[Funland] Nhân rằm tháng Bảy, bàn về sự linh thiêng của tổ đình Phúc Khánh, Hà Nội...

okiela

Xe buýt
Biển số
OF-174474
Ngày cấp bằng
31/12/12
Số km
570
Động cơ
345,400 Mã lực
Chùa này trước khi GPMB ngã tư sở, nằm heo hút mà. Sau GPMB mới ra mặt đường. Rồi lặn ngụp mãi mới hết 5 cái hộ siêu mỏng chắn cửa chùa. Bây giờ ngon rồi. Chùa này em nghe nói có mẹ một cụ nguyên TBT gửi ở đây. Sau đó mới thấy mọi người thi nhau theo. Cũng một phần sư trụ trì ngày trước là Thầy thích thanh quyết. Từng đi học ở án độ về. Sau đó có nằm trong ban trị sự giáo hội phật giáo Việt Nam thì phải. Ở đây cũng có trụ sở của GHPGVN (BQL xây dựng trụ sở GHPGVN nữa). Chính vì thế dân tình người người đồn rồi thành thông lệ. Còn riêng gửi xe ở đây thì đúng là chặt chém thật. Gửi xe men cầu vượt chém đẹp 50k. Ngày trước cho xe gửi gầm cầu thì khỏi nói luôn. Giờ ko biết thế nào. Cách trụ sở phường nTS một tý tẹo. Riêng lễ cầu siêu rằm tháng giêng và lễ vu lan thì khỏi nói ạ. Xxx phường NTS và TQ huy động tối đa để phục vụ bà con có nhu cầu ngồi lễ ( ngôi cả ở ngoài đường và trên cầu vượt). Em thấy thường tắc đường khi có món này. Còn phật tại tâm. Với tôn giáo em miên bàn ạ. Chỉ có điều đăng ký dâng sao giải hạn đông lắm. Xếp hàng mớt mật, hương khói nghi ngút. Tiền lẻ vứt vô tội vạ. Và tổ đình thì hơi khó tính....
Thầy Quyết đi học ở Ấn cùng ông già bạn e...
 

thuphuong_hn87

Xe buýt
Biển số
OF-189872
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
500
Động cơ
334,320 Mã lực
Nơi ở
Tây Hồ
Chùa này trước khi GPMB ngã tư sở, nằm heo hút mà. Sau GPMB mới ra mặt đường. Rồi lặn ngụp mãi mới hết 5 cái hộ siêu mỏng chắn cửa chùa. Bây giờ ngon rồi. Chùa này em nghe nói có mẹ một cụ nguyên TBT gửi ở đây. Sau đó mới thấy mọi người thi nhau theo. Cũng một phần sư trụ trì ngày trước là Thầy thích thanh quyết. Từng đi học ở án độ về. Sau đó có nằm trong ban trị sự giáo hội phật giáo Việt Nam thì phải. Ở đây cũng có trụ sở của GHPGVN (BQL xây dựng trụ sở GHPGVN nữa). Chính vì thế dân tình người người đồn rồi thành thông lệ. Còn riêng gửi xe ở đây thì đúng là chặt chém thật. Gửi xe men cầu vượt chém đẹp 50k. Ngày trước cho xe gửi gầm cầu thì khỏi nói luôn. Giờ ko biết thế nào. Cách trụ sở phường nTS một tý tẹo. Riêng lễ cầu siêu rằm tháng giêng và lễ vu lan thì khỏi nói ạ. Xxx phường NTS và TQ huy động tối đa để phục vụ bà con có nhu cầu ngồi lễ ( ngôi cả ở ngoài đường và trên cầu vượt). Em thấy thường tắc đường khi có món này. Còn phật tại tâm. Với tôn giáo em miên bàn ạ. Chỉ có điều đăng ký dâng sao giải hạn đông lắm. Xếp hàng mớt mật, hương khói nghi ngút. Tiền lẻ vứt vô tội vạ. Và tổ đình thì hơi khó tính....
Cháu đi xe máy mà nó nỡ chém cháu 50K :( :(
buốt hết cả ruột hic
 

