Và khi những di sản của chính chúng ta bị đe dọa, thì có những ai đó "rỗi rãi" đề nghị bảo toàn, bảo vệ...
Thương xá Tax, một kiến trúc điển hình thời Pháp thuộc ở thành phố Hồ Chí Minh, được xây dựng từ năm 1880, đến nay đã 134 tuổi.
Trước yêu cầu phát triển, TP HCM đã quyết định phá bỏ thương xá này để lấy mặt bằng xây dựng tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Việc phá dỡ Thương xá Tax đã dấy lên nhiều ý kiến trao đổi, rất nhiều người dân Sài Gòn bâng khuâng, luyến tiếc một biểu tượng kiến trúc đã gắn bó với thành phố hơn một thế kỷ, đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Những ngày Thương xá sắp đóng cửa, hàng vạn người Sài Gòn đổ về đây mua sắm, chụp ảnh lưu niệm lần cuối bởi những hình ảnh này sẽ không bao giờ còn nữa.
Hóa ra không chỉ người Sài Gòn luyến tiếc thương xá Tax, mà ngay cả nhiều người nước ngoài cũng có cùng tâm trạng này. Tổng lãnh sự quán Phần Lan ở TP HCM đã gửi thư các cơ quan ban ngành của Thành phố đề xuất một số giải pháp nhằm giúp bảo tồn một phần công trình này.
Theo nội dung thư, giải pháp được đề nghị trước tiên là giữ nguyên trạng "phần sảnh lobby chính, cùng sàn lót gạch mosaic và cầu thang chính của Thương xá Tax" để sau này "tích hợp vào phần thiết kế của tòa nhà mới sẽ được xây dựng thay thế".
Còn nếu giải pháp trên không được thực hiện thì lá thư đề nghị "sẽ có một giải pháp khác để tháo dỡ, di chuyển và giữ lại các phần thiết kế.
Tổng lãnh sự quán Phần Lan hứa có thể đứng ra tự thu xếp nhân công và chi phí để thực hiện giải pháp thứ hai. Sau này các bộ phận được tháo dỡ sẽ được "tích hợp vào các công trình bảo tàng và tôn tạo khác một cách có hệ thống và chuyên nghiệp thay vì chỉ đập bỏ, chia nhỏ hay phân tán cho mỗi nơi một mẩu".
https://vov.vn/kinh-te/lanh-su-quan-phan-lan-muon-gop-phan-bao-ton-thuong-xa-tax-360514.vov
Khi ta bàng quan với cái đẹp bị đánh mất, phải chăng ta đang thờ ơ với chính cái bẩn cái xấu của chính chúng ta?
Và những tấm lòng như thế này với cái sạch đẹp của nơi chúng ta đang sống, những thứ thuộc về chúng ta, sẽ là những trường hợp "kỳ dị".
https://theleader.vn/uoc-mo-cua-ong-tay-nhat-rac-james-joseph-kendall-20180223102857674.htm
Sau gần hai năm hoạt động, Keep Hanoi Clean đã tiến hành thu dọn rác và làm vệ sinh tại hơn 50 địa điểm khác nhau tại Hà Nội, thu dọn trên 100 tấn rác.
"Trong sự kiện này, có rất nhiều tình nguyện viên Việt Nam và quốc tế đăng ký tham gia. Chúng tôi đã góp phần ngăn chặn việc ném gần 4.000 túi nilon xuống sông Hồng khi người dân đi thả cá"
Bạn có thấy Hà Nội nhiều rác? Có thấy bực mình khi người ta sẵn sàng vứt rác ngay trên hè phố, lối đi trong khi có thùng rác ngay gần bên? Đó là những điều đang xuất hiện hằng ngày ở nhiều đường phố, ngõ xóm của Hà Nội.
Rác làm Hà Nội bớt lộng lẫy trong mắt du khách và làm các công dân không vứt rác của thành phố rất khó chịu. Có người gọi những túi rác trên vỉa hè là những cái mụn của "gương mặt Hà Nội".
Không phải là một người Hà Nội, nhưng James cũng rất khó chịu về nạn rác thải và giờ có thêm việc sử dụng chai nhựa, túi nilông vô tội vạ rồi thải ra môi trường. Theo James, nhiều người vẫn chưa ý thức được về tác hại của rác thải và cứ nghĩ việc dọn rác không phải việc của mình, mà đã có những công nhân vệ sinh được trả tiền để dọn rác. Họ xả rác rồi sẽ có người dọn!
Và ông Tây vớt rác đã không chờ đợi "những người dọn rác được trả tiền". Cuối tuần, James và các bạn thường đến những địa điểm công cộng, cầm theo kẹp và túi chứa để nhặt rác thải.