nhận dạng 3 làn sóng bất động sản (96-2006-2016) và 2 bài viết hậu quả dự đoán hậu NcoV ( SƯU TẦM )

atk234

Xe tăng
Biển số
OF-318141
Ngày cấp bằng
2/5/14
Số km
1,319
Động cơ
305,861 Mã lực
Em cũng xin chân lon ton hóng hớt.
 

myob

Xe tăng
Biển số
OF-5146
Ngày cấp bằng
5/6/07
Số km
1,936
Động cơ
574,364 Mã lực
Nếu trong kinh doanh mà có quy luật... thì chả có ai nghèo mà cũng chả có ai được giầu...em đọc nhiều thứ chuyên nói về quy luật này nọ nhưng tựu trung là thường hay “ cố tình sắp xếp để người đọc tin vào quy luật”.... nhưng với người am hiểu thì họ dễ đang nhận thấy cái sai và thiếu căn cứ.
Ngay câu đầu tiên “ Lịch sử luôn thể hiện một điều: đỉnh cao của người này biến mất, tiền đề của người khác bắt đầu”. Câu này rất 5/5 và nếu chúng ta sống thời kỳ phong kiến thì có thể chấp nhận được nhưng thời đại này thì phải nói là “ win -win” mới chuẩn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Chĩm111

Xe điện
Biển số
OF-554272
Ngày cấp bằng
13/2/18
Số km
2,993
Động cơ
1,032,000 Mã lực
Nước hoa Thanh Hương trước đó khoảng 5-6 năm, đơn vị chỉ là trăm tỷ chủ yếu huy động của người dân, huy động để trả lãi và trả lãi bằng nước hoa vậy mà cũng kéo theo quỹ tín dụng rồi. Tăng Mình Phụng vay số tiền khi đó so với nền kinh tế là cực lớn, tài sản là đất mà ông ta mua là tiền vay chứ không phải tiền làm ra, nên giá đất không lên nhanh hơn lãi xuất và không bán được thì như cưỡi hổ mà không xuống được là tèo thôi. Ngày đó ông ta mua (giá tuy rẻ) nhưng vẫn chưa rẻ bằng xin DA và BT bây giờ
Cụ còm có vài dòng mà đã “bóc” xong hết bài của các anh ngày xưa.
Chuẩn!
 

Cả làng cùng vui

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-709745
Ngày cấp bằng
7/12/19
Số km
147
Động cơ
89,503 Mã lực
Tuổi
113
Đoán số đề vào lúc 6:30 ko phải là việc khó.
 

HAMATA

Xe tải
Biển số
OF-131546
Ngày cấp bằng
19/2/12
Số km
406
Động cơ
377,122 Mã lực
Sổ 1 tràng đi đọc cho đã. Chơi vầy ko hay
 

202

Xe container
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
9,481
Động cơ
2,094,012 Mã lực
Hôm nay mình xin góp vui bằng 5 bài viết mô tả và nhận dạng làn sóng bds thứ 4.

Dưới đây là phần 1 của 5 bài viết. Nếu các bạn ủng hộ bằng cách bấm like thì mình gửi tiếp.

Lược sử thị trường BĐS và doanh nhân BĐS Việt Nam. Gồm 3 phần gắn với 3 lần BĐS sốt đất đã xảy ra (1996,2006,2016). Mình cố gắng viết lại theo những gì nhớ lại và tổng hợp từ một số nguồn thông tin đã được xác thực và kiểm chứng.

Chúng ta sẽ thấy những mẫu số chung theo cảm nhận của mỗi người về chu kỳ: trước khi có sóng BĐS, đỉnh sóng, đóng băng. Mỗi chu kỳ có người mất mát, mất đỉnh cao, và có người bắt đầu bước chân vào thị trường BĐS khi thị trường đóng băng. Lịch sử luôn thể hiện một điều: đỉnh cao của người này biến mất, tiền đề của người khác bắt đầu.

Trước tiên mình lấy mốc năm là 1996.
*Mốc năm 1996 và các diễn biến (Lúc này Vàng 4tr/lượng, USD 11.000đ/1USD)
- Sóng BĐS sốt đầu tiên 1996-1998.
- Việt Nam chính thức mở cửa với thế giới năm 1995, bình thường hoá với Mỹ, gia nhập khối Asian cùng năm này, sau nhiều năm chỉ quan hệ với khối CNXH. Bắt đầu từ đây Việt Nam tiếp xúc với thế giới Tư bản và hình thành lớp doanh nhân thế hệ đầu tiên. Nhà đất lần đầu tiên gấp đôi, gấp 3 giá trị, khi bắt đầu mở cửa. Thứ tư liệu sản xuất đầu tiên mới được khẳng định giá trị của mình chính là BĐS. Các hãng như IBM, Motorola, Nokia v.v, các tập đoàn xây dựng Sumitomo, Deawoo v.v bắt đầu vào Việt Nam.