Fexx

Xe điện
Biển số
OF-204717
Ngày cấp bằng
3/8/13
Số km
3,255
Động cơ
350,070 Mã lực
Nơi ở
beer & pub
Phật trong tâm mà các bác, đi lễ ngày rằm ở đây đông thật...
 

bachieu

Xe hơi
Biển số
OF-64435
Ngày cấp bằng
19/5/10
Số km
122
Động cơ
437,900 Mã lực
Tử đợt sư ở tổ đình liên quan đến cô Phan thị Bích Hằng thì em chẳng tin là nó thiêng các cụ ạ. Tu hành như thế, đức Phật ko chứng cho đâu.
Liên quan dư thế nào hả cụ? Cụ nói rõ hơn cho em hóng với,tò mò quá
 

bimbim2010

Xe buýt
Biển số
OF-54357
Ngày cấp bằng
5/1/10
Số km
624
Động cơ
456,090 Mã lực
chùa này e thấy toàn ôg to bà lớn đến
 

Bung To

Xe container
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
5,609
Động cơ
520,604 Mã lực
Cụ nào biết thì giải thích hộ em tại sao ở đây gọi là Tổ đình mà không gọi là Chùa ???
 

nouvo

Xe tăng
Biển số
OF-9291
Ngày cấp bằng
6/9/07
Số km
1,812
Động cơ
548,776 Mã lực
trước cháu làm gần đó cũng vào suốt. Đợt vừa rồi có vào cúng sao La Hầu. Nói chung cúng xong thì thấy thoải mái hơn. Cháu nghe một bà trong chùa bảo chùa quay hướng bắc nên hợp với những người tuổi dần. Về khoản thiêng hay không thì cháu không dám bàn nhưng chuyện của cháu với chùa này là thế này ạh
Lần đó cháu chở bạn gái đi có việc, xong cháu quay xe ra chùa, vì trùng ngày rằm mà. Cháu phải mang cả cái túi có đựng lap và ví và nói chung là mọi thứ của bạn gái . Đến gửi xe xong rồi cháu nhăm nhăm khóa chặt hai cái mũ bảo hiểm tàu vào cốp thật cẩn thận và vô tư đi vào. Lúc đó trong đầu cháu không hề có ý nghĩ là cái túi lap đang nằm chỗ để chân. Hôm đó đông lắm. Cháu vào len lỏi khấn vái mãi cũng mất gần tiếng rưỡi. Lúc quay ra đi gần đến xe cháu tự nhiên phát hoảng khi thấy cái túi lap bị bung khóa rồi. Cháu hết cả hồn chạy lại kiểm tra thì lạ lắm các cụ ạ. Túi bị mở khóa nhưng mọi thứ vẫn nguyên: lap, ví, điện thoại... Đi về mà thấy vẫn còn run.
Giờ khi nào tiện cháu vẫn ghé qua chùa thắp hương.
 

Mr Hehe

Xe tăng
Biển số
OF-47864
Ngày cấp bằng
2/10/09
Số km
1,342
Động cơ
468,046 Mã lực
Nơi ở
Mơ ngày trên vợ hai, tối trên vợ cả.
Em biết đến tổ đình này đầu tiên là lần tắc mẹ nó 1 tiếng từ Ô Chợ Dừa về Ngã Tư Sở. Tới nơi mới biết ngày rằm :(
 

click2shop

Xe máy
Biển số
OF-203431
Ngày cấp bằng
24/7/13
Số km
98
Động cơ
321,450 Mã lực
"Tổ đình" trong Phật giáo nó khác với Đình làng cụ ạ. Có 1 lần em được 1 bé giỏi tiếng tàu giải thích là "tổ đình" là nơi sư tổ của 1 đại tông phái sống và truyền đạo. Chẳng hiểu lắm về Phật giáo- dưng mà em cho rằng giải thích thế cũng phải; duy chỉ có điều là đi qua các chùa ở Việt Nam em thấy gọi là "tổ đình" hơi nhiều, chẳng lẽ Việt Nam lại là nơi phát sinh nhiều đại tông phái trong Phật giáo thế à?
 

