Chắc gì đã là do thằng cho vay hay thằng nhà thầu mà phải tranh cãi Nhật tốt hơn hay Khựa tốt hơn
http://baodauthau.vn/dau-tu/vi-sao-2-du-an-metro-o-tphcm-doi-von-khung-7731.html
Liên quan đến gói thầu này, theo hợp đồng, chủ đầu tư phải bàn giao toàn bộ mặt bằng cho nhà thầu vào tháng 1/2013, thế nhưng đến 3/2015, các địa phương có Tuyến metro số 1 đi qua gồm TP.HCM và Bình Dương mới hoàn tất bàn giao mặt bằng cho nhà thầu. Hệ quả là mới đây, Liên danh nhà thầu Sumitomo - Cienco 6 tiếp tục yêu cầu chủ đầu tư bồi thường thiệt hại khoảng 2,5 tỷ đồng/ngày. Nhà thầu than phiền do chậm giao mặt bằng nên họ phải chịu tốn kém phát sinh các chi phí máy móc, thiết bị, nhân lực.
Nếu căn cứ đúng hợp đồng, với thời gian chậm bàn giao 27 tháng, số tiền phải bồi thường có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Ngoài số tiền phạt hơn 2 tỷ đồng/ngày (tương đương 100.000 USD), các nhà thầu còn yêu cầu chủ đầu tư trả các chi phí khác phát sinh ngoài hợp đồng, nâng tổng số tiền lên khoảng 2,5 tỷ đồng/ngày. Đầu năm 2015, nhà thầu có đơn gửi đến chủ đầu tư khiếu nại về vấn đề này. Ban quản lý Đường sắt đô thị đã báo cáo UBND TP.HCM, đồng thời lập Tổ công tác để đàm phán với nhà thầu nhằm hạn chế tối đa chi phí bồi thường.
Nhìn chung, nhận định về trường hợp đội vốn “khủng” của 2 dự án metro này, giới chuyên gia kinh tế cho rằng, lỗi chủ yếu là do chính quyền TP.HCM chưa có tiền lệ thực hiện các dự án tàu điện ngầm bao giờ nên để phát sinh nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Hệ quả là khâu chuẩn bị đầu tư sơ sài, chậm trễ mới có chuyện đội vốn cực lớn như vậy.
Đó là chưa kể khi lập dự án, rất dễ nảy sinh xu hướng đưa ra tổng vốn đầu tư ở mức vừa phải để dự án dễ được phê duyệt, còn chuyện đội vốn hạ hồi tính sau khi mọi chuyện đã an bài. Nhưng điều dễ hiểu là việc đội vốn này sẽ góp phần làm cho nợ công càng tăng thêm. Ai sẽ gánh phần nợ này, người dân hay chính quyền TP.HCM?
Một chuyên gia giao thông đô thị bày tỏ bức xúc, nếu như chính quyền TP.HCM chịu khó tìm hiểu về quy mô đầu tư metro trên thế giới thì sẽ không có chuyện một dự án metro có tổng mức đầu tư lại tăng quá 10% mỗi năm. Ngay cả Ban quản lý Đường sắt đô thị của Thành phố này cũng thiếu tâm, thiếu tầm mới dẫn đến đội vốn hai dự án hơn 2 tỷ USD. Phải chăng còn có gì khuất tất sau chuyện đội vốn “khủng”?
http://vtv.vn/kinh-te/cac-tuyen-metro-doi-von-khung-va-cham-tien-do-dau-la-nguyen-nhan-20151129065758676.htm
Vấn đề đội vốn, đấu thầu vượt giá trần được đại diện Bộ GTVT khẳng định là đi ngược với tinh thần quản lý của phía Việt Nam và sẽ kiên quyết không triển khai thực hiện những gói thầu vượt giá trần, đồng thời tăng cường đấu thầu quốc tế rộng rãi tăng tính cạnh tranh.
Còn tất cả nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ hiện được xác định chủ yếu tập trung ở phía các cơ quan quản lý của Việt Nam. Bộ Giao thông Vận tải sẽ báo cáo Thủ tướng để có hướng tháo gỡ.
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/du-an-metro-doi-von-chuc-ngan-ty-dat-nhat-the-gioi-3292874/
Giá suất đầu tư của tuyến đường sắt Metro số 2 này quá cao, cao gấp đôi so với các nước khác, trung bình suất đầu tư của các nước chỉ dao động khoảng 70 – 80 triệu USD/km, cao lắm trong trường hợp tuyến có địa hình đặc biệt cũng không vượt quá 100 triệu USD/km. Trước đó, tuyến metro số 1, Bến Thành - Suối Tiên có thể xem là tuyến metro có chi phí đầu tư đắt nhất thế giới, lên khoảng 125 triệu USD/km, mà giờ tuyến metro số 2 lên tới 171 triệu/km không tính tiền đền bù giải phóng mặt bằng, thì vượt quá sức tưởng tượng.
Việc dự án đường sắt Metro số 2 liên tiếp đội vốn và lùi thời hạn đến năm 2022, theo ông nguyên nhân là do đâu, thậm chí nó được đánh giá là tuyến Metro đắt nhất thế giới? Ông có thể phân tích cụ thể?
PGS.TS Phạm Xuân Mai: - Theo tôi,
nguyên nhân chính là do năng lực quản lý quá kém. Mặt khác, năng lực quản lý thì lại phụ thuộc vào năng lực chuyên môn, phải nhìn nhận lại phía chủ đầu tư và phía quản lý Việt Nam là năng lực chuyên môn và trách nhiệm quản lý của chủ đầu tư quá kém.