Nhật ký viết vội - Hành trình 2014

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Lên đây vào dịp tháng 2, tháng 3, thời tiết vẫn còn xuân nên không khí đặc quánh sương. Đường ô tô lên khu vực đền trắng xóa. 7km từ khu vực Cốt 400 lên khu vực chân đền Thượng và đền Bác Hồ cũng là một con đường được đánh giá là khá nguy hiểm, đường nhỏ hẹp, nhiều cua tay áo và nhiều xe lên xuống. Nhất là đi trong thời tiết sương mù dày đặc thì càng đáng ngại.





Một loài cây ở khu vực chân đền


[/FONT]
 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Vườn Quốc gia Ba Vì cũng đang phát triển và khai thác thêm một số điểm thăm quan khác nữa như khu Nhà tù chính trị, Khu trại hè Pháp, hay một số di tích nhà thờ cổ, biệt thự cổ từ thời Pháp để lại. Trong không khí đặc quánh, toàn bộ cây cối quyện trong làn sương dày, không khí ẩm ướt càng làm cho khu vực nhà thờ cổ trở nên bí hiểm. Chẳng mấy khách du lịch vào đây, do vậy sự vắng vẻ càng làm tăng độ rờn rợn. Một ngôi nhà thờ cổ hoang phế, rong rêu mọc kín các bức tường của nhà thờ, bên trong lòng nhà thờ chỉ còn cây thánh giá được đục trên tường để cho ánh sáng tự nhiên chiếu vào. Xung quanh khu vực đền, các gốc cây với rễ cây phát triển trông hơi giống với khu đền Ang co của Campuchia. Quả thật, tôi là một người không quá sợ ma nhưng trong khung cảnh này tôi cũng thấy hơi sợ.

Di tích nhà thờ cổ



Không khí đặc quoánh sương





Nhà thờ cổ hoang phế



Chỉ có cây thánh giá là phát sáng trong cảnh mờ ảo này



Rễ cây phát triển trông như bàn tay người



Hình như chẳng ai dám vào đây


[/FONT]
 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Cũng may là dịp tháng 5 quay lại, khi thời tiết tốt hơn, khu vực này không còn bị sương ám nữa thì cảnh vật trở nên trong trẻo hơn. Lúc này tôi mới dám thăm quan kĩ hơn khu này và cảm thấy hết sợ, mặc dù lần quay lại này vẫn chẳng thấy có khách du lịch nào vào đây cả





Ở đây còn khá nhiều di tích về các khu nhà nghỉ thời Pháp, mặc dù mọi di tích đều ở dạng hoang phế, một cây to mọc ngay trong ngôi nhà đổ nát này cũng đủ để thấy thời gian hoang phế ở đây


[/FONT]
 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Vườn quốc gia Ba vì là một điểm nghỉ cuối tuần ưa thích của nhà tôi trong ngày hè, khu vực cốt 400 bây giờ cũng đã được đầu tư khá tốt nên việc nghỉ đêm ở đây để tránh cái nắng nóng của HN cũng là một ý tưởng hay. Mỗi block nhà có 4 phòng nghỉ, nằm ngay sát bên khu vực đồi thông. Có những hôm trời HN oi nóng lên đến 39 độ thì ở trên này chúng tôi vẫn có thể mắc võng nằm ở đồi thông để nghỉ vào lúc 12h trưa. Khu vực nhà hàng có khuôn viên đẹp, những hôm trời trong là có thể nhìn thấy sông hồ ở phía dưới. Tuy vậy, giá cả trong nhà hàng hơi đắt, nhưng nếu chỉ ăn các món căn bản như cơm, gà, cá thì cũng chấp nhận được.[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Phòng nghỉ không phải quá sang trọng nhưng cũng sạch sẽ, cũng cần dự phòng các loại thuốc chống muỗi và côn trùng[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Khu vực đồi thông phía trước khu nghỉ là một nơi mát mẻ, thường là nơi tụ tập của nhiều nhóm học sinh đi dã ngoại ở đây[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Khu vực nhà hàng có khuôn viên khá đẹp[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Vào những ngày trời trong như dịp giữa hè, thì ngồi ở khu nhà hàng có thể nhìn thấy cảnh sông hồ phía dưới[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]
[/FONT]

 

