Bác đúng ở phần in nghiêng!
Em đã tranh luận ở cái topic về lương và lưong hưu sỹ quan bây giờ.
Thời tụi em trên ấy phần lớn sỹ quan cấp tiểu đoàn (thậm chí cả cấp trung đoàn) là sỹ quan quân chính (hạ sỹ quan học qua quân chính để thành sỹ quan; ông trung đoàn trưởng trung đoàn em khi xuất ngũ mới được phong đại úy). Cho nên thực ra nói họ chỉ nóng vội cũng chưa đủ.
Em nghĩ còn được ngồi đây chém gió cũng nhờ trong trận đầu tiên vào đấy, tiểu đoàn em làm thê đội dự bị cho 1 tiểu đoàn khác là thê đội chính tấn công. Công binh không thông được cửa mở, đội không đánh được, cần tụi em tiếp ứng thì chỉ có mấy ông đầu tiên đến được gần đấy, còn lại đang rải rác suốt dọc đường tới tận nơi xuất phát vì lúc đó tụi em đeo cơ số "phòng ngự 7 ngày" với đầy đủ cuốc chim, bao gạo,... lần mò trong đêm, đường rừng, núi. Có đại đội còn được trinh sát dẫn lạc đường đi sang hướng khác.
Đúng như bác
coolpix8700 đã nói.
Sau năm 1979, quãng đâu như 1982, thì rất nhiều sỹ quan cứng cựa thời đánh Mỹ, đã giải ngũ về quê, vì kinh tế đói nghèo (tôi chỉ nói từ cấp trung đội đến tiểu đoàn).
Mà lực lượng cấp trung đội đến tiểu đoàn, mới là những người cùng lính xung phong trực tiếp.
Lớp cững cựa vãn đi, lớp sau, đúng là rất nhiều được 'đôn' lên, chỉ sau 'quân chính' tầm 9 tháng.
Đấy là cái thiệt thòi của ta trong cuộc chiến năm 1984.
Còn hàng ngũ cấp tướng, thì năm 1984, ta nghiêng về giải pháp rút dần ra khỏi Cam, nên chiến dịch mùa khô 1984 ở Cam, coi như ta đánh tất tay, để làm trong sạch địa bàn nội địa và biên giới Cam.
Các tướng giỏi cũng ở bên đó.
Nên mới có chuyện, thiếu tướng Lê Duy Mật, Phó Tư lệnh QK 2 là chỉ huy chiến dịch MB - 84.
Và kết quả thì ta đã bàn mãi dồi.
Sau khi cụ Hoàng Đan ở Cam về, có biến chuyển ngay.