục như trâu mua lấy các tiện ích như xe, nhà, điều hoà, tủ lạnh ạ. Điều đó đúng với mỗi gia đình, và đúng với cả quốc gia. Nghèo chỉ để giàu nó ép ạ.
Cụ nói rộng quá, em không phản biện được. Nhưng những gì cụ nói, cho dù rất tốt đẹp, cá nhân em cũng cho rằng đó vẫn là "hớt váng" trong hoạt động kinh tế, khó tồn tại lâu dài được.

Quay lại chủ đề bán dẫn, mà em cũng chỉ muốn nói về lĩnh vực đó thôi, cá nhân em không tin là ta làm được gì. Muốn làm gì to tát, phải có chiến lược, có chính sách, có kế hoạch, có nhân sự. Hiện giờ tất cả những gì ta có chỉ là khẩu hiệu, lời kêu gọi hay những thứ tương tự.
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,281
Động cơ
1,974,928 Mã lực
Singapore hồ 1960 cũng gặp thách thức này, và họ chọn đầu tư cho giáo dục kỹ thuật cao
Em nghĩ đúng là Sing đầu tư vào giáo dục, nhưng là lựa chọn về luật, tài chính, thương mại, phù hợp với dặc điểm và chiến lược đất nước họ.
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,410
Động cơ
837,847 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Nói chuyện kiểu xác suất 1/1000 gì đó là thiếu nghiêm túc. Những giả định tự thêm vào các hằng số ảo để cho ra nghiệm thì ko khác ước mơ. Với chữ nếu còn nhét cả Paris vào lọ đc cơ mà.

Thà tự cho 1 ngày đẹp trời, chủng tộc ngoài hành tinh hạ cánh xuống mảnh đất chữ S và buff cật lực cho 100 triệu dân ta. Hoá rồng cả lượt, văn minh cấp vì sao. Mơ thì mơ hẳn hoi thế cho oách :))
Hì tính xác suất là bản chất của thế giới này mà cụ, vật lý lượng tử đã nói thế rồi. Cụ Enstein cũng ghét cái tính xác suất này lắm (Chúa không chơi trò xúc xắc) nhưng cũng chịu, không phản biện được.
Trong lĩnh vực kinh tế, xã hội cũng thế, tính xác suất rất phổ biến. Đầu tư khởi nghiệp làm gì có chuyện thắng 100%, thậm chí mọi người hay nói về tỷ lệ 10 ông khởi nghiệp thì 9 ông thất bại mà vẫn cứ lao vào đấy thôi.
Cú đặt cửa bán dẫn của lãnh đạo khóa này rõ ràng không thể nói chắc thắng 100%, như vậy không là xác suất thì là gì :D?
 

programing

Xe tải
Biển số
OF-866896
Ngày cấp bằng
28/8/24
Số km
308
Động cơ
7,835 Mã lực
Tuổi
24
Hì tính xác suất là bản chất của thế giới này mà cụ, vật lý lượng tử đã nói thế rồi. Cụ Enstein cũng ghét cái tính xác suất này lắm (Chúa không chơi trò xúc xắc) nhưng cũng chịu, không phản biện được.
Trong lĩnh vực kinh tế, xã hội cũng thế, tính xác suất rất phổ biến. Đầu tư khởi nghiệp làm gì có chuyện thắng 100%, thậm chí mọi người hay nói về tỷ lệ 10 ông khởi nghiệp thì 9 ông thất bại mà vẫn cứ lao vào đấy thôi.
Cú đặt cửa bán dẫn của lãnh đạo khóa này rõ ràng không thể nói chắc thắng 100%, như vậy không là xác suất thì là gì :D?
Cụ hiểu nhầm về "đặt cửa bán dẫn" rồi.

Bán dẫn nào của VN mà đòi đặt?

Cửa ở đây là cửa gia công, làm thuê chứ công nghệ bán dẫn ai nó cho tặng mà "cửa".

Bản chất ko khác gì gia công lắp ráp giày da, may mặc hay lắp linh kiện điện thoại

Nó hứa mở mấy nhà máy, chúng mày đào tạo thợ bán dẫn đi, ra trường tao thuê làm công cho tao. Lương chúng mày rẻ thì thuê, khi nào đắt tao lại dời nhà máy sang chỗ khác.
 

vanchamngoan

Xe đạp
Biển số
OF-447194
Ngày cấp bằng
21/8/16
Số km
41
Động cơ
210,373 Mã lực
Câu hỏi của bác cũng rất hay. Gọi là câu hỏi tỷ đô chăng?
Cháu có viết là cháu chỉ thấy là chúng ta hiện đang không sai thôi ạ. Chứ còn đúng hay không thì không ai trả lời được. Bet (đánh cược) thôi ạ.
Nếu chúng ta chọn làm nông nghiệp, hay du lịch thì cháu sẽ coi như mất chi phí cơ hội, và sẽ đánh giá thấp. Lý do vì như bác đi bán bún, đi trồng lúa, hay vẽ ra đủ thứ làm du lịch kiểu mới thì khách hàng có thể sẽ không quay lại, hoặc không trả giá cao hơn cho cái bác nghiên cứu ra. Kiểu du lịch quan trọng là mới lạ, mình có nghiên cứu sâu về khách sau lần họ đến đầu tiên thì lần sau họ đến, mình làm tốt hơn họ vẫn trả chừng đó tiền. Mình có trồng lúa giỏi mà không may thì giá lúa năm đó vẫn rất thấp.
Còn tất cả các ngành khác bác nói tới, đều thuộc ngành sản xuất vật chất cơ bản qua nghiên cứu khoa học (thậm chí rộng ra cả ngành chế thuốc cũng là vậy). Thì cháu nghĩ không ai đoán được trước là đâu mới là jackpot để chúng ta kiếm được cả. Chỉ biết lựa chọn đó ngành chung (sản xuất cơ bản) để đặt cược là sáng suốt nhất rồi. Còn ngành hẹp nào thì chỉ có nhà nước mới đủ thông tin nguồn lực để phán đoán được. Tỷ như mình nói ngành cơ khí chính xác tốt, nhưng nó lại là nồi cơm của các nước da trắng châu Âu cũ. Liệu mình làm họ có cho mình bán vào họ không, hay Trung quốc cũng đang vươn lên, được phép bán khắp thế giới mặt hàng này, thấy mình nhoi lên thì liệu họ có phá giá, hoặc thậm chí tìm cách phá mình không khi định cướp nồi cơm của họ. Tương tự vậy, dù là bán dẫn, thuốc, hoá chất cơ bản đều thế. Sản xuất chỉ là một thông số trong bài toán động thôi ạ.
Cụ nói rộng quá, em không phản biện được. Nhưng những gì cụ nói, cho dù rất tốt đẹp, cá nhân em cũng cho rằng đó vẫn là "hớt váng" trong hoạt động kinh tế, khó tồn tại lâu dài được.