hoanmuikx

Xe buýt
Biển số
OF-119341
Ngày cấp bằng
4/11/11
Số km
536
Động cơ
387,083 Mã lực
Nơi ở
Phú Thọ + Hà Nội
Quan điểm của nhà em là Phật tại Tâm. Em có đi chùa cũng là vãn cảnh, chẳng cầu xin khấn vái gì. Em không tin vào số phận, nên cũng không dâng sao giải hạn bao giờ. Nếu có hạn, có số mệnh thì mấy triệu người ở Hirosima và Naga ăn hai của bom của mỹ họ có chung mệnh, chung hạn, và chung số hết a? Em chỉ sống sao cho đẹp với lương tâm mình thôi
 

GLK2012_4Matic

Xe tải
Biển số
OF-189281
Ngày cấp bằng
11/4/13
Số km
329
Động cơ
333,490 Mã lực
Cùng là người Triều Tiên nhưng Nam Bắc đời sống khác nhau. Phải chăng do số phận?

..............
 

saauddo

Xe buýt
Biển số
OF-44733
Ngày cấp bằng
27/8/09
Số km
836
Động cơ
470,940 Mã lực
Nơi ở
Gốc cây Bơ
Website
www.wonderland.vn
Chùa này trước khi GPMB ngã tư sở, nằm heo hút mà. Sau GPMB mới ra mặt đường. Rồi lặn ngụp mãi mới hết 5 cái hộ siêu mỏng chắn cửa chùa. Bây giờ ngon rồi. Chùa này em nghe nói có mẹ một cụ nguyên TBT gửi ở đây. Sau đó mới thấy mọi người thi nhau theo. Cũng một phần sư trụ trì ngày trước là Thầy thích thanh quyết. Từng đi học ở án độ về. Sau đó có nằm trong ban trị sự giáo hội phật giáo Việt Nam thì phải. Ở đây cũng có trụ sở của GHPGVN (BQL xây dựng trụ sở GHPGVN nữa). Chính vì thế dân tình người người đồn rồi thành thông lệ. Còn riêng gửi xe ở đây thì đúng là chặt chém thật. Gửi xe men cầu vượt chém đẹp 50k. Ngày trước cho xe gửi gầm cầu thì khỏi nói luôn. Giờ ko biết thế nào. Cách trụ sở phường nTS một tý tẹo. Riêng lễ cầu siêu rằm tháng giêng và lễ vu lan thì khỏi nói ạ. Xxx phường NTS và TQ huy động tối đa để phục vụ bà con có nhu cầu ngồi lễ ( ngôi cả ở ngoài đường và trên cầu vượt). Em thấy thường tắc đường khi có món này. Còn phật tại tâm. Với tôn giáo em miên bàn ạ. Chỉ có điều đăng ký dâng sao giải hạn đông lắm. Xếp hàng mớt mật, hương khói nghi ngút. Tiền lẻ vứt vô tội vạ. Và tổ đình thì hơi khó tính....
Đồng ý với cụ, ngày xưa e đi học thêm mấy năm ôn thi ĐH ngay cạnh chùa thấy cũng ít ng vào, chủ yếu dân làng xung quanh, từ dạo bác tứ trụ vào đâm kéo theo cả dàn nghị gật, rồi đám ong ve ở Phủ Hồi Nạ, Hầy Ta ...rồi vụ tụng kinh gõ mõ ở sông Tô Lịch, 1 đồn trăm, trăm đồn nghìn...rồi đến lúc thầy TTQ về đúng lúc chủ trương đẩy Phật gíao lên thành quốc đạo nên các ngày lễ trở nên đông vô kể...
Em cũng ủng hộ chuyện hành lễ, khi niềm tin lung lay thì cần phải có đức tin, mỗi tháng bỏ chút thời gian kể cả ngồi vỉa hè mà dưỡng tâm đc thì cũng là điều quý, thế nên dù có hay hóng hớt biết đc đôi chút gốc gác, có phiền đôi chút khi đi qua đây ngày hành lễ e vẫn vui vẻ thông cảm, kể cả họ có niềm tin mù quáng thì ít ra họ cũng đi theo & nghe lời Phật, có còn hơn ko... :D quan trọng là những gì sau buổi Lễ, cái đấy thì vận vào thân họ nên mình cũng chả bận tâm :D
 
