- Biển số
- OF-443315
- Ngày cấp bằng
- 7/8/16
- Số km
- 2,829
- Động cơ
- 230,595 Mã lực
Hay quá em lót dép hóng
Viết tiếp đi cụHôm nay mình xin góp vui bằng 5 bài viết mô tả và nhận dạng làn sóng bds thứ 4.
Dưới đây là phần 1 của 5 bài viết. Nếu các bạn ủng hộ bằng cách bấm like thì mình gửi tiếp.
Lược sử thị trường BĐS và doanh nhân BĐS Việt Nam. Gồm 3 phần gắn với 3 lần BĐS sốt đất đã xảy ra (1996,2006,2016). Mình cố gắng viết lại theo những gì nhớ lại và tổng hợp từ một số nguồn thông tin đã được xác thực và kiểm chứng.
Chúng ta sẽ thấy những mẫu số chung theo cảm nhận của mỗi người về chu kỳ: trước khi có sóng BĐS, đỉnh sóng, đóng băng. Mỗi chu kỳ có người mất mát, mất đỉnh cao, và có người bắt đầu bước chân vào thị trường BĐS khi thị trường đóng băng. Lịch sử luôn thể hiện một điều: đỉnh cao của người này biến mất, tiền đề của người khác bắt đầu.
Trước tiên mình lấy mốc năm là 1996.
*Mốc năm 1996 và các diễn biến (Lúc này Vàng 4tr/lượng, USD 11.000đ/1USD)
- Sóng BĐS sốt đầu tiên 1996-1998.
- Việt Nam chính thức mở cửa với thế giới năm 1995, bình thường hoá với Mỹ, gia nhập khối Asian cùng năm này, sau nhiều năm chỉ quan hệ với khối CNXH. Bắt đầu từ đây Việt Nam tiếp xúc với thế giới Tư bản và hình thành lớp doanh nhân thế hệ đầu tiên. Nhà đất lần đầu tiên gấp đôi, gấp 3 giá trị, khi bắt đầu mở cửa. Thứ tư liệu sản xuất đầu tiên mới được khẳng định giá trị của mình chính là BĐS. Các hãng như IBM, Motorola, Nokia v.v, các tập đoàn xây dựng Sumitomo, Deawoo v.v bắt đầu vào Việt Nam.
Người đầu tiên giầu nhất VN nếu nói về quy mô tài sản BĐS đã tích luỹ được từ 1992-1996 là doanh nhân người Việt gốc Hoa : Tăng Minh Phụng khởi nghiệp bằng dệt may xuất khẩu, doanh nghiệp tư lớn nhất lúc bấy giờ. Nhưng không may khủng hoảng tài chính 1997 xảy ra thì "con khủng long" to lớn sẽ phải chịu tác động đầu tiên. Khi thị trường xuất khẩu chính Đài Loan, Hàn Quốc của công ty Minh Phụng gặp khủng hoảng. BĐS chưa đóng băng nhưng do bị các ngân hàng siết nợ cùng một lúc, mà không có sự trợ giúp của CP, Tăng Minh Phụng bị bắt và xử tử hình. Tăng Minh Phụng sinh không đúng thời, ông có nhiều ý tưởng phát triển BĐS cực kỳ nhậy bén là mong muốn xây dựng các trung tâm thương mại đầu tiên (lúc này sở hữu cả đất Trung tâm TM Tràng Tiền Hà Nội). Tổng giá trị BĐS lúc bấy giờ của Tăng Minh Phụng ước 20K tỷ, thời đó là con số cực lớn khi mà cả nước hầu hết còn rất nghèo và chỉ có 4 ngân hàng nhà nước tại thời điểm đó.
Năm 1996 cũng là năm Honda, Toyota, LG, Sam Sung bắt đầu đặt nhà máy lắp ráp tại Việt Nam. Doanh nhân kín tiếng thứ 2 cũng xuất hiện trong thời gian này là Vũ Văn Tiền người góp vốn với Honda VN mở nhà máy năm 1997 (hiện giờ là chủ tịch tập đoàn GLEXIMCO, chủ ngân hàng An Bình, đảo Tuần Châu - Quảng Ninh, mới đây muốn cùng đối tác xây sân bay Long Thành)
Sau năm 1997, khủng hoảng tài chính tác động nặng nề lên Hàn Quốc, Đài Loan, Sing, Nhật Bản và các nước ĐNA, nhưng tác động không nhiều đến kinh tế vĩ mô Việt Nam. Và Việt Nam đã nổi lên là ngôi sao mới nổi châu Á về thị trường lao động rẻ, lần đầu tiên mô hình khu công nghiệp được triển khai bởi tập đoàn 2 chị em ruột: Tân Tạo - phía Nam (Đặng Hoàng Yến), Kinh Bắc - phía Bắc (Đặng Thành Tâm), và các KCN khác đã bắt đầu mở ra ở HN, TP HCM và các tỉnh đã hút làn sóng lớn đầu tư đầu tiên, kích hoạt đợt sốt đất 1996-1997.
Năm 1997 Phú Mỹ Hưng (PMH) doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đổi hạ tầng lấy đất, xây dựng đại lộ Nguyễn Văn Linh và xây dựng khu đô thị tư bản tiêu biểu đầu tiên kể từ khi thống nhất đất nước. PMH chào bán sản phẩm thành công ra Hà Nội cho thế hệ doanh nhân đầu tiên của Hà Nội giai đoạn 1999-2001.
