qua báo viết là Tbt gợi ý 1 số trường ĐH mời người giỏi về làm lđ, tốt nhất là Việt kiều. Nhưng e nghĩ chắc vẫn còn vướng cơ chế khó mà làm ngay đc. Trong khi TQ họ đã có bộ trưởng GD là Hoa kiều cách đây phải hơn 20 năm.
Cái khó này ai cũng biết, nhưng giải pháp là gì, chả nhẽ đợi đội phân lô bán nền giàu lên tích lũy tư bản để qua về đầu tư cái gốc cho nền sản xuất....hay lại mấy AI, 4.0, bếp ăn của thế giới để bứt lênThu
Thực ra thì môi trường cho sản xuất kinh doanh giờ cũng không quá tệ các cụ ợ. Những vấn đề chính nó nàm ở chỗ khác:
- Chi phí tài chính: gần như 100% các doanh nghiệp sản xuất phải đi vay, mà chi phí vay vốn ở VN quá cao, không phù hợp cho đầu tư sản xuất.
- Doanh nghiệp sản xuất Việt nam tham gia vào thị trường quá muộn, khi các công nghệ nói chung đã rất hoàn thiện, nên các sản phẩm trên thị trường đều tốt, đẹp và rẻ (đặc biệt hàng TQ). Với tư cách nhà cung cấp mới thì hàng phải rẻ hơn nhưng chất lượng không kém hơn, cái đó nói chung vượt tầm các nhà sản xuất mới của VN.
- (Tiếp ý trên) Với sản xuất thì cốt tử là công nghệ và bí quyết sản xuất. Cái này người VN nói chung không có năng khiếu, còn bảo mua của nước ngoài thì rất khó. Các nước đi trước hiện nay đều giữ rất chặt công nghệ, không chuyển giao.
- VN nằm ngay cạnh Trung quốc, là nước sản xuất nhanh nhiều tốt rẻ nhất thế giới hiện nay, trong khi do hội nhập mà hầu hết các dòng thuế nhập khẩu với hàng TQ đã hạ xuống bằng 0 hoặc chỉ vài %. Trong điều kiện đó các nhà sản xuất VN không thể cạnh tranh được.
Lúc cần vượt thì ta lại không đủ sẵn sàng để vượt lên. Lúc cả làng suy thoái thì VN cũng suy thoái theoEm nghĩ ngay cả Hàn Quốc, Đài Loan, Hông Kong... cũng từng tham gia chuỗi gia công chế biến nhưng giai đoạn đó của họ rất nhanh (dưới 20 năm gì đó) và sau đó thì họ nhanh chóng vượt lên làm chủ kỹ thuật, công nghệ, thị trường, kỹ năng quản lý....và từng bước dẫn đầu cuộc chơi!
Ta thì dường như đang dậm chân ở giai đoạn này khá lâu (cứ tạm tính từ thời điểm ra Luật đầu tư nước ngoài lần đầu vào năm 1987 hoặc lần 2 vào 1996) và chưa thấy có hướng cụ thể và nền tảng cơ bản để vượt lên?
Những quy định đó từ anh nào ra thế. Nói là việc của mồm, làm là việc của tayRiêng bản thân tôi. Tôi chỉ mong rằng: muốn áp dụng hoàn hảo luật PCCC, nâng cao đề án luật an toàn thực phẩm, nâng cao mức phạt giao thông, nâng cao tiêu chuẩn khí thải, ô nhiễm môi trường… thì trước hết phải nâng cao thu nhập người dân. Phải làm cho dân giàu lên thì mới áp dụng các điều kiện nâng cao được. Còn nếu dân chưa giàu mà cứ cái gì cũng nâng cao tiêu chuẩn lên thì không khác gì xây nhà từ nóc. Rất áp lực cho các thế hệ mai sau.
Chỗ này = lấy chỗ đi lạiThế, nếu đến cái sự Phân khúc thấp nhất này, nó cũng không thèm dí cho ta làm, không thèm bóc lột ta, thì ra răng bác?
Cụ hơi chủ quan.. có không ít thứ mà nhiều tiền cũng không làm được.Cái gì chúng ta cũng có thể làm được, chỉ là chất lượng và giá cả thôi.
Trong thế giới hiện nay cứ có tiền là mua được công nghệ, và giỏi là quản trị được.
Lều báo cũng đóng góp một phần hơi ảo vào thực tế nước nhà, nhưng cũng không nên phủ nhận hay tự ti là Việt Nam chẳng làm được cái gì.
Chốt lại vẫn là tiền thôi. Còn về trình quản lý thì bây giờ ai đủ giỏi để quản lý mấy cái AI là xong. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam năng lực, tầm nhìn, tư duy, kiến thức đều đủ cả nhưng làm gì có tiền để đầu tư nên những miếng bánh to phải nói là chưa đến lượt. Nhưng dù sao được làm những phần bé và ngồi chung mâm với các thành phần máu mặt là cũng tốt rồi. Vạn sự khởi đầu nan, những ai trải qua khởi nghiệp rồi mới thấy mình gian khổ và truân chuyên nhiều lắm.
Lạ cái là trí tuệ đi thi VN cũng toàn giải này giải kia ....buôn đất dễ vì nói thẳng là tầm quản lý nhà nước còn yếu chưa đủ tầm và ... vẫn khó tránh văn hóa nhiệm kỳCụ nói thế này tức là phải tập trung vào sản xuất, vào R&D, cụ thêm em lý do tại sao ta toàn bỏ khâu này mà đi buôn chứng buôn đất hết thì càng tôta
Anh Hero còn nổ nữa ko ?Theo bussinessinsider online:
Rất cụ thể, thẳng thắn, trực diện
"...Tôi được báo cáo là Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu điện thoại di động thông minh; đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu linh kiện máy tính; đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu thiết bị máy tính; đứng thứ 7 thế giới về gia công phần mềm, đứng thứ 8 thế giới về thiết bị linh kiện điện tử.
