T bạn thân học cùng lớp PTTH đi NVQS đợt hè năm 1983, nó vào F312 có đại bản doanh ở Sóc Sơn. Sang năm 1984 nó bị điều động về trung đoàn 1, sở dĩ nhà cháu nhớ số hiệu đơn vị là do nó kể lại khá ấn tượng, đơn vị nó về cái gì cũng số 1, từ c đến d và e.
Trung đoàn của nó là e pháo binh, được điều động lên biên giới tham gia chiến đấu, chính là mặt trận Vị Xuyên tên tuổi này.
Có 1 chi tiết nó kể làm nhà cháu nhớ mãi, nó thì chỉ là lính hỗ trợ hậu cần thôi, chuyên chuyển tải đạn, kéo đẩy pháo chứ không trực tiếp là pháo thủ. Khi đó trình phản pháo của tàu khá siêu, từ các điểm cao, bọn trinh sát pháo binh tàu phát hiện ra đám khói từ nòng pháo của ta nã về địch là bọn nó nhanh chóng xác định được toạ độ để báo về sở chỉ huy chúng, chỉ độ vài phút sau là chúng đã phản pháo rất chính xác tới toạ độ đã được xác định từ đám khói của trận địa ta. Trước tình hình bị phản pháo gây thiệt hại khá nặng, quân ta tìm mọi cách để phòng chống, trong đó có chiêu, khi pháo ta vừa bắn xong, ngay lập tức có người dùng cành cây khua loạn đi để xua tan đám khói cho đỡ lộ, đồng thời kéo ngay pháo di chuyển ra chỗ khác, và ông bạn nhà cháu chuyên làm nhiệm vụ này.
Bản thân nhà cháu thời gian đó cũng đi lính và thực hiện NVQS ở 1 e pháo binh trực thuộc QKTĐ. Sau huấn luyện cơ bản, nhà cháu tiếp tục được bố trí theo học lớp trinh sát pháo binh. Nói thật là công cụ giáo án sách vở về kiến thức cho ng lính trinh sát pb, lúc đó hầu như của Tàu hết, không rõ các công thức tính toán, bảng logarit tra về phương vị, toạ độ, phần tử bắn có nguồn gốc từ Liên xô không? Hồi đó đơn vị pháo binh nhà cháu là đơn vị pháo hạng nặng rồi, khí tài của trung đoàn chủ yếu là lựu pháo 122 li D 74, 1 số ít 152 li D20 và 130 li M46, ngoài ra còn thêm vài khẩu 155 li M114 là đồ chiến lợi phẩm kéo từ chiến trường miền Nam ra, tuy nhiên mấy khẩu này chỉ làm cảnh vì sai số khá cao, phụ tùng hỏng hóc ko có đồ thay thế. Trong thời gian làm pháo thủ, nhà cháu nhiều lần lau chùi, cọ rửa giàn pháo chủ lực D 74 của đơn vị và vẫn nhớ trên thân pháo có dán tấm nhôm mỏng nói về xuất xứ của nó. Nó bao gồm cả nhãn tiếng Nga và nhãn tiếng Trung. Như vậy khả năng khẩu pháo này có bộ phận của LX, có bộ phận cuảTQ, có lẽ được khối quân sự các nước xhcn liên kết để sx viện trợ cho ta từ hồi kháng chiến chống M chăng?
Như vậy ta chiến nhau với Tàu thời đó, về pháo binh là khá khó khăn chứ ko dễ dàng như mặt trận phía Nam, Tây Nam.
Sau khi ông bạn đi lính thì 1 năm sau đến lượt thèng e ruột nó ( 2 anh em nó chỉ hơn kém nhau 1 tuổi) và sau huấn luyện cũng bị điều lên mặt trận Vị Xuyên. Tuy nhiên khác với ông anh thì ông em, 1 tay đầu gấu quân khu quân kheo, ở nhà vẫn tham gia hội hè táng nháu thì khi ra trận lại nhát như cáy ngày. Có lẽ Không chịu nổi tiếng pháo làm ù tai, ông em tuột xích bị kiểm soát quân sự tóm, gđ nó chạy chọt xin được thụ án ở đơn vị khác và vô tình được điều về đơn vị nhà cháu, lao động thi hành án.
Gặp nó, mặt nó méo xệch bán than về cảnh chiến trường ác liệt trên VX, bạn bè cùng đơn vị đã có đứa hi sinh đứa trọng thương, sợ quá quốc bộ chuồn về nhà luôn.
Giờ là tháng 7 rồi, hình như vào ngày truyền thống của lính cựu mặt trận VX thì phải? Vào ngày này ông bạn lại khoác bộ quần áo cựu chiến binh để cùng anh em lên VX thắp hương cho đồng đội đã ngã xuống và cùng ôn lại những kỷ niệm chiến trường xưa.