Suzz

Xe điện
Biển số
OF-4444
Ngày cấp bằng
27/4/07
Số km
3,426
Động cơ
582,557 Mã lực
Nơi ở
GAP YEAR
Cuối tuần chắc mát như Tam Đảo
 

hoaianh123

Xe máy
Biển số
OF-325165
Ngày cấp bằng
28/6/14
Số km
83
Động cơ
287,730 Mã lực
ước gì em được đi nhiều như cụ để viết :(
 

xeco.com

Xe lăn
Biển số
OF-190420
Ngày cấp bằng
18/4/13
Số km
14,593
Động cơ
476,350 Mã lực
Thớt cụ hay quá,còn nữa không cụ?
 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Yên Tử[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Cũng giống như Chùa Hương, Yên Từ được truyền rằng nếu ai đi lễ đầu năm ở đây 3 năm liên tục thì sẽ được phúc lộc lớn sau đó. Chính vì vậy mà dịp lễ hội đầu năm, hai nơi này thường là những nơi thu hút bà con mộ đạo đông nhất miền Bắc.[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Đi Yên tử có thể đi về trong ngày, từ sáng sớm đến tối mịt, nhưng nếu muốn tránh sự chen chúc khi lên chùa Đồng ở trên đỉnh núi thì nên đi 2 ngày. Yên tử thuộc địa phận Uông Bí, Quảng Ninh nên với thời gian 2 ngày có thể kết hợp đi lễ nhiều khu vực đền chùa ở Quảng Ninh như đền Cửa Ông (Cẩm Phả), chùa Ba Vàng, Chùa Cái Bầu, Thiện Viện (Vân Đồn) hoặc đi thêm một số đền chùa ở tỉnh Hải Dương gần đó là Côn Sơn, Kiếp Bạc, đền Nguyễn Trãi, đền Chu Văn An …[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Ngoài ra, Quảng Ninh cũng là một vùng biển mà hải sản rất phong phú với nhiều thể loại , mặc dù biển không đẹp (bẩn và không có sóng), giá cả hải sản thì không rẻ, không cẩn thận thì cũng có hiện tượng chặt chém, nhưng nếu chịu khó tìm hiểu thì cũng có thể phòng tránh được.[/FONT]
[FONT=&quot]
Lần này đi, tôi ấn tượng với món rượu ngán đốt lửa. Ngán được ngâm vào rượu, đun lên cho sủi, sau đó, một mồi lửa được cho vào rượu để đốt lên bùng bùng, ngán được vớt ra và rượu ngán ấm nóng được rót ra để thưởng thức. Tôi thì chỉ thích xem mấy em phục vụ biểu diễn phục vụ món rượu ngán, còn đám đàn ông thì thấy có vẻ tấm tắc khi uống loại rượu này. Nhà hàng này là nhà hàng Con Cua Vàng ở Bãy Cháy, QN, món đặc sản của nhà hàng còn là món lẩu cua, ăn cũng rất ngon


[/FONT]
 

hangcai

Xe tải
Biển số
OF-99062
Ngày cấp bằng
7/6/11
Số km
205
Động cơ
400,504 Mã lực
Cụ chủ đi nhiều thật, hâm mộ cụ quá
 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Đền Cửa Ông ở Cẩm Phả (Quảng Ninh) rất đông khách đến lễ, các dịch vụ ăn theo cũng phát triển dọc theo con đường dẫn vào đền. Mâm lớn, mâm nhỏ với đủ loại xôi, rượu, thịt được các khách hành lễ bầy ngợp trời từ trong đền ra đến ngoài đền. Người nọ vái lưng người kia, bộ phận hòm công đức thì làm việc bận rộn[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Tuy nhiên, khi tôi có ý muốn tìm bảng giới thiệu về lịch sử của ngôi đền thì chẳng thấy đâu, chỉ thấy những tấm bảng ghi quy định đối với khách đến thăm quan đền. Tôi hỏi một bác bảo vệ thì được bác ý chỉ ra bàn công đức, ra bàn công đức hỏi thì thấy họ có vẻ nhăn mặt, họ bảo ở đây không có, chỉ có tờ ghi công đức thôi. [/FONT]
[FONT=&quot]
Tóm lại, đền Cửa Ông chỉ biết là thờ Đức ông Trần Quốc Tảng, vì thấy có phần lăng mộ và tấm bia ghi rõ ràng, phía ngoài còn có tượng đài Đức ông Trần Quốc Tảng, nhưng lịch sử của ngôi đền và điễn giải về sự linh thiêng của ngôi đền thì chưa được tỉnh Quảng Ninh quan tâm. Cũng tương tự như vậy, tại các địa danh khác như Yên tử hay Thiền Viện, đều không thấy cái biển hiệu giới thiệu nào. Đây là điều mà du lịch Quảng Ninh kém hơn Hải Dương, vì tại Hải Dương, từng địa danh đều có bảng giới thiệu lịch sử rất tỉ mỉ. Hay do du khách chẳng ai quan tâm đến điều này, họ cứ đến cầu tài cầu lộc theo tâm lý bầy đàn thôi.