Đây là những con số có vẻ ấn tượng, hoành tráng, đáng tự hào, nhưng thử hỏi chúng ta đã bao giờ nhìn sâu vào bản chất những số liệu này chưa?
Chúng ta đóng góp được bao nhiêu phần trăm giá trị trong đó?
Hay là mình đang ở phân khúc thấp nhất của chuỗi giá trị, chủ yếu là gia công cho nước ngoài.
Một cái áo bán ra mà thiết kế, vải, nhuộm, chỉ, cúc đều của người khác thì mình được bao nhiêu?
Có chăng chỉ là công lao động và sự ô nhiễm môi trường?
Số liệu tôi nêu trên được trích dẫn từ báo cáo của Lãnh đạo về thành tích của ngành mình.
Tôi cứ tự hỏi đây liệu có phải là “ngộ nhận”, là “tự huyễn hoặc”, là “tự ru mình” không?
Nhân đây tôi muốn nói thêm: Ngành điện tử, sản xuất điện thoại và linh kiện, khu vực FDI xuất khẩu 100% giá trị điện thoại và linh kiện nhưng nhập đến 89% giá trị linh kiện này.
Sam Sung đầu tư vào Việt Nam từ 2008 đến nay, tại Thái Nguyên có 60 doanh nghiệp đối tác cấp I cung ứng cho Sam Sung thì tới 55 doanh nghiệp nước ngoài; tại Bắc Ninh có 176 đối tác cấp I, thì có tới 164 doanh nghiệp nước ngoài.
Các doanh nghiệp trong nước chủ yếu cung cấp dịch vụ an ninh, suất ăn công nghiệp, xử lý rác thải...
Tôi muốn nêu rõ những bất cập này để chúng ta nhìn thẳng vào sự thật, rằng doanh nghiệp của chúng ta đang đứng ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu cũng như trong năng lực cạnh tranh quốc tế để mà cố gắng?"
(Trích phát biểu của Tổng bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI ngày 15/01/2025)
via Lê Đức Anh
Thực tế thì nhiều quốc gia trên thế giới cũng rơi vào tình trạng này!Lúc cần vượt thì ta lại không đủ sẵn sàng để vượt lên. Lúc cả làng suy thoái thì VN cũng suy thoái theo![]()
Không biết cụ đã đi hỏi mua công nghệ bao giờ chưa? Công nghệ là thứ có tiền cũng không mua được.Cái gì chúng ta cũng có thể làm được, chỉ là chất lượng và giá cả thôi.
Trong thế giới hiện nay cứ có tiền là mua được công nghệ, và giỏi là quản trị được.
Lều báo cũng đóng góp một phần hơi ảo vào thực tế nước nhà, nhưng cũng không nên phủ nhận hay tự ti là Việt Nam chẳng làm được cái gì.
Chốt lại vẫn là tiền thôi. Còn về trình quản lý thì bây giờ ai đủ giỏi để quản lý mấy cái AI là xong. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam năng lực, tầm nhìn, tư duy, kiến thức đều đủ cả nhưng làm gì có tiền để đầu tư nên những miếng bánh to phải nói là chưa đến lượt. Nhưng dù sao được làm những phần bé và ngồi chung mâm với các thành phần máu mặt là cũng tốt rồi. Vạn sự khởi đầu nan, những ai trải qua khởi nghiệp rồi mới thấy mình gian khổ và truân chuyên nhiều lắm.
Bên đấy là thuyết 3 đại diện, còn ta vẫn là giai cấp cn lãnh đạo.qua báo viết là Tbt gợi ý 1 số trường ĐH mời người giỏi về làm lđ, tốt nhất là Việt kiều. Nhưng e nghĩ chắc vẫn còn vướng cơ chế khó mà làm ngay đc. Trong khi TQ họ đã có bộ trưởng GD là Hoa kiều cách đây phải hơn 20 năm.
Cụ đọc báo chưa ? Năm 2030 Việt Nam sẽ có điện hạt nhân đó.Không biết cụ đã đi hỏi mua công nghệ bao giờ chưa? Công nghệ là thứ có tiền cũng không mua được.
Nếu cứ bỏ tiền ra là mua được công nghệ thì Trung quốc đã ngồi lên đầu Mỹ Âu Nhật rồi cụ ợ.
với Hàn Quốc hay Đài Loan là cả 1 quá trình dài dưới thời thống trị của Nhật Bản nhé cụ. HQ và ĐL đều được quy hoạch để trở thành 1 bộ phận của NB nên họ bỏ ra rất nhiều công sức đầu tư từ khoa học, công nghiệp, giáo dục, giao thông,... chứ ko phải cái kiểu vắt chanh bỏ vỏ như Anh Pháp. Sau chiến tranh còn được Mỹ bỏ tiền+công nghệ tái thiết nên họ phất rất nhanh.Em nghĩ ngay cả Hàn Quốc, Đài Loan, Hông Kong... cũng từng tham gia chuỗi gia công chế biến nhưng giai đoạn đó của họ rất nhanh (dưới 20 năm gì đó) và sau đó thì họ nhanh chóng vượt lên làm chủ kỹ thuật, công nghệ, thị trường, kỹ năng quản lý....và từng bước dẫn đầu cuộc chơi!
Ta thì dường như đang dậm chân ở giai đoạn này khá lâu (cứ tạm tính từ thời điểm ra Luật đầu tư nước ngoài lần đầu vào năm 1987 hoặc lần 2 vào 1996) và chưa thấy có hướng cụ thể và nền tảng cơ bản để vượt lên?