Chỉnh sửa cuối:

nhadatuytin

Xe container
Biển số
OF-86292
Ngày cấp bằng
23/2/11
Số km
7,956
Động cơ
464,847 Mã lực
"Tổ đình" trong Phật giáo nó khác với Đình làng cụ ạ. Có 1 lần em được 1 bé giỏi tiếng tàu giải thích là "tổ đình" là nơi sư tổ của 1 đại tông phái sống và truyền đạo. Chẳng hiểu lắm về Phật giáo- dưng mà em cho rằng giải thích thế cũng phải; duy chỉ có điều là đi qua các chùa ở Việt Nam em thấy gọi là "tổ đình" hơi nhiều, chẳng lẽ Việt Nam lại là nơi phát sinh nhiều đại tông phái trong Phật giáo thế à?
vâng! cháu thấy ở mình cũng hơi lạm dụng từ tổ đình ợ
 

ChuyenDaQua

Xe điện
Biển số
OF-122090
Ngày cấp bằng
26/11/11
Số km
2,117
Động cơ
233,376 Mã lực
Nơi ở
Trung Hòa - Nhân Chính
Nhà cháu có thấy chặt chém gì đâu nhỉ.gửi xe ngày rằm mùng một vẫn 5K.kể cả gầm cầu,cạnh chùa và trong chùa luôn.mỗi ngày tết là 10K.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Cháu đi xe máy mà nó nỡ chém cháu 50K :( :(
buốt hết cả ruột hic
Cháu đi xe máy mà nó nỡ chém cháu 50K :( :(
buốt hết cả ruột hic
Mợ nghĩ vào lễ mà "đắt quá" thì không và tuyệt đối không nên đến bất cứ chùa nào, Và càng không nên tin vào bất cứ cái gì.
Đi lễ là để tầm hồn thanh thản, thấy đông rúc vào bị chém thì có đáng không?.
Nếu nói về tín ngưỡng Phật giáo truyền lại thì không có chuyện tạp nham cúng bái lung tung như bây giờ , kiểu mua thần bán thánh, cứ nghĩ là bỏ ra một ít xiền là đòi thần thánh chứng cho? Trái lại mọi chuyện không phải như thế. Mà khi phát tâm cúng dường thì, không thể tính toán được, kể cả bo ra bao nhiêu tiền đi chăng nữa mà có tính toán đều không thể cho đó là công đức mà là buôn bán, Mất tài vật một chút có đáng gì so với cái mình có đựoc từ sự thanh thản và thoải mái tư tưởng. Mợ cứ nghĩ mà xem, giả sử những bọn xấu xa chuyên bắt chẹt kiểu cắt cổ(lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi) kia mà hiểu đựoc đạo lý thì chắc chắn chúng sẽ không làm vậy, Chính vì chúng cứ mải mê tính toán kiếm càng nhiều càng thấy ít lòng đây tham si nên mới làm như thế,(thậm chí có đứa còn ác hơn nữa là giả thần gải thánh mượn vỏ Sư sãi để lừa đảo nữa, hóa trang cho giống thần thánh để lừa đảo,) theo mợ thì định xử lý chúng thế nào? Tội đó đáng bị ntn? Hay chỉ vì giận mấy đứa vô minh đó mà chả thèm tin Phật nữa? ;)) Phật dễ tin dễ bỏ quá? Cho nên bây giờ vào chùa các ẻm mặc gấu liền cạp (thậm chí chẳng mặc quần rất nhiều :))) bỏ xiền ra rồi xì xụp, chả biết cầu cái gì chỉ báo hại mấy người đứng sau... thế ngừoi ta mới có câu "lửa thử vàng gian nan thử sức".
Tín ngưỡng ở đây là phuơng tiện giáo hóa hướng thiện con người, do đó tùy hỉ mà kết hợp với văn hóa tâm linh bản địa rồi từ từ mà uốn nắn khuyên răn. Còn những người không hiểu được thì cũng khó, nhưng theo Phật giáo thì các chư Phật không bỏ ai cả, kể cả những thứ ác tâm tà kiến, nên mới có Phật và Bồ tát để cứu khổ là như thế. Vì chúng ta hết thảy đều u mê lầm lạc, thường không nhận ra cái sai của mình, do đó mới có các việc làm sai trái như trên. Khi mọi người có lòng tin vào cái gì đó thì tâm lý thừong là rất tốt khi làm việc, (đó chắc là sự trùng hợp thôi vì chả có cái gì chứng tỏ rằng được "ai đó phù trợ". ) do đó người ta mới đi lễ bái đông như thế, Nhưng chắc chắn có một điều đúng là khi đi lễ rồi thì sẽ có nghị lực để làm những gì mình mơ ước mong cầu