Quay lại chủ đề bán dẫn, mà em cũng chỉ muốn nói về lĩnh vực đó thôi, cá nhân em không tin là ta làm được gì. Muốn làm gì to tát, phải có chiến lược, có chính sách, có kế hoạch, có nhân sự. Hiện giờ tất cả những gì ta có chỉ là khẩu hiệu, lời kêu gọi hay những thứ tương tự.
Thực tế chúng ta đang có thêm hợp đồng đi gia công thuê như cháu nhắn trên đó ạ.
Nếu đủ hết mọi thứ như bác nói từ đầu rồi mới làm thì cháu nghĩ nó giống như sai từ vạch xuất phát mà nguyện cầu cho mình thắng cuộc.
Lý do vì cái gì chả là vừa đi vừa dò đường ạ. Nếu đường đã rõ, đến giữ chừng sai thì sao ạ.
Năm nay chúng ta nói về bán dẫn dùng trong con chip. Biết đâu năm sau ta thấy cái đó không thơm, kỹ sư ta đổi sang làm bán dẫn dùng trong đèn LED, bán dẫn trong pin quang điện. Hay sốc hơn là nhảy sang làm pin điện cho ô tô (một loại vật liệu mới khác), hay đi chế thuốc (hiện Astra Zeneca có nhà máy rất lớn trong Nam).
Cái chính là bắt tay vào làm, vừa làm vừa dò đường thôi ạ. Mỗi thành công nhỏ (như cử được kỹ sư sang Đài học về làm gia công thuê) nó là một bước tiến nhỏ đến có thể thành công lớn, hoặc đơn giản là cuộc sống tốt hơn cho gia đình bạn kỹ sư đó. Bản thân nếu bác không nhớ, hồi đầu là ta định đòi xây nhà máy to, sau dấn thân vào, được chủ tịch SIA hiệp hội bán dẫn mỹ bảo vài chục tỷ đô, ta hiểu ra không làm được nên phải chuyển sang cái nhỏ.
Quan trọng là linh hoạt, không ngại cái mới (tiktoker, youtuber cũng là một dạng như vây; crypto cũng vậy Sing còn thoáng hơn ta, cho mua bán crypto đóng thuế suốt rồi). Và luôn tâm niệm là linh hoat thay đổi thôi ạ, cháu nghĩ vậy.
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,410
Động cơ
837,847 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Cụ hiểu nhầm về "đặt cửa bán dẫn" rồi.

Bán dẫn nào của VN mà đòi đặt?

Cửa ở đây là cửa gia công, làm thuê chứ công nghệ bán dẫn ai nó cho tặng mà "cửa".

Bản chất ko khác gì gia công lắp ráp giày da, may mặc hay lắp linh kiện điện thoại

Nó hứa mở mấy nhà máy, chúng mày đào tạo thợ bán dẫn đi, ra trường tao thuê làm công cho tao. Lương chúng mày rẻ thì thuê, khi nào đắt tao lại dời nhà máy sang chỗ khác.
Em hiểu ý cụ vanchamngoan là tuy xác suất thấp, vẫn luôn có cơ hội Việt Nam được chuyển giao một công nghệ cao nào đó. Việc của mình là chuẩn bị nhân sự, lăn xả vào xin chân điếu đóm, làm các việc lặt vặt trong chuỗi giá trị để các anh lớn biết mặt, rình rập cơ hội để chớp lấy nếu nó xảy ra... Trường hợp này, may mắn chỉ đến với người có chuẩn bị sẵn, phỏng ạ?
Các cụ nhớ lại, năm 1945 có hàng chục đảng phái, phong trào các kiểu con đà điểu. Nhưng duy nhất Việt Minh đã chuẩn bị sẵn nhân sự hùng mạnh, có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật, rộng khắp nên chớp được thời cơ. Các ông khác chịu chết :D
Ý em đặt cửa là thế này cơ cụ ạ. Mặc dù về mặt hình thức thì đầu tiên cũng làm các công đoạn điếu đóm, húp cơm thừa canh cặn của ngành bán dẫn, cũng như đã từng làm với ngành da dày, may mặc, lắp ráp điện thoại. Tuy nhiên lần này các lãnh đạo xác định làm bán dẫn với ý đồ sâu xa hơn, lâu dài hơn và tiền đặt cửa cao hơn. Em chưa thấy thủ tướng nào của Việt Nam rủ ông trùm da giày hay may mặc nào đi uống bia cỏ cả :D
 

vanchamngoan

Xe đạp
Biển số
OF-447194
Ngày cấp bằng
21/8/16
Số km
41
Động cơ
210,373 Mã lực
Cụ hiểu nhầm về "đặt cửa bán dẫn" rồi.

Bán dẫn nào của VN mà đòi đặt?

Cửa ở đây là cửa gia công, làm thuê chứ công nghệ bán dẫn ai nó cho tặng mà "cửa".