Người đầu tiên giầu nhất VN nếu nói về quy mô tài sản BĐS đã tích luỹ được từ 1992-1996 là doanh nhân người Việt gốc Hoa : Tăng Minh Phụng khởi nghiệp bằng dệt may xuất khẩu, doanh nghiệp tư lớn nhất lúc bấy giờ. Nhưng không may khủng hoảng tài chính 1997 xảy ra thì "con khủng long" to lớn sẽ phải chịu tác động đầu tiên. Khi thị trường xuất khẩu chính Đài Loan, Hàn Quốc của công ty Minh Phụng gặp khủng hoảng. BĐS chưa đóng băng nhưng do bị các ngân hàng siết nợ cùng một lúc, mà không có sự trợ giúp của CP, Tăng Minh Phụng bị bắt và xử tử hình. Tăng Minh Phụng sinh không đúng thời, ông có nhiều ý tưởng phát triển BĐS cực kỳ nhậy bén là mong muốn xây dựng các trung tâm thương mại đầu tiên (lúc này sở hữu cả đất Trung tâm TM Tràng Tiền Hà Nội). Tổng giá trị BĐS lúc bấy giờ của Tăng Minh Phụng ước 20K tỷ, thời đó là con số cực lớn khi mà cả nước hầu hết còn rất nghèo và chỉ có 4 ngân hàng nhà nước tại thời điểm đó.

Năm 1996 cũng là năm Honda, Toyota, LG, Sam Sung bắt đầu đặt nhà máy lắp ráp tại Việt Nam. Doanh nhân kín tiếng thứ 2 cũng xuất hiện trong thời gian này là Vũ Văn Tiền người góp vốn với Honda VN mở nhà máy năm 1997 (hiện giờ là chủ tịch tập đoàn GLEXIMCO, chủ ngân hàng An Bình, đảo Tuần Châu - Quảng Ninh, mới đây muốn cùng đối tác xây sân bay Long Thành)

Sau năm 1997, khủng hoảng tài chính tác động nặng nề lên Hàn Quốc, Đài Loan, Sing, Nhật Bản và các nước ĐNA, nhưng tác động không nhiều đến kinh tế vĩ mô Việt Nam. Và Việt Nam đã nổi lên là ngôi sao mới nổi châu Á về thị trường lao động rẻ, lần đầu tiên mô hình khu công nghiệp được triển khai bởi tập đoàn 2 chị em ruột: Tân Tạo - phía Nam (Đặng Hoàng Yến), Kinh Bắc - phía Bắc (Đặng Thành Tâm), và các KCN khác đã bắt đầu mở ra ở HN, TP HCM và các tỉnh đã hút làn sóng lớn đầu tư đầu tiên, kích hoạt đợt sốt đất 1996-1997.

Năm 1997 Phú Mỹ Hưng (PMH) doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đổi hạ tầng lấy đất, xây dựng đại lộ Nguyễn Văn Linh và xây dựng khu đô thị tư bản tiêu biểu đầu tiên kể từ khi thống nhất đất nước. PMH chào bán sản phẩm thành công ra Hà Nội cho thế hệ doanh nhân đầu tiên của Hà Nội giai đoạn 1999-2001.

Năm 2000, một doanh nhân làm nước khoáng là Vũ Quang Hội Bitexco đã mua lại mảnh đất 19-25 Nguyễn Huệ, gom mua khi thị trường BĐS đóng băng lần thứ nhất sau ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính 1997(chủ đầu tư Singapore từ bỏ), và sau đó 2002 xây toà nhà 20 tầng hiện đại đầu tiên ở mặt đường Nguyễn Huệ.

Năm 2001, Vinperl Nha Trang được Vin đầu tư xây dựng, dự án BĐS đầu tiên của Vin về Việt Nam. 2004 khánh thành Vincom tháp đôi Bà Triệu, nhưng bán luôn 1 toà cho Techcombank lấy tiền mặt, và mối lương duyên Vin-Tech bắt đầu từ đó. Techcombank và Massan(chuyên nước chấm, hàng tiêu dùng, và khai thác mỏ) của doanh nhân Nguyễn Đăng Quang cũng làm mì gói về từ Ucraina thành lập từ năm 1997.

