Nói chung là phải có kiến thức về sinh học, di truyền học mới hiểu ý nghĩa của những chủ đề này, không thì lõm bõm chữ tác đánh chữ tộ, lúc thì con voi giống cột đình, lúc thì con voi lại giống cái quạt hay giống con rắn....
Con đẻ cũng chỉ có 1/2 gen của bố, 1/4 gen của ông, 1/8 gen của cụ (và những gen đó cũng có thể bị sắp xếp lại)....người mang gen kiểu này lại lai với người mang gen kiểu kia, vốn gen luôn được trộn lẫn các nguồn qua giao phối, qua mỗi lần sinh sản thì lại các gen sắp xếp lại, bớt đi, thêm vào, rồi lại đột biến....đủ kiểu xào xáo xảy ra.
Bản thân em coi việc phân biệt các chủng tộc (da đen, da vàng, da trằng) đã là thiếu cơ sở khoa học (A và B cùng màu da trắng do có cùng 1 nhóm gen quy định màu da nhưng lại khác nhau về các gen khác, trong khi A và C khác màu da do khác nhóm gen quy định màu da nhưng lại có chung nhóm gen quy định tóc xoăn chẳng hạn, nghĩa là phân loại chủng tọc theo màu da thì có một tập hợp các chủng tộc hoàn toàn khác với phân loại chủng tộc theo đặc điểm tóc xoăn hay tóc thẳng...), phân biệt đặc tính di truyền các nhóm vẫn được gọi là "dân tộc" thì lại càng thiếu cơ sở về di truyền học.
Bản thân cái cây cụ chủ thớt đưa thấy rõ sự bất hợp lý vì nó không phản ánh sự trao đổi gen giữa các thành viên của nhóm này với thành viên của nhóm khác (giả sử là thật sự tồn tại các nhóm gen phân biệt được vào 1 thời điểm nào đó).
Về lý thuyết lẫn thực tế thì một cộng đồng không trộn gen với cộng đồng khác sẽ bị thoái hóa dần do các vấn đề của hôn nhân cận huyết, do các bệnh tật di truyền do gen lặn gây ra được tích tụ....nghĩa là càng thuần chủng thì càng có nguy cơ thoái hóa, càng phát triển lâu dài thì càng phải pha tạp gen.