Bản chất ko khác gì gia công lắp ráp giày da, may mặc hay lắp linh kiện điện thoại

Nó hứa mở mấy nhà máy, chúng mày đào tạo thợ bán dẫn đi, ra trường tao thuê làm công cho tao. Lương chúng mày rẻ thì thuê, khi nào đắt tao lại dời nhà máy sang chỗ khác.
Dạ cháu trích lại đúng bài cháu gửi nhờ bác đọc trước, có lẽ bác chưa đọc, nên cháu trích lại ạ, nhất là đoạn gạch chân:
"
Trong giai đoạn đầu của ngành bán dẫn, Hàn Quốc tập trung vào việc lắp ráp các thiết bị bán dẫn công nghệ thấp và trở thành một trung tâm sản xuất cho các tập đoàn lớn từ các quốc gia tiên tiến – đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản. Họ chọn Hàn Quốc do có nguồn nhân lực trình độ cao, chi phí thấp, và môi trường chính trị ổn định.

Khoản đầu tư ban đầu lớn nhất đến vào năm 1969 từ Fairchild, một trong những công ty bán dẫn lớn nhất Mỹ thời điểm đố. Quyết định của Fairchild đầu tư vào Hàn Quốc đòi hỏi Seoul phải đáp ứng hai điều kiện – quyền sở hữu hoàn toàn và khả năng tiếp cận không hạn chế vào thị trường nội địa Hàn Quốc.
Việc đáp ứng các nhu cầu này đặt ra một thách thức đối với chính phủ do đi trái với khuôn khổ luật đầu tư nước ngoài. Uỷ ban Kế hoạch Kinh tế Hàn Quốc (EPB) đã xem xét kỹ lưỡng và bắt tay vào sửa đổi các luật hiện hữu, cho thấy cách Hàn Quốc sẵn sàng sửa đổi các khung pháp lý để thu hút công nghệ và vốn nước ngoài.

Quyết định của EPB đã tạo tiền lệ cho sự thành công của Fairchild tại Hàn Quốc, và khuyến khích các công ty điện tử khác của Mỹ và Nhật Bản thiết lập hoạt động tại đây qua mô hình liên doanh hoặc sở hữu toàn phần. Mặc dù vậy, chính phủ Hàn Quốc vẫn đưa ra các chính sách ưu tiên hình thức liên doanh hơn là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Luật Khuyến khích Vốn nước ngoài, ban hành năm 1969, đã đưa ra nhiều ưu đãi khác nhau cho các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm miễn thuế suất doanh nghiệp và miễn thuế nhập khẩu đối với tư liệu sản xuất.

>> Nếu chính phủ Hàn Quốc cũng nghĩ giống bác, cháu nghĩ Hàn đã không có ngành bán dẫn như hôm nay ạ. Có thể thành công, có thể không, tất nhiên. Nhưng nếu không làm gì thì chắc chắn không có gì ạ.
Hàn đã phải ném cả Luật đầu tư nước ngoài đi, gạ gẫm họ đến mở nhà máy với bao quyền lợi vào năm 70. Đến năm 86 (15 năm sau) cơ hội mới đến khi Nhật bị Mỹ chiến. Mỹ cho phép những ông thợ đi học làm thuê của Hàn về tự mở công ty, được mua bản quyền và vận hành. Mất thêm gần 15 năm nữa để samsung , SK có thể thống lĩnh được 1 phần thị trường DRAM. Và 15 năm thêm nữa (2014) để là độc tôn cái thị trường đó, và giờ bị trung quốc (trong có 10 năm sau) đe doạ. Nhưng cũng đã kịp giàu có phát triển. Không có gần 50 năm đó thì sẽ không có ngày hôm nay ạ. Và tất nhiên cũng không ai ở Hàn chắc là có thành công không, ngoài niềm tin,lúc năm 70, cháu nghĩ vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

programing

Xe tải
Biển số
OF-866896
Ngày cấp bằng
28/8/24
Số km
308
Động cơ
7,835 Mã lực
Tuổi
24
Ý em đặt cửa là thế này cơ cụ ạ. Mặc dù về mặt hình thức thì đầu tiên cũng làm các công đoạn điếu đóm, húp cơm thừa canh cặn của ngành bán dẫn, cũng như đã từng làm với ngành da dày, may mặc, lắp ráp điện thoại. Tuy nhiên lần này các lãnh đạo xác định làm bán dẫn với ý đồ sâu xa hơn, lâu dài hơn và tiền đặt cửa cao hơn. Em chưa thấy thủ tướng nào của Việt Nam rủ ông trùm da giày hay may mặc nào đi uống bia cỏ cả :D
Ngành da giày may mặc vào VN từ 20 năm trc mạng xã hội chưa phát triển nên cụ ko thấy họ uống bia hay ăn thịt choá thôi :))

Dạ cháu trích lại đúng bài cháu gửi nhờ bác đọc trước, có lẽ bác chưa đọc, nên cháu trích lại ạ, nhất là đoạn gạch chân:
"
Trong giai đoạn đầu của ngành bán dẫn, Hàn Quốc tập trung vào việc lắp ráp các thiết bị bán dẫn công nghệ thấp và trở thành một trung tâm sản xuất cho các tập đoàn lớn từ các quốc gia tiên tiến – đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản. Họ chọn Hàn Quốc do có nguồn nhân lực trình độ cao, chi phí thấp, và môi trường chính trị ổn định.

Khoản đầu tư ban đầu lớn nhất đến vào năm 1969 từ Fairchild, một trong những công ty bán dẫn lớn nhất Mỹ thời điểm đố. Quyết định của Fairchild đầu tư vào Hàn Quốc đòi hỏi Seoul phải đáp ứng hai điều kiện – quyền sở hữu hoàn toàn và khả năng tiếp cận không hạn chế vào thị trường nội địa Hàn Quốc.
Việc đáp ứng các nhu cầu này đặt ra một thách thức đối với chính phủ do đi trái với khuôn khổ luật đầu tư nước ngoài. Uỷ ban Kế hoạch Kinh tế Hàn Quốc (EPB) đã xem xét kỹ lưỡng và bắt tay vào sửa đổi các luật hiện hữu, cho thấy cách Hàn Quốc sẵn sàng sửa đổi các khung pháp lý để thu hút công nghệ và vốn nước ngoài.