Phật dậy chúng ta bình đẳng và bình tĩnh và ban cho chúng ta bình an, bằng cách tha thứ xả bỏ , khiến cho chúng ta thấy thanh than hơn, và Phật dậy rằng mọi chuyện trên đời đều có nhân có quả, Hãy để cho mọi chuyện được tự như nó vốn có(cháu nhớ đến bài "Let it be" của the Beatles), và hãy vứt bỏ lòng sân hận đi mình sẽ thanh thản.
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/let-it-be-the-beatles.Uvh9zab0Ni.html
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
"Tổ đình" trong Phật giáo nó khác với Đình làng cụ ạ. Có 1 lần em được 1 bé giỏi tiếng tàu giải thích là "tổ đình" là nơi sư tổ của 1 đại tông phái sống và truyền đạo. Chẳng hiểu lắm về Phật giáo- dưng mà em cho rằng giải thích thế cũng phải; duy chỉ có điều là đi qua các chùa ở Việt Nam em thấy gọi là "tổ đình" hơi nhiều, chẳng lẽ Việt Nam lại là nơi phát sinh nhiều đại tông phái trong Phật giáo thế à?
Những ai từng sống ở HN thiết nghĩ không dưới một lần đi qua tổ đình Phúc Khánh. Cái tên "tổ đình" em mới biết, còn trước kia, thời đường Tây Sơn chưa mở rộng như bây giờ, quả thực đi qua em không biết đến sự tồn tại của một địa điểm linh thiêng đến như vậy. Sau, vào ngày rằm, mồng 1, đặc biệt là rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, những ngày tổ chức giải hạn...đi làm về toàn bị tắc đường đoạn đó em mới biết. Mấy năm gần đây, những ngày đó chỉ khoảng 1km đường quanh cầu vượt ngã tư Sở, lượng người tập trung dễ đến hàng vạn (?)...vỉa hè, lề đường, thành cầu đều được trưng dụng làm nơi hành lễ, thậm chí có người đứng tận cổng tòa Mipec vái vọng.
Theo Đông Tác Giao Lưu, em được biết, Chùa Phúc Khánh còn có tên là chùa Sở theo địa danh cũ (nay tọa lạc tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, tp Hà Nội). Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được dựng vào thời Hậu Lê, là một cơ sở đào tạo tăng tài cho Phật giáo. Sau đó gặp hỏa hoạn bị hư hỏng hoàn toàn. Có tài liệu cho rằng chùa nằm trong khu vực diễn ra trận Đống Đa năm 1789 nên bị đổ nát, sau được nhà sư Chiếu Liên xây dựng lại với sự hổ trợ của Đô đốc Trần Văn Lễ (thời Tây Sơn) người đã từng ém quân ở chùa. Đô đốc còn cho đúc quả đại hồng chung và pho tượng Cửu Long cúng chùa. Chùa đã qua nhiều lần trùng tu xây dựng vào các năm 1853, 1921, 1932, 1935, 1940, 1993, 1996, 1998. Năm 1940, Hòa thượng trụ trì Thích Trung Thứ đã cho kiến thiết ngôi chùa làm cơ sở đào tạo tăng tài và điểm An cư kiết hạ hàng năm của chư Tăng....Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia từ năm 1988.
Nếu đọc qua lịch sử chùa như trên, sẽ là câu hỏi: tại sao chùa Phúc Khánh lại được gọi là "tổ đình"? Sự linh thiêng (theo quan niệm của người dân hiện nay thể hiện qua sự sùng bái) bắt nguồn từ đâu? Và đúng là có sự linh thiêng như thế? (hay chỉ là người sau theo người trước?).....
Cụ, mợ nào biết về chùa, hay từng lễ, làm giải hạn....tại tổ đình Phúc Khánh chia sẻ giúp em...
Tổ Bằng Sở - Hòa thượng Thích Trung Thứ
Hòa thượng họ Phan, húy Trung Thứ, pháp danh Chân Như. Sinh năm 1871 tại làng Hoành Đông - huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định. Ngài vốn thuộc dòng dõi gia đình thi lễ, tổ tiên Ngài ở thời Hậu Lê có vị đã làm đến Quận công. Từ nhỏ Ngài đã được theo học chữ Nho, nhờ có tư chất thông minh, nên Tứ Thư, Ngũ Kinh cho đến Bách Gia Chư Tử Ngài đều thông suốt cả.