Dọc đường vào cồng đến Cửa Ông, hàng quán kín mít



Bộ phận ghi công đức làm việc bận rộn



Các mâm lễ, người lễ chật kín





Thông tin lịch sử duy nhất ở đây




[/FONT]
 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Từ Cẩm Phả, đi thêm một đoạn là đến Vân Đồn, nơi có khu Thiện Viện khá to, được xây theo phong cách chung của hệ thống Thiện Viện, giống với Thiền Viện của Tây Thiên hay Đà Lạt[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Thiền Viện được xây cao với nhiều bậc leo lên, từ trên Thiền Viện nhìn thẳng xuống vịnh Bái Tử Long. Quần thể của Thiền Viện khá rộng với một bức tượng Phật Di Lặc vàng chói, thấy khắc ở sau bức tượng mấy dòng tên có vẻ như do mấy gia đình người Thái Lan cúng dường. Tượng Quan Âm bồ tát 2 mặt ở khuôn viên phía trước. Thỏa mắt ngắm sự hoành tráng và đồ sộ của khu Thiền Viện nhưng vởi rất ít thông tin thu lượm







Thỏa mắt với sự sáng sủa của khu Thiền Viện Cái Bầu






[/FONT]
 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Quay lại khu vực Yên tử khi trời đã tối, chúng tôi cố tình đi kiểu lệch pha như thế này để tránh sự chen chúc. Dường dẫn vào Yên Tử vắng tanh, đối nghịch lại cảnh ban ngày, toàn bộ con đường này lúc ban ngày thì phủ kín người với người.[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Đi Yên Tử bây giờ đã có 2 chặng cáp treo, chẳng mấy khi nhà ga cáp treo Yên tử lại vắng vẻ như thế này. Buổi tối, chúng tôi đi chặng cáp treo thứ nhất để lên khu vực chùa Hoa Yên và sẽ nghỉ đêm ở đó[/FONT]
[FONT=&quot]
Hết chặng cáp treo thứ nhất thì còn phải leo một chặng bậc thang khá dốc rồi mới đến được chùa Hoa Yên. Buổi tối vắng vẻ, tha hồ khấn vái, chẳng lo nhầm lẫn hay chen chúc với ai. Lúc này cũng là lúc ban quản lý chùa mang bao tải đi để lấy tiền từ các hòm công đức





Bao tải tiền công đức được thu vào mỗi tối trong dịp này


[/FONT]
 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Ăn ngủ nghỉ tại mấy quán hàng ở khu vực chùa Hoa Yên theo dạng trải chiếu tập thể, vệ sinh cá nhân thì theo kiểu tạm bợ, để rồi 4h sáng chúng tôi lục tục dậy đi tiếp.[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Trời mưa, từng đoàn người mặc áo mưa âm thầm đi bộ trong đêm để đến trạm cáp treo ở chặng thứ hai. Hết cáp treo, con đường lên đỉnh núi cũng không phải là ngắn và bằng phẳng.
[/FONT]


[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông mờ ảo trong sương. Nhưng đi cả quãng đường từ khi leo lên đến lúc đi xuống, tôi chẳng thấy có cái biển giới thiệu nào, Yên tử vì sao lại linh thiêng? Sự tích về chùa Đồng là gì? Tại sao lại có tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông ở đây?[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Cả đoàn người mộ đạo chẳng ngại khó khăn, mưa gió, cứ lầm lũi leo. Trời tối, sương dày đặc, chỉ có ánh đèn pin loang loáng và tiếng í ới gọi nhau để xác định phương hướng. Cái cảm giác đi trong sương sớm như thế này cũng ấn tượng đối với những người thích khám phá cái mới như chúng tôi, với một số người khác thì cảm thấy vất vả quá, nhưng đổi lại họ tâm niệm rằng viếng Phật vất vả thế này mới được Phật chứng giám nên có vất vả cũng cam lòng và vui vẻ. Do vậy, đi theo kiểu gì thì tất cả cũng đều lên được đỉnh.