Quyết định của EPB đã tạo tiền lệ cho sự thành công của Fairchild tại Hàn Quốc, và khuyến khích các công ty điện tử khác của Mỹ và Nhật Bản thiết lập hoạt động tại đây qua mô hình liên doanh hoặc sở hữu toàn phần. Mặc dù vậy, chính phủ Hàn Quốc vẫn đưa ra các chính sách ưu tiên hình thức liên doanh hơn là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Luật Khuyến khích Vốn nước ngoài, ban hành năm 1969, đã đưa ra nhiều ưu đãi khác nhau cho các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm miễn thuế suất doanh nghiệp và miễn thuế nhập khẩu đối với tư liệu sản xuất.

>> Nếu chính phủ Hàn Quốc cũng nghĩ giống bác, cháu nghĩ Hàn đã không có ngành bán dẫn như hôm nay ạ. Có thể thành công, có thể không, tất nhiên. Nhưng nếu không làm gì thì chắc chắn không có gì ạ.
Hàn đã phải ném cả Luật đầu tư nước ngoài đi, gạ gẫm họ đến mở nhà máy với bao quyền lợi vào năm 70. Đến năm 86 (15 năm sau) cơ hội mới đến khi Nhật bị Mỹ chiến. Mỹ cho phép những ông thợ đi học làm thuê của Hàn về tự mở công ty, được mua bản quyền và vận hành. Mất thêm gần 15 năm nữa để samsung , SK có thể thống lĩnh được 1 phần thị trường DRAM. Và 15 năm thêm nữa (2014) để là độc tôn cái thị trường đó, và giờ bị trung quốc (trong có 10 năm sau) đe doạ. Nhưng cũng đã kịp giàu có phát triển. Không có gần 50 năm đó thì sẽ không có ngày hôm nay ạ. Và tất nhiên cũng không ai ở Hàn chắc là có thành công không, ngoài niềm tin,lúc năm 70, cháu nghĩ vậy.
Hàn quốc có đu dây đâu, nó chọn phe và đc buff thật lực. So sánh ớ ớ thế này có chít ko cháu :))

Những thứ cho lên báo cho cháu đọc để PR thôi, sau lưng Mẽo Nhật nó bơm cho ngập mồm. Ai nó chuyển giao cho mấy chú nằm võng lắc bên này bên kia.
Chưa kể dân Hàn cực đoan, khác hẳn dân Việt.

Thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào trong khi ko biết khoai nhà họ ở đâu ra.
 

vanchamngoan

Xe đạp
Biển số
OF-447194
Ngày cấp bằng
21/8/16
Số km
41
Động cơ
210,373 Mã lực
Ngành da giày may mặc vào VN từ 20 năm trc mạng xã hội chưa phát triển nên cụ ko thấy họ uống bia hay ăn thịt choá thôi :))



Hàn quốc có đu dây đâu, nó chọn phe và đc buff thật lực. So sánh ớ ớ thế này có chít ko cháu :))

Những thứ cho lên báo cho cháu đọc để PR thôi, sau lưng Mẽo Nhật nó bơm cho ngập mồm. Ai nó chuyển giao cho mấy chú nằm võng lắc bên này bên kia.
Chưa kể dân Hàn cực đoan, khác hẳn dân Việt.

Thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào trong khi ko biết khoai nhà họ ở đâu ra.
Nó không hề được buff gì nhiều ngoài việc là xưởng gia công trong giai đoạn đầu (năm 1969 đến 1986). Thậm chí lúc đó Nhật mới là mạnh nhất về chip chứ không phải Mỹ (đỉnh điểm cuối thập niên 80,Nhật chiếm 92% thị phần chip của Mỹ, còn Hàn chỉ là cái xưởng gia công). Bác đọc sẽ thấy, DN đến đòi mở nhà máy, nhưng sở hữu 100%, thích thì giấu công nghệ thoải mái, mà lại được bán thoải mái trong nội địa thì cháu không đánh giá là buff.
Nó chỉ được buff vào năm 1986 về sau. Bản thân lúc đó Mỹ cũng chọn 3 cửa để buff (Hàn, Đài và Phillipine, giờ nhà máy texas instrument vẫn ở Phillipine, ai mua máy tính tài chính, đều thấy Made in Philipine).
Câu chuyện là, trong muôn ngàn nước, miễn không phải là Nhật lúc đó, Mỹ phải short list ra vài ông có tiềm năng thay Nhật và ép Nhật phải chuyển giao công nghệ, hoặc tự chuyển giao. Thì nếu không có 15 năm trước đó, thì người được chọn có thể không phải là Hàn.
Kế đến sau đó trong 15 năm kế tiếp, Phillipine thất bại, nhưng Hàn và Đài thành công theo hai hướng khác nhau (Hàn là DRAM, còn Đài là CPU). Đoạn đó cũng là tố chất con người, và cũng may mắn. Giả như Nhật làm hoà được với Mỹ thì Hàn, Đài sẽ không được như giờ.
Cháu đang nói về lịch sử là các sự kiện có thật, cháu lấy bài viết tiếng Việt để bác đọc cho dễ. Nếu bác tìm hiểu sâu hơn thì bác có thể nói thêm.
 