Tuy nhiên, Ngài đã không lấy văn chương thi phú làm phương tiện tiến thân nhập thế, mà tìm chốn thiền môn để tu thân cứu đời. Năm 19 tuổi (1890), Ngài đến chùa Liên Tỉnh ở Nam Định xin làm lễ thế phát, thụ giới Sa Di. Sau vài năm, Ngài được Bản sư cho thụ giáo với Hòa thượng chùa Thịnh Quang là một vị chân tu, giới luật tinh nghiêm. Vài năm sau, Ngài được thụ giới Cụ Túc tại Đại giới đàn chùa Linh Quang - Hà Nội. Ngài ở lại đây tu học một thời gian, trau dồi giới luật. Sẵn có trình độ Hán học uyên thâm, lại chí tâm tu trì, nên Ngài thâm nhập kinh tạng nhanh chóng và trở lên một bậc lương đống trong thiền gia.

Khi ngoài 40 tuổi, nhận thấy trong hàng ngũ thanh niên Phật tử nhiều người thất học, giáo lý không thông, giới luật không rõ, Ngài bắt đầu lưu tâm đến việc dìu dắt lớp hậu tiến. Do đó, khi Ngài an trụ ở chùa Bằng (xã Văn Bình - Thường Tín - Hà Nội), thì khai tràng thuyết pháp ở chùa Bằng, khi an trụ ở chùa chùa Sở (chùa Phúc Khánh - Ngã Tư Sở - Đống Đa - Hà Nội), liền khai tràng thuyết pháp ở chùa Sở. Quanh năm tận tụy với sứ mệnh hoằng dương chính pháp, không lúc nào ngơi nghỉ.