[/FONT]
 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Mới chỉ gần 6h sáng mà trên khu vực chùa Đồng ở đỉnh núi đã khá đông người, muốn vào tận cửa chùa để vái Phật thì vẫn phải chen một tý, không hiểu những lúc cao điểm, hàng nghìn người đổ lên đây thì hoạt động khấn vái sẽ như thế nào. Tôi đã từng ở trong cảnh bị chêm như nêm ở đây. Người nọ ép chặt vào người kia, trong đầu lúc đó chỉ lo bị móc túi, chẳng còn tâm trạng đâu để cầu khấn[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Cầu khấn xong, trong đoàn ai cũng mãn nguyện và thanh thản đi xuống. Lối xuống từ đỉnh chùa Đồng thì được làm thành từng bậc, tốt hơn bên đường lên, do vậy, nhiều người ngại leo thì sẽ chọn lối xuống này để mà đi lên. [/FONT]
[FONT=&quot]
Chúng tôi đi xuống thì cũng là lúc mọi người bắt đầu ùn ùn kéo nhau lên. Khu vực chùa Hoa Yên đêm qua vắng vè là vậy, bây giờ đã đầy người đứng kín sân. Khu vực cáp treo người xếp hàng đã kéo dài ra đến tận cổng. Khu vực đường dẫn vào cũng đông chả kém

Ngắm dãy núi Yên tử trong sương sớm



Zoom lại gần để thấy bãi xe Yên tử giờ này đã kín các xe oto to



Đoàn người xếp hàng tại chân cáp treo


[/FONT]
 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Trên đường trở về, tiện đường chúng tôi còn ghé thăm đền Côn Sơn, Kiếp Bạc của Chí Linh, Hải Dương. Như đã nói ở trên, các địa danh của Hải Dương đều được chú dẫn rõ ràng các yếu tố lịch sử địa lý của từng địa danh[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Sang khu chùa Côn Sơn, là một ngôi chùa có khuôn viên với hàng cây cao dẫn thẳng vào chùa rất đẹp. Chùa Côn Sơn là nơi mà nhiều bậc hiền triết của Việt Nam đã từng đến đây tu đạo như Trần Nhân Tông, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi,… Ngày nay, những người theo đạo vẫn coi chùa Côn Sơn như là một nơi lý tưởng để tu thiền và nuôi dưỡng tinh thần đạo pháp.[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Đền Kiếp Bạc
[/FONT]


[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Biển giới thiệu tại từng điểm di tích[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Khuôn viên của khu chùa Côn Sơn[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Ngay sát bên cạnh là khu đền Ức Trai, thờ Nguyễn Trãi. Lịch sử và cuộc đời của Nguyễn Trãi được giới thiệu rõ ngay từ phía ngoài.
[/FONT]

[FONT=&quot]Mảnh đất Côn Sơn này chính là nơi Nguyễn Trãi đã theo ông ngoại là Trần Nguyên Đán về đây ở cho đến khi ông ngoại qua đời. Sau đó, Nguyễn Trãi đỗ đạt Tiến sĩ và theo nghĩa quân Lam Sơn tụ nghĩa, đóng góp rất lớn cho sự nghiệp Bình Ngô của Lê Lợi. Thời bình, Nguyễn Trãi với tư tưởng tiến bộ, ông hết lòng vì dân vì nước theo tinh thần “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Nhưng thời bình thường có những kẻ gian ác, xu nịnh. Chán nản khi không còn ảnh hưởng với nhà vua thời bình, ông đã lui về Côn Sơn ở ẩn. Sau đó, vua Lê Thái Tông trị kẻ lộng quyền, mời Nguyễn Trãi quay trở lại, nhưng ông vẫn ở Côn Sơn, khi có việc mới về triều. Nhưng rồi ông bị bọn gian thần quy tội giết vua sau khi vua Lê Thái Tông bị đột tử ngay sau khi đến thăm ông tại Côn Sơn. Cả nhà ông đã bị tru di tam tộc và phải 22 năm sau, vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho ông.[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Đến đền thờ Nguyễn Trãi, hiểu hơn về cuộc đời ông, đau xót khi nghĩ đến bản án tru di của thời phong kiến, rùng mình khi nghĩ đến cảnh một đứa trẻ nhỏ cũng bị tru di theo ông, theo cha khi bị kết tội tru di tam tộc hay thậm chí cửu tộc. Không một dấu tích nào của dòng họ này còn sót lại, tiếc cho một con người tài ba, phục sự cho triều đình nhà Lê (đứng đầu là Lê Lợi, xuất thân từ Lam Sơn, Thanh Hóa) nhưng lại có một kết cục thật quá buồn.

Khuôn viên đền Nguyễn Trãi rất rộng, mặt trước của khu đền





Mặt sau của khu đền




[/FONT]
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top