Chỉnh sửa cuối:

programing

Xe tải
Biển số
OF-866896
Ngày cấp bằng
28/8/24
Số km
308
Động cơ
7,835 Mã lực
Tuổi
24
Nó không hề được buff gì nhiều ngoài việc là xưởng gia công trong giai đoạn đầu (năm 1969 đến 1986). Thậm chí lúc đó Nhật mới là mạnh nhất về chip chứ không phải Mỹ (đỉnh điểm cuối thập niên 80,Nhật chiếm 92% thị phần chip của Mỹ, còn Hàn chỉ là cái xưởng gia công). Bác đọc sẽ thấy, DN đến đòi mở nhà máy, nhưng sở hữu 100%, thích thì giấu công nghệ thoải mái, mà lại được bán thoải mái trong nội địa thì cháu không đánh giá là buff.
Nó chỉ được buff vào năm 1986 về sau. Bản thân lúc đó Mỹ cũng chọn 3 cửa để buff (Hàn, Đài và Phillipine, giờ nhà máy texas instrument vẫn ở Phillipine, ai mua máy tính tài chính, đều thấy Made in Philipine).
Câu chuyện là, trong muôn ngàn nước, miễn không phải là Nhật lúc đó, Mỹ phải short list ra vài ông có tiềm năng thay Nhật và ép Nhật phải chuyển giao công nghệ, hoặc tự chuyển giao. Thì nếu không có 15 năm trước đó, thì người được chọn có thể không phải là Hàn.
Kế đến sau đó trong 15 năm kế tiếp, Phillipine thất bại, nhưng Hàn và Đài thành công theo hai hướng khác nhau (Hàn là DRAM, còn Đài là CPU). Đoạn đó cũng là tố chất con người, và cũng may mắn. Giả như Nhật làm hoà được với Mỹ thì Hàn, Đài sẽ không được như giờ.
Cháu đang nói về lịch sử là các sự kiện có thật, cháu lấy bài viết tiếng Việt để bác đọc cho dễ. Nếu bác tìm hiểu sâu hơn thì bác có thể nói thêm.
Mời cháu đọc:))

**Có**, Hoa Kỳ đã chuyển giao nhiều công nghệ quan trọng cho Hàn Quốc trong các lĩnh vực như quốc phòng, bán dẫn, năng lượng hạt nhân và viễn thông. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:

### **1. Công nghệ Quốc phòng**
- **Vũ khí & Máy bay chiến đấu**: Mỹ bán/chuyển giao công nghệ cho các hệ thống như **F-16, F-35**, tên lửa **Patriot**, và hệ thống phòng thủ **THAAD**.
- **Sản xuất theo giấy phép**: Hàn Quốc sản xuất một số vũ khí Mỹ (ví dụ: súng trường M16, pháo tự hành K9 sử dụng công nghệ Mỹ).
- **Hạn chế**: Mỹ không chuyển giao một số công nghệ nhạy cảm như **động cơ tên lửa tiên tiến** hoặc **công nghệ tàng hình** cho dự án máy bay KF-21 của Hàn Quốc.

### **2. Công nghệ Bán dẫn & Điện tử**
- **Thiết bị sản xuất chip**: Các công ty Mỹ như **Applied Materials, Lam Research, KLA** cung cấp máy móc cho Samsung và SK Hynix.
- **Công nghệ thiết kế chip**: Qualcomm, Intel hợp tác với Samsung trong sản xuất chip **Snapdragon** và bộ nhớ DRAM/NAND.
- **Công nghệ EUV (ASML có nguồn gốc Mỹ-Hà Lan)**: Giúp Hàn Quốc sản xuất chip 5nm, 3nm.

### **3. Năng lượng Hạt nhân Dân sự**
- Các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Hàn Quốc (như **Nhà máy Kori**) sử dụng công nghệ **Westinghouse (Mỹ)**.
- Sau này, Hàn Quốc tự phát triển lò phản ứng **APR-1400**, nhưng dựa trên nền tảng công nghệ Mỹ.

### **4. Ô tô & Hàng không Vũ trụ**
- **Hyundai/Kia** từng hợp tác với **Ford, GM** để học hỏi công nghệ động cơ.
- **Tên lửa Naro/Nuri** nhận hỗ trợ kỹ thuật từ Mỹ, nhưng bị giới hạn do lo ngại liên quan đến tên lửa đạn đạo.

### **5. 5G & Công nghệ Thông tin**
- **Qualcomm** cấp phép công nghệ 5G cho Samsung và LG.
- Google, Microsoft hợp tác với các công ty Hàn Quốc về AI, điện toán đám mây.

### **Hạn chế trong Chuyển giao Công nghệ**
- Mỹ kiểm soát chặt chẽ công nghệ nhạy cảm (ví dụ: **công nghệ vũ khí hạt nhân, tên lửa tầm xa**).
- Một số dự án (như **KF-21 Boramae**) bị Mỹ từ chối chuyển giao công nghệ then chốt (AESA radar, động cơ tên lửa).

### **Kết luận**
Mỹ là một trong những nguồn chuyển giao công nghệ lớn nhất cho Hàn Quốc, giúp nước này phát triển mạnh về công nghiệp và quốc phòng. Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng đã tự nâng cao năng lực công nghệ, giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ trong một số lĩnh vực.



Mỹ có chuyển giao công nghệ bán dẫn cho Hàn quốc không?

**Có**, Hoa Kỳ đã chuyển giao nhiều công nghệ bán dẫn quan trọng cho Hàn Quốc, đóng vai trò then chốt giúp nước này trở thành cường quốc chip toàn cầu. Dưới đây là chi tiết:

---

### **1. Thiết bị sản xuất bán dẫn**
- **Công ty Mỹ thống trị thị trường**:
- *Applied Materials*, *Lam Research*, *KLA* cung cấp máy móc sản xuất chip (etching, deposition, inspection) cho Samsung và SK Hynix.
- *ASML* (công ty Hà Lan nhưng phụ thuộc vào công nghệ Mỹ) bán máy **EUV lithography** – công nghệ tối quan trọng để sản xuất chip 5nm, 3nm.

- **Ví dụ**:
- Samsung dùng máy EUV của ASML (có bộ phận từ Mỹ) để sản xuất chip cho Apple, Qualcomm.
- Mỹ từng áp lực **cấm xuất khẩu EUV sang Trung Quốc**, nhưng vẫn cho phép bán cho Hàn Quốc.