Ngài giảng kinh cốt cho người nghe được rõ nghĩa, không câu nệ lối thuyết giảng xưa theo tập tục, nên các đệ tử xuất gia cũng như tại gia đều nức lòng theo học. Trường học lúc nào cũng đông đảo. Ngài lại lưu tâm về khoa sư phạm, vừa có ân vừa có uy nên đệ tử vừa mến lại vừa sợ. Mỗi khi lên Phật điện, giảng đường hay xuống trai đường, ai nấy đều giữ uy nghi tế hạnh nghiêm trang như luật định.

Ngài lại ra làm Chủ hạ ở chùa Linh Quang - Bà Đá, tại đây Ngài đã kiểm san bộ Đại Bảo Tích để báo đức Tổ Linh Quang. Ngài lại được Tổ Vĩnh Nghiêm giao phó công việc đặc trách cắt nghĩa toàn bộ Phương Đẳng Bát Nhã, bộ Tứ Phần Hành Sự Sao là những bộ kinh luật lớn. Đây là công việc nặng nề, nếu không phải là người tinh thâm văn nghĩa, thấu hiểu giáo lý Phật đà và có tính nhẫn nại, chuyên cần thì không thể làm được.

Đối với chúng đệ tử tại gia, Ngài cũng để tâm săn sóc dạy bảo. Ngài lập ra một Ban tại gia Bồ tát, truyền giới Bồ Tát cho hàng thiện nam tín nữ, chỉ dạy họ hiểu nghĩa lý Phật pháp, biết quy củ Thiền gia, trợ thủ cho Tăng Ni tu hành. Ngài cũng quan tâm đến công tác từ thiện xã hội, lập ra một Ban Tế Thí, mỗi vị Bồ Tát tùy tâm tùy lực, cúng một số tiền, làm việc sinh lợi chân chính. Khi nào có thiên tai, hoạn nạn thì trích một phần quỹ cứu giúp. Thật là một phép phương tiện rất quý báu trong thiền gia ở nước ta thời bấy giờ.

Vốn là vị Thiền sư hằng quan tâm đến việc hoằng pháp độ sinh, Ngài là một trong những Hòa thượng hoạt động tích cực cho việc thành lập Hội Phật Giáo Bắc Kỳ, được chính thức ra đời vào ngày 5 tháng 12 năm 1934 tại chùa Quán Sứ - Hà Nội, do Hòa thượng Thích Thanh Hanh làm Thiền gia Pháp chủ. Để giúp Hội về mặt hành chính trong bước đầu thành lập, Ngài nhận chức Kỳ Túc Đạo Sư. Bấy giờ Hội hoạt động rất mạnh, nhiều trường Phật học lần lượt được mở tại các Tổ đình. Một lớp Đại học Phật giáo được mở tại chùa Sở (Phúc Khánh), chính thức khai giảng năm 1936 do Ngài làm Đốc giáo. Chương trình học trong 3 năm, sau khi tốt nghiệp, học Tăng có thể ở lại trường nghiên cứu thêm 5 năm - chương trình này gọi là Bác Học Cao Đẳng. Trong khi trường mới mở, thiếu thốn nhiều thứ, chẳng những Ngài đã bố thí pháp, không quản tuổi cao sức yếu thuyết giảng kinh pháp suốt ngày, mà còn cúng dàng tài vật cho chư Tăng tu học. Ngài lo cung cấp đầy đủ mọi thứ, chẳng quản nhọc nhằn, tất cả đều vì đạo pháp, vì sự thành tựu của phong trào chấn hưng Phật giáo nước nhà.

Về sau, khi chùa Bồ Đề ở Long Biên chuyển thành một cơ sở đào tạo Ni chúng, Ngài cũng hết lòng chăm sóc cho được thành tựu.

Tháng Chạp năm 1935, tờ Đuốc Tuệ - cơ quan ngôn luận của Hội ra đời do Cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm chủ nhiệm, Ngài được mời làm chủ bút, chịu trách nhiệm về nội dung bài vở. Tờ Đuốc Tuệ đã quy tụ được nhiều Tăng Ni và nhà văn tân - cựu học có khả năng tham gia viết bài, hoạt động cho đến trước ngày Cách mạng tháng tám thành công mới đình bản.

