Cháu nghe kụ ngẩu pín bẩu gốc ta giống gốc Quảng đông. Xưa sinh sống trên sông nước là chủ yếu nên gọi là Đản Ká
Cụ pín nhà bác chỉ giỏi ăn tục nói phét thôi.
Đây là lần đầu tiên em nghe nói tới tph, trung quốc xưa chỉ là một nhúm nhỏ nằm trong trung quốc ngày nay, thì việc mở rộng-đồng hoá các dân tộc khác ở phía nam nên hệ gen khác nhau là chuyện bình thường, việc này chả cần phải bỏ công nhiều lắm mới hiểu đâu cụ.
Khổ. Chính sử của TQ nó cũng ghi nhận quá trình đánh xuống mở đất phương Nam, cụ thể thời Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư đánh Bách Việt. Cái em nói cũng giải thích tại sao bể gene Hoa Nam và Hoa Bắc có sự cách biệt, sử TQ ko giấu đc và cũng chẳng giấu.
Nhưng đồng chấy kia thì cứ vin vào niềm tin là tph truyền bá TQ đồng nhất 1 dân tộc mà bảo sử TQ viết bậy.
Bằng 1 cách thần thánh nào đó nhà iem cũng bị đội cái nón người Tàu. Hy vọng các bác ấy ko bắt em chụp bàn chân để chứng minh người Giao Chỉ hehe.
Dựa vào thiên mệnh bên khổng giáo để giải thích hợp lý về chính trị cho việc một người nông dân là Hán cao tổ lên làm hoàng đế nên văn hoá khổng giáo chi phối nền chính trị nhà Hán, nền văn hoá đó bành trướng ra xung quanh bằng cách xâm lăng hoặc bị xâm lăng, sự mở rộng lãnh thổ trung quốc đi đôi với sự mở rộng văn hoá phát triển mạnh vào thời nhà Hán nên mọi người trung quốc giờ được gọi là người Hán - theo nghĩa văn hoá mà thôi, còn về tộc thì ai nói là cùng tộc mới phải chứng minh bằng hệ gen hoặc bằng các phương pháp khoa học hiện đại được chấp nhận.
Trung quốc nó muốn gọi những người bị ảnh hưởng bới khổng giáo là người Hán với ý đồ chính trị chứ không phải là nguồn gốc về mặt sinh học.
Lưu Bang lên chưa làm làm "cách mạng" Nho học ngay đâu. Bản chất Khổng Tử đề lên thuyết chính danh, làm vua cho ra vua làm tôi cho ra tôi. Bên cạnh đó Lưu Bang cũng ghét nhà Nho. Sau này Đổng Trọng Thư thời Hán Vũ Đế mới đề lên việc Khổng giáo kết hợp với thuyết thiên mệnh. Nó giống như Constantinus hợp pháp hóa Thiên chúa giáo và đc coi như Giáo hoàng đầu tiên. Nhờ đó, Khổng giáo/Thiên chúa giáo đc phổ biến rộng rãi và chính quyền dùng tôn giáo để củng cố quyền lực.
Tuy nhiên nên từ thời cận đại trở về trc thì tính dân tộc nó khác với bây giờ. Hán lúc đó đc xem như 1 tiêu chuẩn văn minh: từ quần áo, tóc tai đến chữ viết, lễ nhạc, cơ cấu cung đình. Vậy nên thời Nguyễn xưng là Hán, văn nhân tự xưng Hán nhân ko phải nhận mình là người TQ mà là xưng ta đây là người thấm nhuần văn minh Hoa Hạ. Bởi văn hóa TQ nó quá lớn nên khu vực đồng văn Đông Á bị ảnh hưởng nhiều, ko chỉ VN mà Hàn, Nhật cũng có rất nhiều nét văn hóa TQ còn vương lại. Thậm chí Nhật nó còn lưu trữ đc nhiều thứ văn hóa vốn đã tuyệt tích ở TQ.