---

### **2. Công nghệ thiết kế & sản xuất chip**
- **Hợp tác giữa công ty Mỹ - Hàn**:
- *Qualcomm*: Đặt hàng Samsung sản xuất chip Snapdragon (7nm, 5nm) và chuyển giao thiết kế.
- *Intel*: Hợp tác với Samsung về công nghệ đóng gói chip tiên tiến (3D packaging).
- *Nvidia, AMD*: Dùng dịch vụ foundry của Samsung/SK Hynix.

- **Công nghệ bộ nhớ**:
- SK Hynix và Samsung từng mua bằng sáng chế DRAM/NAND từ Mỹ trong giai đoạn đầu (1980–1990).

---

### **3. Phần mềm & Công cụ thiết kế (EDA)**
- Các công ty Mỹ độc quyền phần mềm thiết kế chip:
- *Synopsys*, *Cadence*, *Mentor Graphics* (Siemens) cung cấp công cụ EDA cho Samsung, SK Hynix.
- **Không có phần mềm Mỹ, Hàn Quốc không thể thiết kế chip tiên tiến**.

---

### **4. Hạn chế & Kiểm soát của Mỹ**
- **Xuất khẩu cần giấy phép**:
- Mỹ kiểm soát chặt chẽ việc bán công nghệ bán dẫn nhạy cảm (vd: máy EUV, AI chip) thông qua **BIS (Bộ Thương mại Mỹ)**.
- Năm 2022, Mỹ cấm bán một số thiết bị sản xuất chip tiên tiến cho Trung Quốc, nhưng **Hàn Quốc được miễn trừ**.

- **Điều kiện chuyển giao**:
- Samsung/SK Hynix phải tuân thủ lệnh trừng phạt Mỹ với Trung Quốc (vd: không nâng cấp nhà máy DRAM ở TQ).

---

### **5. Tương lai: Hàn Quốc đang giảm phụ thuộc?**
- **Tự phát triển một số công nghệ**:
- Samsung đầu tư mạnh vào R&D để tự chủ một phần (vd: công nghệ GAAFET cho chip 3nm).
- Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thiết bị bán dẫn nội địa.

- **Nhưng vẫn phụ thuộc vào Mỹ**:
- **90% thiết bị sản xuất chip** của Hàn Quốc nhập từ Mỹ/Hà Lan.
- Nếu Mỹ ngừng cung cấp EDA hoặc máy EUV, ngành bán dẫn Hàn Quốc sẽ **tê liệt**.

---

### **Kết luận**
Mỹ là nhà cung cấp công nghệ bán dẫn **không thể thay thế** cho Hàn Quốc, từ thiết bị, phần mềm đến thiết kế chip. Dù Hàn Quốc đang cố tự chủ, sự phụ thuộc vào Mỹ vẫn rất lớn, đặc biệt trong công nghệ cao cấp như EUV và AI chip.
 
Chỉnh sửa cuối:

programing

Xe tải
Biển số
OF-866896
Ngày cấp bằng
28/8/24
Số km
308
Động cơ
7,835 Mã lực
Tuổi
24
Vì sao Việt nam ko thể phát triển như Hàn quốc?

Việt Nam chưa thể lặp lại "kỳ tích Hàn Quốc" do khác biệt về **mô hình phát triển, thể chế, chiến lược công nghiệp và văn hóa đổi mới**. Dưới đây là 7 điểm then chốt:

---

### 1. **Thể chế kinh tế - chính trị khác biệt**
- **Hàn Quốc (1960-1990):-**
- Chế độ độc tài quân sự **tập trung quyền lực**, dồn tài nguyên phát triển _chaebol_ (Samsung, Hyundai) dưới sự chỉ đạo của nhà nước.
- **Nhất quán chính sách 50 năm**: Dù thay đổi lãnh đạo, chiến lược "xuất khẩu công nghệ cao" không đứt gãy.
- **Việt Nam:-**
- Cơ chế **phân quyền theo địa phương** dẫn đến cạnh tranh nội bộ (vd: 63 tỉnh thành đua nhau mời FDI, không tập trung).
- Chính sách công nghiệp **thiếu tính kế thừa**, thay đổi theo nhiệm kỳ.

---

### 2. **Chiến lược công nghiệp "ăn xổi"**
- **Hàn Quốc:-**
- **1960s:-** Nhận chuyển giao công nghệ từ Mỹ/Nhật → **1970s:-** Tự nghiên cứu cải tiến → **1980s:-** Vượt mặt thầy (vd: Samsung vượt Sony về TV, vượt Intel về bộ nhớ).
- **Hy sinh ngắn hạn:-** Cấm nhập khẩu ô tô để bảo hộ Hyundai, dù chất lượng thấp ban đầu.
- **Việt Nam:-**
- **Phụ thuộc vào FDI lắp ráp giá rẻ** (Samsung chiếm 25% xuất khẩu nhưng chủ yếu là gia công).
- **Không có doanh nghiệp tư nhân "quốc gia"**: Không có Viettel, Vingroup nào đủ mạnh để cạnh tranh toàn cầu như _chaebol_.

---

### 3. **Đầu tư R&D yếu kém**
- **Hàn Quốc:-**
- Chi **4.8% GDP cho R&D** (2023), cao hơn Mỹ (3.5%).
- Samsung một mình chi **$20 tỷ/năm** cho R&D (gấp 20 lần toàn bộ ngân sách KHCN Việt Nam).
- **Việt Nam:-**
- Chỉ chi **0.5% GDP cho R&D** (thấp nhất ASEAN).
- Doanh nghiệp Việt **không có phòng lab nghiên cứu chip** như Samsung.

---

### 4. **Giáo dục - đào tạo lạc hậu**
- **Hàn Quốc:-**
- **70% thanh niên có bằng đại học**, tập trung vào STEM (khoa học, kỹ thuật).
- Đại học KAIST (Hàn Quốc) đào tạo kỹ sư chất lượng cao, xếp hạng top 40 thế giới.
- **Việt Nam:-**
- **Đào tạo lý thuyết**, ít thực hành.
- Chỉ 8% lao động có kỹ năng cao (so với 35% ở Hàn Quốc).