Ngoài việc hoạt động cho công cuộc hoằng pháp, đào tạo Tăng tài, bồi đắp các thế hệ kế thừa bằng các trường Phật học và diễn đàn Đuốc Tuệ, Ngài còn có công trùng tu một số chùa, nhất là tiếp nối Hòa thượng Trung Hậu trùng tu chùa Quán Sứ - nơi đặt trụ sở của Hội Phật Giáo Bắc Kỳ.

Ngày 25 tháng 2 năm 1942, Ngài cùng một số đệ tử mở cuộc hành hương chiêm bái Thánh tích Yên Tử. Bấy giờ Ngài đã ngoài bảy mươi, sức khỏe đã kém sút, nhưng Ngài vẫn quyết chí ra đi. Qua chùa Lân đến chùa Hoa Yên, các đệ tử thấy Ngài có vẻ suy yếu, đều xin Ngài nghỉ lại ở chùa Hoa Yên, nhưng Ngài không nghe, vẫn tiếp tục đăng sơn bái Tổ. Ngài theo nẻo am Ngọa Vân mà đi, khi lên đến Chân Cảnh, tự nhiên Ngài đứng ngẩn người ra không nói, không động. Các đệ tử theo sau vội vực Ngài về chùa Hoa Yên tìm thuốc men chạy chữa, rồi rước Ngài về chùa Bằng Sở điều dưỡng.

Đến 3 giờ 30 sáng ngày 16 tháng 3 năm 1942 Ngài viên tịch, hưởng thọ 71 tuổi đời, 50 tuổi đạo.

Tổ Bằng Sở là một cao Tăng uy danh vang khắp miền Bắc, công hạnh của Ngài đối với những lớp người sau không thể kể bàn được. Chỉ có thể nói phong trào chấn hưng Phật giáo miền Bắc ở giai đoạn đầu không thể thiếu Ngài mà thành công. Dù Ngài đã đi về nơi Tịnh Cảnh, nhưng sự nghiệp và công hạnh của Ngài còn mãi trong lòng Tăng Ni - Phật tử.
http://phatgiaohanoi.vn/detail/to-bang-so-hoa-thuong-thich-trung-thu.html
 

Haigv

Xe tăng
Biển số
OF-149423
Ngày cấp bằng
16/7/12
Số km
1,555
Động cơ
369,910 Mã lực
Bao nhiêu năm có thấy gì nhiều đâu, 1 số năm gần đây đông như chảy hội, móc túi và ăn cắp điện thoại nhanh như chảo chớp, gửi xe, dịch vụ cắt cổ, tụ tập gây ách tắc giao thông. Nhà cháu ko có ý báng bổ nhưng nhà cháu nghĩ phật tại tâm, tâm gian ác thì có đi lễ ông giời cũng chẳng ăn thua. NHư miếu 2 cô ở Văn Miếu, vài bà bày ra bát hương cúng vái rồi như kiểu lăng xê với các em cave đến lễ như kiểu mốt, ăn mặc vú vê lòi tòi phòi, juyps váy ngắn hết cỡ đến ngồi xòe 1 phát khấn lễ đập hết hàng họ vào mặt thần thánh, hix.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Kính tất cả các cụ các mợ.
Việc đi lễ phật cầu an là việc theo em nên làm , để hướng thiện con người. Tin hay không là quyền của mỗi cá nhân, không thể đánh giá sự việc qua ý kiến chủ quan của bản thân mình (có những cá nhân không tốt gây ấn tượng xấu), để rồi đi đến những nhận xét chủ quan.(Cái này cũng không thể trách mọi người được, vì hiện nay có nhiều chuyện mắt thất tai nghe không hay, Nhưng chắc chắn những điều đó không phải là Phật Giáo)
Kính chúc các cụ các mợ Thân Tâm An Lạc. ADI ĐÀ PHẬT!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top