📌Giai đoạn này BĐS sốt 1996-1998, đóng băng từ 1999-2006.
📌Đặc điểm sốt giai đoạn này là chủ yếu tập trung ở nội đô Sài Gòn và Hà Nội, một số tỉnh có triển khai KCN, còn các tỉnh khác chỉ tăng nhẹ chưa được gọi là sốt.

Còn tiếp Phần 2: Mốc năm 2006


BĐS giờ ổn định rồi. Ko có sóng lớn đâu mà tính mà bàn. Được mất cũng nhẹ nhàng rồi.
Giờ khu nào có đầu tư mới hay chính sách mới cũng như chưa phát triển quỹ đất thì có cơ hội với sóng khu vực đó.
Bài học cũ giờ ko ý nghĩa cho thời đại mới đâu. Ko like đâu thích share thêm thì tùy. Quan trọng là quan điểm và phân tích thôi.
 

Phi Vũ

Xe hơi
Biển số
OF-494584
Ngày cấp bằng
4/3/17
Số km
191
Động cơ
190,633 Mã lực
Cảm ơn đã chia sẻ
 

Trần Gia

Xe tăng
Biển số
OF-377426
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,364
Động cơ
247,054 Mã lực
Bài viết có sự tổng hợp khái quát, còn nhiều tình tiết chưa chính xác thì các cụ đã bóc cũng như chưa bóc. Em còm theo dõi tiếp ạ, chủ yếu theo dòng thời gian mà cụ tổng hợp thôi, chứ sự vụ thì ko quá quan trọng ạ
 

Yeuphunu

Xe điện
Biển số
OF-18311
Ngày cấp bằng
7/7/08
Số km
3,328
Động cơ
521,744 Mã lực
Nơi ở
Y như cũ
Bài của cụ chủ có cái gì đó chưa chuẩn, Tuần Châu do Đào Hồng Tuyển đầu tư, nhưng người đầu tư nhiều vào Hạ Long thời kỳ trước 2000 phải nói là anh Đoàn Quốc Việt, một soái ở Ba Lan, anh cũng thuộc lớp đi đầu từ đông Âu về VN đầu tư. Thời Tăng Minh Phụng bị dẹt thì tổng nợ của ông ta là 7000 tỷ, không có khả năng thu hồi (Tổng tài sản chắc chắn không đến 20k tỷ vì trong 7000 tỷ đó ông ta chi cho việc trả lãi rất nhiều), tổng nợ như vậy so với nền kinh tế lúc đó là rất lớn, GDP Việt Nam khi đó chỉ khoảng 15 tỷ USD, thì ông nợ đến khoảng 700 triệu là quá lớn 5% GDP, việc ông không cân đối được dòng tiền và phá sản là sự thật, hệ thống ngân hàng đã quá ưu ái cho ông vay. Vay để đảo nợ. Minh Phụng lúc này vay mới để trả lãi cũ rồi, khả năng của ông ta không thể quản lý số vốn lớn như vậy vào thời điểm đó được, nên việc ông ấy tạch chỉ còn là vấn đề thời gian khi ngân hàng rút ống thở thôi
Là anh Việt BIM Group đó ạ
 

Yeuphunu

Xe điện
Biển số
OF-18311
Ngày cấp bằng
7/7/08
Số km
3,328
Động cơ
521,744 Mã lực
Nơi ở
Y như cũ
Đúng rồi cụ, hồi 2001 cháu có được gặp anh ấy, trí thức, điềm đạm, lúc anh ấy đầu tư về thì Vin cũng chưa về vn
Con trai anh ấy đqng tầm phong độ, điều hành thay anh ấy rất tốt những năm gần đây.
Hồi 2013 BIM cũng khá căng vụ BĐS, may là vào giai đoạn QN phát triển sau đó, bán đảo Hùng Thắng khu lấn biển trở nên đẹp ở Baci Cháy.
 

ToyotaAltis9063

Xe điện
Biển số
OF-156066
Ngày cấp bằng
9/9/12
Số km
2,247
Động cơ
-3,806 Mã lực
Em cứ xin một chân hóng cái đã, dài quá, mà cụ thớt bán phụ kiện điện thoại giờ nhảy sang cả mảng bđs ạ. :D
 

Bino

Xe điện
Biển số
OF-68687
Ngày cấp bằng
19/7/10
Số km
2,790
Động cơ
459,265 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Hóng bài về sóng BĐS 2021
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top