- Biển số
- OF-836509
- Ngày cấp bằng
- 4/7/23
- Số km
- 2,039
- Động cơ
- 105,989 Mã lực
Chuyện xưa có bối cảnh những năm 50s-60s
Hồi đó ông là chủ tiệm buôn thuốc lào giàu có ở Hàng Ngang Hàng Đào. Ngoài nhà cửa Hàng Ngang Hàng Đào, ông còn biệt thự ở Quán Thánh.
Thời đó ông cũng có vài bà vợ và con cái. Chuyện cung đấu là hiển nhiên. Bà ba có một cô con gái với ông.
Khi cuộc di cư những năm 54-55 nổ ra. Ông đưa các bà và con về Hải phòng để chuẩn bị di cư vào Nam trước khi sang Pháp.
Ở Hải Phòng trong khi chờ di cư, bà ba lâm vào hoàn cảnh khó khăn về chuyện gia đình.
Gia đình bà ba khi đó còn bố đã ốm yếu và em trai nhỏ.
Nếu đi theo ông thì bỏ lại bố và em trai nhỏ tuổi bơ vơ và hầu như không có khả năng kiếm sống. Nhưng khi đó thì con gái bà mới có bố, bà mới có chồng. Nếu chỉ để con theo bố thì bà sợ dì ghẻ con chồng khác máu tanh lòng.
Và Ông để lại một phần tài sản cho bà. Bà dành một phần mua đất ở ngoài bãi Phúc Xá mở xưởng than. Một phần bà mua đất ở TT nay thuộc Bắc Từ Liêm để làm nhà, vườn cho ông và em trai sinh sống. Khi em trai lớn, bà bán bớt tư trang để cưới vợ cho em. Sau này bố bà mất, bà bán tiếp tư trang để lo việc ma chay cho bố.
Xưởng than thì bà không giữ được vì thân cô thế cô, sau một đám cháy, bà không còn trụ lại được và phải cho HTX thuê, mượn. Nhưng các xã viên hồi đó thì khôn và lì, họ đưa luôn gia đình vào xưởng than rồi ở hẳn. Con gái bà được nuôi dạy ăn học tử tế nhưng lý lịch thì "đẹp" Bố là tư sản và di tản sang Pháp! Con gái bà sau đó học đại học nhưng dĩ nhiên là ngành Sư phạm, cái ngành ít ảnh hưởng bởi lý lịch. Nhưng khi ra trường thì với chuyên ngành Lý C3, con gái bà được phân lên miền núi để dạy (không biết Lý C3 sẽ dạy gì trên đó). Con gái bà đành bỏ về vì không thể để mẹ khi đó đã yếu, không tem phiếu ở lại.
Cuộc sống của bà và con gái tiếp tục lận đận đi xuống cho đến khi con gái bà lấy chồng, một thanh niên nhỏ người nhưng đẹp trai và yêu vợ. Anh thanh niên Đại học BK này từ bỏ những mối có thể gọi là danh gia để chấp nhận lấy vợ lý lịch có vết. Cuộc sống của 2 vợ chồng khá vất vả. Trong khi bạn của anh sau này cục trưởng vụ trưởng, giám đốc nọ kia còn anh vẫn chỉ là kỹ sư quèn, thường xuyên phải đi công trường do anh thẳng tính, ghét tham ô và thêm vợ lý lịch...
Năm tháng trôi qua...
Sau này khi bà đổ bệnh nặng, con gái bà đưa bà về quê nhờ vợ chồng em trai bà trông nom, cách ngày con gái bà đạp xe về chăm mẹ. Ở quê, em trai bà và vợ con chăm sóc bà được hơn tháng thì bà mất. Em trai bà đặt bàn thờ riêng cho bà trên chiếc tủ chè trong căn nhà cũ.
Con của người em trai bà khi đó cũng đã lớn, bắt đầu lập gia đình cũng chăm sóc bà. Nhưng họ coi đó là sự giúp đỡ của họ với bà.
Năm tháng tiếp tục qua đi, các con của gia đình em trai đã khá giả, họ xây lại nhà thờ và vẫn giữ bàn thờ bà trên chiêc tủ chè xưa và thờ cúng bà ở đó.
Được vài năm người em trai của bà qua đời, rồi mấy năm sau nữa, vợ của ngừoi em trai cũng mất. Con trai trưởng của người em họp gia đình và muốn"dọn dẹp" bỏ bàn thờ của bà đi, đưa di ảnh của bà xuống hàng dưới của bố mẹ họ.
Con gái bà biết vậy nên cùng con trai về quê để hỏi cụ thể tình hình. Con trai trưởng người em tuyên bố xuất giá tòng phu. Nếu không theo thu xếp thì "vứt ảnh bà ra bờ đầm". Con gái bà và con trai sau khi nói lại những chuyện ngày xưa, có các bác cao tuổi biết việc xưa chứng kiến đã đem di ảnh của bà về nhà. Ở nhà thì con rể của bà vốn đã đặt bàn thờ cho bà từ khi bà mất, vẫn cúng giỗ hàng năm đầy đủ.
Chuyện xưa đã qua. Chỉ tiếc là bà và con gái bà đã quá khổ sở và chịu đựng bao gian khổ tủi nhục rồi đến kết cục trên. Người em trai cũng thương chị nhưng không dạy con được về ân nghĩa.
Bài toán cược tiền và cược cả tương lai vận mệnh coi như bà đã trọn nghĩa nhưng bà và con gái bà thiệt thòi đủ bề
Chuyện hơi buồn nhưng cứ thuật lại vì liên quan đến ơn nghĩa và có thể nói là nhiều khi ơn nghĩa sẽ phai nhạt ngay, có thể đời sau không được biết hoặc quên đi.