Năm 2000, một doanh nhân làm nước khoáng là Vũ Quang Hội Bitexco đã mua lại mảnh đất 19-25 Nguyễn Huệ, gom mua khi thị trường BĐS đóng băng lần thứ nhất sau ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính 1997(chủ đầu tư Singapore từ bỏ), và sau đó 2002 xây toà nhà 20 tầng hiện đại đầu tiên ở mặt đường Nguyễn Huệ.
Năm 2001, Vinperl Nha Trang được Vin đầu tư xây dựng, dự án BĐS đầu tiên của Vin về Việt Nam. 2004 khánh thành Vincom tháp đôi Bà Triệu, nhưng bán luôn 1 toà cho Techcombank lấy tiền mặt, và mối lương duyên Vin-Tech bắt đầu từ đó. Techcombank và Massan(chuyên nước chấm, hàng tiêu dùng, và khai thác mỏ) của doanh nhân Nguyễn Đăng Quang cũng làm mì gói về từ Ucraina thành lập từ năm 1997.
Giai đoạn này BĐS sốt 1996-1998, đóng băng từ 1999-2006.
Đặc điểm sốt giai đoạn này là chủ yếu tập trung ở nội đô Sài Gòn và Hà Nội, một số tỉnh có triển khai KCN, còn các tỉnh khác chỉ tăng nhẹ chưa được gọi là sốt.
Còn tiếp Phần 2: Mốc năm 2006
Cụ nhận định chuẩn rồi ạ!Bài của cụ chủ có cái gì đó chưa chuẩn, Tuần Châu do Đào Hồng Tuyển đầu tư, nhưng người đầu tư nhiều vào Hạ Long thời kỳ trước 2000 phải nói là anh Đoàn Quốc Việt, một soái ở Ba Lan, anh cũng thuộc lớp đi đầu từ đông Âu về VN đầu tư. Thời Tăng Minh Phụng bị dẹt thì tổng nợ của ông ta là 7000 tỷ, không có khả năng thu hồi (Tổng tài sản chắc chắn không đến 20k tỷ vì trong 7000 tỷ đó ông ta chi cho việc trả lãi rất nhiều), tổng nợ như vậy so với nền kinh tế lúc đó là rất lớn, GDP Việt Nam khi đó chỉ khoảng 15 tỷ USD, thì ông nợ đến khoảng 700 triệu là quá lớn 5% GDP, việc ông không cân đối được dòng tiền và phá sản là sự thật, hệ thống ngân hàng đã quá ưu ái cho ông vay. Vay để đảo nợ. Minh Phụng lúc này vay mới để trả lãi cũ rồi, khả năng của ông ta không thể quản lý số vốn lớn như vậy vào thời điểm đó được, nên việc ông ấy tạch chỉ còn là vấn đề thời gian khi ngân hàng rút ống thở thôi
E nhớ là NH công thương đã 5.000 tỷ và NH Ngoại thương 5.000 tỷ đó cụ, chưa kể các tổ chức tín dụng khác.Bài của cụ chủ có cái gì đó chưa chuẩn, Tuần Châu do Đào Hồng Tuyển đầu tư, nhưng người đầu tư nhiều vào Hạ Long thời kỳ trước 2000 phải nói là anh Đoàn Quốc Việt, một soái ở Ba Lan, anh cũng thuộc lớp đi đầu từ đông Âu về VN đầu tư. Thời Tăng Minh Phụng bị dẹt thì tổng nợ của ông ta là 7000 tỷ, không có khả năng thu hồi (Tổng tài sản chắc chắn không đến 20k tỷ vì trong 7000 tỷ đó ông ta chi cho việc trả lãi rất nhiều), tổng nợ như vậy so với nền kinh tế lúc đó là rất lớn, GDP Việt Nam khi đó chỉ khoảng 15 tỷ USD, thì ông nợ đến khoảng 700 triệu là quá lớn 5% GDP, việc ông không cân đối được dòng tiền và phá sản là sự thật, hệ thống ngân hàng đã quá ưu ái cho ông vay. Vay để đảo nợ. Minh Phụng lúc này vay mới để trả lãi cũ rồi, khả năng của ông ta không thể quản lý số vốn lớn như vậy vào thời điểm đó được, nên việc ông ấy tạch chỉ còn là vấn đề thời gian khi ngân hàng rút ống thở thôi
Nước hoa Thanh Hương trước đó khoảng 5-6 năm, đơn vị chỉ là trăm tỷ chủ yếu huy động của người dân, huy động để trả lãi và trả lãi bằng nước hoa vậy mà cũng kéo theo quỹ tín dụng rồi. Tăng Mình Phụng vay số tiền khi đó so với nền kinh tế là cực lớn, tài sản là đất mà ông ta mua là tiền vay chứ không phải tiền làm ra, nên giá đất không lên nhanh hơn lãi xuất và không bán được thì như cưỡi hổ mà không xuống được là tèo thôi. Ngày đó ông ta mua (giá tuy rẻ) nhưng vẫn chưa rẻ bằng xin DA và BT bây giờE nhớ là NH công thương đã 5.000 tỷ và NH Ngoại thương 5.000 tỷ đó cụ, chưa kể các tổ chức tín dụng khác.
Thời này còn có nước hoa Thanh hương và Nguyễn Văn Mười Hai nữa...