---

### 5. **Văn hóa doanh nghiệp thụ động**
- **Hàn Quốc:-**
- Tinh thần **"không ngủ"** (_ppalli ppalli_ - làm nhanh, làm hết mình).
- Samsung yêu cầu nhân viên làm **12h/ngày**, sẵn sàng "đốt cháy giai đoạn" để đuổi kịp đối thủ.
- **Việt Nam:-**
- Tư duy **"ăn chắc mặc bền"**, ngại rủi ro.
- Doanh nghiệp nhỏ chiếm 98%, không dám cạnh tranh toàn cầu.

---

### 6. **Hệ sinh thái công nghệ yếu**
- **Hàn Quốc:-**
- Có **chuỗi cung ứng nội địa hoàn chỉnh**: Từ sản xuất thép POSCO đến linh kiện bán dẫn Samsung.
- **Việt Nam:-**
- **Phụ thuộc 90% nguyên liệu nhập khẩu** (vd: Samsung VN phải nhập linh kiện từ Trung Quốc/Hàn Quốc).
- Không có công ty phần mềm đẳng cấp như Naver (Hàn Quốc).

---

### 7. **Toàn cầu hóa muộn**
- **Hàn Quốc:-**
- Bắt đầu hội nhập từ **1960s**, tận dụng Chiến tranh Lạnh để nhận viện trợ Mỹ.
- **Việt Nam:-**
- Mở cửa muộn (**1986**), lại vướng cấm vận đến 1994.
- Bỏ lỡ làn sóng FDI công nghệ cao những năm 1990-2000.
 

vanchamngoan

Xe đạp
Biển số
OF-447194
Ngày cấp bằng
21/8/16
Số km
41
Động cơ
210,373 Mã lực
Vì sao Việt nam ko thể phát triển như Hàn quốc?

Việt Nam chưa thể lặp lại "kỳ tích Hàn Quốc" do khác biệt về **mô hình phát triển, thể chế, chiến lược công nghiệp và văn hóa đổi mới**. Dưới đây là 7 điểm then chốt:

---

### 1. **Thể chế kinh tế - chính trị khác biệt**
- **Hàn Quốc (1960-1990):-**
- Chế độ độc tài quân sự **tập trung quyền lực**, dồn tài nguyên phát triển _chaebol_ (Samsung, Hyundai) dưới sự chỉ đạo của nhà nước.
- **Nhất quán chính sách 50 năm**: Dù thay đổi lãnh đạo, chiến lược "xuất khẩu công nghệ cao" không đứt gãy.
- **Việt Nam:-**
- Cơ chế **phân quyền theo địa phương** dẫn đến cạnh tranh nội bộ (vd: 63 tỉnh thành đua nhau mời FDI, không tập trung).
- Chính sách công nghiệp **thiếu tính kế thừa**, thay đổi theo nhiệm kỳ.

---

### 2. **Chiến lược công nghiệp "ăn xổi"**
- **Hàn Quốc:-**
- **1960s:-** Nhận chuyển giao công nghệ từ Mỹ/Nhật → **1970s:-** Tự nghiên cứu cải tiến → **1980s:-** Vượt mặt thầy (vd: Samsung vượt Sony về TV, vượt Intel về bộ nhớ).
- **Hy sinh ngắn hạn:-** Cấm nhập khẩu ô tô để bảo hộ Hyundai, dù chất lượng thấp ban đầu.
- **Việt Nam:-**
- **Phụ thuộc vào FDI lắp ráp giá rẻ** (Samsung chiếm 25% xuất khẩu nhưng chủ yếu là gia công).
- **Không có doanh nghiệp tư nhân "quốc gia"**: Không có Viettel, Vingroup nào đủ mạnh để cạnh tranh toàn cầu như _chaebol_.

---

### 3. **Đầu tư R&D yếu kém**
- **Hàn Quốc:-**
- Chi **4.8% GDP cho R&D** (2023), cao hơn Mỹ (3.5%).
- Samsung một mình chi **$20 tỷ/năm** cho R&D (gấp 20 lần toàn bộ ngân sách KHCN Việt Nam).
- **Việt Nam:-**
- Chỉ chi **0.5% GDP cho R&D** (thấp nhất ASEAN).
- Doanh nghiệp Việt **không có phòng lab nghiên cứu chip** như Samsung.

---

### 4. **Giáo dục - đào tạo lạc hậu**
- **Hàn Quốc:-**
- **70% thanh niên có bằng đại học**, tập trung vào STEM (khoa học, kỹ thuật).
- Đại học KAIST (Hàn Quốc) đào tạo kỹ sư chất lượng cao, xếp hạng top 40 thế giới.
- **Việt Nam:-**
- **Đào tạo lý thuyết**, ít thực hành.
- Chỉ 8% lao động có kỹ năng cao (so với 35% ở Hàn Quốc).

---

### 5. **Văn hóa doanh nghiệp thụ động**
- **Hàn Quốc:-**
- Tinh thần **"không ngủ"** (_ppalli ppalli_ - làm nhanh, làm hết mình).
- Samsung yêu cầu nhân viên làm **12h/ngày**, sẵn sàng "đốt cháy giai đoạn" để đuổi kịp đối thủ.
- **Việt Nam:-**
- Tư duy **"ăn chắc mặc bền"**, ngại rủi ro.
- Doanh nghiệp nhỏ chiếm 98%, không dám cạnh tranh toàn cầu.

---

### 6. **Hệ sinh thái công nghệ yếu**
- **Hàn Quốc:-**
- Có **chuỗi cung ứng nội địa hoàn chỉnh**: Từ sản xuất thép POSCO đến linh kiện bán dẫn Samsung.
- **Việt Nam:-**
- **Phụ thuộc 90% nguyên liệu nhập khẩu** (vd: Samsung VN phải nhập linh kiện từ Trung Quốc/Hàn Quốc).
- Không có công ty phần mềm đẳng cấp như Naver (Hàn Quốc).

---

### 7. **Toàn cầu hóa muộn**
- **Hàn Quốc:-**
- Bắt đầu hội nhập từ **1960s**, tận dụng Chiến tranh Lạnh để nhận viện trợ Mỹ.
- **Việt Nam:-**
- Mở cửa muộn (**1986**), lại vướng cấm vận đến 1994.
- Bỏ lỡ làn sóng FDI công nghệ cao những năm 1990-2000.
Đoạn đầu tư về R&D, cháu đã từng viết là ở Hàn, bác sửa website, thuê việt nam làm cũng gọi là R&D để hưởng ưu đãi thuế - cháu nói trên tư cách người làm trực tiếp (hàn ưu đãi thuế nhiều).
Tất cả các nội dung trên bác lấy cháu đoán từ một công cụ AI? Và nó đang nói về thời hiện đại, trong khi câu chuyện gốc là năm 1969 (Lúc vẫn còn đang chiến tranh Việt Nam, bán dẫn còn chưa rõ có là ngành ra tiền hay không, trên quy mô toàn cầu)?
Đồng minh của Mỹ ngày nay không phải là đồng minh của Mỹ ngày đó. Đối thủ cũng đã đảo qua đảo lại mấy lần (Lúc là Nga, Lúc thì trung thành đồng minh, giờ trung lại thành đối thủ).
Cháu chỉ buồn là bác không đọc, nói rằng báo chí phương tây không đáng tin (dù trên cháu gửi là bài nghiên cứu) nhưng lại dùng thông tin AI, không được kiểm chứng, tỷ lệ halluciation (bịa chuyện cao), bản thân story là từ 1970 thì bác lấy các thông tin về các công ty như ASML, Lam Research lúc đó còn chưa tồn tại.
Sau bài này thì cháu xin tạm dừng ạ. Vì cháu thấy cháu và bác quá khác nhau về cách nghĩ.
 

programing

Xe tải
Biển số
OF-866896
Ngày cấp bằng
28/8/24
Số km
308
Động cơ
7,835 Mã lực
Tuổi
24
Đoạn đầu tư về R&D, cháu đã từng viết là ở Hàn, bác sửa website, thuê việt nam làm cũng gọi là R&D để hưởng ưu đãi thuế - cháu nói trên tư cách người làm trực tiếp (hàn ưu đãi thuế nhiều).
Tất cả các nội dung trên bác lấy cháu đoán từ một công cụ AI? Và nó đang nói về thời hiện đại, trong khi câu chuyện gốc là năm 1969 (Lúc vẫn còn đang chiến tranh Việt Nam, bán dẫn còn chưa rõ có là ngành ra tiền hay không, trên quy mô toàn cầu)?
Đồng minh của Mỹ ngày nay không phải là đồng minh của Mỹ ngày đó. Đối thủ cũng đã đảo qua đảo lại mấy lần (Lúc là Nga, Lúc thì trung thành đồng minh, giờ trung lại thành đối thủ).
Cháu chỉ buồn là bác không đọc, nói rằng báo chí phương tây không đáng tin (dù trên cháu gửi là bài nghiên cứu) nhưng lại dùng thông tin AI, không được kiểm chứng, tỷ lệ halluciation (bịa chuyện cao), bản thân story là từ 1970 thì bác lấy các thông tin về các công ty như ASML, Lam Research lúc đó còn chưa tồn tại.
Sau bài này thì cháu xin tạm dừng ạ. Vì cháu thấy cháu và bác quá khác nhau về cách nghĩ.
Ko hiểu muốn chứng minh điều gì khi rõ ràng Hàn xẻng ko đc Mỹ nhật bơm công nghệ cho thì làm gì có cửa hoá rồng hoá hổ. Ko thầy đố mày làm nên.

Tẩy xoá quá khứ, xuyên tạc lên lịch sử, hoang tưởng về tương lai...

Đúng như tôi nhận định, mức thông minh của người Việt chỉ trung bình khá thế giới :)




Nếu không được mỹ, nhật chuyển giao công nghệ thì hàn quốc có phát triển được như ngày nay không?

Kịch bản "nếu không có Mỹ/Nhật
- **Vẫn phát triển, nhưng chậm hơn:-**
- Hàn Quốc có thể tìm nguồn chuyển giao công nghệ từ châu Âu hoặc tự nghiên cứu (như Israel hay Phần Lan), nhưng tốn nhiều thời gian và chi phí hơn.
- Thiếu vốn đầu tư ban đầu từ Nhật/Mỹ có thể khiến các chaebol khó vượt qua giai đoạn khởi nghiệp.
- Nhưng khó trở thành "con rồng châu Á
- Thành tựu về bán dẫn, điện tử phụ thuộc vào việc tiếp cận sớm công nghệ Mỹ/Nhật. Nếu không, Hàn Quốc có thể chỉ dừng ở mức công nghiệp hóa cơ bản như Thái Lan hoặc Malaysia.

Kết luận:
Hàn Quốc **vẫn có thể phát triển** nhờ nội lực mạnh, nhưng khó đạt đẳng cấp như ngày nay nếu thiếu **giai đoạn học hỏi công nghệ từ Mỹ/Nhật** trong những năm 1960–1980.
 
Chỉnh sửa cuối:

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,758
Động cơ
260,774 Mã lực
Tuổi
49
Sắp tới phân quyền mạnh hơn có khi lại thép, dự án cứ có vốn đầu tư lớn hay được ưu ái, bài học xi măng còn đó, công suất giờ cao hơn nhiều nhu cầu thị trường, ngân hàng thấp thỏm với một số anh vì không biết vỡ lúc nào, dân tình xung quanh các nhà máy thì hít bụi thay cơm hàng ngày. Nếu làm đúng làm đủ công tác môi trường thì chắc các anh xi măng cũng không hăm hở đến vậy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top