Hồi đó ông là chủ tiệm buôn thuốc lào giàu có ở Hàng Ngang Hàng Đào. Ngoài nhà cửa Hàng Ngang Hàng Đào, ông còn biệt thự ở Quán Thánh.
Thời đó ông cũng có vài bà vợ và con cái. Chuyện cung đấu là hiển nhiên. Bà ba có một cô con gái với ông.
Khi cuộc di cư những năm 54-55 nổ ra. Ông đưa các bà và con về Hải phòng để chuẩn bị di cư vào Nam trước khi sang Pháp.
Ở Hải Phòng trong khi chờ di cư, bà ba lâm vào hoàn cảnh khó khăn về chuyện gia đình.
Gia đình bà ba khi đó còn bố đã ốm yếu và em trai nhỏ.
Nếu đi theo ông thì bỏ lại bố và em trai nhỏ tuổi bơ vơ và hầu như không có khả năng kiếm sống. Nhưng khi đó thì con gái bà mới có bố, bà mới có chồng. Nếu chỉ để con theo bố thì bà sợ dì ghẻ con chồng khác máu tanh lòng.
Và Ông để lại một phần tài sản cho bà. Bà dành một phần mua đất ở ngoài bãi Phúc Xá mở xưởng than. Một phần bà mua đất ở TT nay thuộc Bắc Từ Liêm để làm nhà, vườn cho ông và em trai sinh sống. Khi em trai lớn, bà bán bớt tư trang để cưới vợ cho em. Sau này bố bà mất, bà bán tiếp tư trang để lo việc ma chay cho bố.
Xưởng than thì bà không giữ được vì thân cô thế cô, sau một đám cháy, bà không còn trụ lại được và phải cho HTX thuê, mượn. Nhưng các xã viên hồi đó thì khôn và lì, họ đưa luôn gia đình vào xưởng than rồi ở hẳn. Con gái bà được nuôi dạy ăn học tử tế nhưng lý lịch thì "đẹp" Bố là tư sản và di tản sang Pháp! Con gái bà sau đó học đại học nhưng dĩ nhiên là ngành Sư phạm, cái ngành ít ảnh hưởng bởi lý lịch. Nhưng khi ra trường thì với chuyên ngành Lý C3, con gái bà được phân lên miền núi để dạy (không biết Lý C3 sẽ dạy gì trên đó). Con gái bà đành bỏ về vì không thể để mẹ khi đó đã yếu, không tem phiếu ở lại.
Cuộc sống của bà và con gái tiếp tục lận đận đi xuống cho đến khi con gái bà lấy chồng, một thanh niên nhỏ người nhưng đẹp trai và yêu vợ. Anh thanh niên Đại học BK này từ bỏ những mối có thể gọi là danh gia để chấp nhận lấy vợ lý lịch có vết. Cuộc sống của 2 vợ chồng khá vất vả. Trong khi bạn của anh sau này cục trưởng vụ trưởng, giám đốc nọ kia còn anh vẫn chỉ là kỹ sư quèn, thường xuyên phải đi công trường do anh thẳng tính, ghét tham ô và thêm vợ lý lịch...
Năm tháng trôi qua...
Sau này khi bà đổ bệnh nặng, con gái bà đưa bà về quê nhờ vợ chồng em trai bà trông nom, cách ngày con gái bà đạp xe về chăm mẹ. Ở quê, em trai bà và vợ con chăm sóc bà được hơn tháng thì bà mất. Em trai bà đặt bàn thờ riêng cho bà trên chiếc tủ chè trong căn nhà cũ.
Con của người em trai bà khi đó cũng đã lớn, bắt đầu lập gia đình cũng chăm sóc bà. Nhưng họ coi đó là sự giúp đỡ của họ với bà.
Năm tháng tiếp tục qua đi, các con của gia đình em trai đã khá giả, họ xây lại nhà thờ và vẫn giữ bàn thờ bà trên chiêc tủ chè xưa và thờ cúng bà ở đó.
Được vài năm người em trai của bà qua đời, rồi mấy năm sau nữa, vợ của ngừoi em trai cũng mất. Con trai trưởng của người em họp gia đình và muốn"dọn dẹp" bỏ bàn thờ của bà đi, đưa di ảnh của bà xuống hàng dưới của bố mẹ họ.
Con gái bà biết vậy nên cùng con trai về quê để hỏi cụ thể tình hình. Con trai trưởng người em tuyên bố xuất giá tòng phu. Nếu không theo thu xếp thì "vứt ảnh bà ra bờ đầm". Con gái bà và con trai sau khi nói lại những chuyện ngày xưa, có các bác cao tuổi biết việc xưa chứng kiến đã đem di ảnh của bà về nhà. Ở nhà thì con rể của bà vốn đã đặt bàn thờ cho bà từ khi bà mất, vẫn cúng giỗ hàng năm đầy đủ.
Chuyện xưa đã qua. Chỉ tiếc là bà và con gái bà đã quá khổ sở và chịu đựng bao gian khổ tủi nhục rồi đến kết cục trên. Người em trai cũng thương chị nhưng không dạy con được về ân nghĩa.
Bài toán cược tiền và cược cả tương lai vận mệnh coi như bà đã trọn nghĩa nhưng bà và con gái bà thiệt thòi đủ bề
Chuyện hơi buồn nhưng cứ thuật lại vì liên quan đến ơn nghĩa và có thể nói là nhiều khi ơn nghĩa sẽ phai nhạt ngay, có thể đời sau không được biết hoặc quên đi.
Chỉnh sửa cuối: