Chính quyền Pháp bỏ tiền của, công sức ra để xây Bảo tàng của Viện Viễn Đông Bác cổ chỉ để ngày nay gọi là Bảo tàng lịch sử việt nam.
Hàng trăm năm nay, chúng ta vẫn sử dụng bản đồ dân sự và quân sự, vẫn đi trên những con đường bộ len lỏi đến từng địa danh thiêng liêng dẫu nhiều hiểm trở của tổ quốc, những cây cầu, những tuyến đường sắt, đường hàng hải, đường hàng không để giữ vững chủ quyền...khai khoáng các mỏ quặng, khai thác cao su, tài nguyên gỗ rừng, đồng ruộng, những danh lam thắng cảnh, những công trình xây dựng còn sót lại hiện ngành du lịch đang kiếm tiền từ đó...
Tất cả là tự nhiên mà có?
Và điều quan trọng nhất: Biên giới lãnh thổ và khai sinh ra nước việt nam đến ngày hôm nay cũng là nhờ có các Công ước Pháp - Thanh, một chuỗi sự cố gắng liên tục trong nhiều năm liền để hình thành 1 quốc gia có chủ quyền từ 1 Quận của 1 nước Trung Hoa lớn và giàu mạnh.
Vậy trong khi hầu như những người có lương tri trên cả Thế giới, từ người dân bình thường cho đến các nguyên thủ quốc gia phải nhỏ lệ, khẩn cầu tiếc thương cho những di sản của loài người bị tàn phá, đại bộ phận dân việt chúng ta lại hả hê chúc mừng, coi sao được?
Nói ví dụ di tích lịch sử thời phong kiến của việt nam còn sót lai :
Khi Huế trở thành kinh đô thì nhà Nguyễn hạ cấp Thăng Long là Bắc thành. Dù tên gọi không thay đổi nhưng chữ “Long” với nghĩa là rồng bị chuyển thành chữ “Long” với nghĩa là thịnh vượng.
Vua Gia Long cũng xây lại thành mới vì Bắc thành không thể to hơn kinh đô Huế. Sách
Đại Nam thực lục chính biên chép: “Năm Gia Long thứ 4 (1805) cho xây lại
thành Thăng Long ở ngay vị trí cũ, kích thước thu hẹp lại hơn trước. Thành hình vuông vắn chu vi đo được là 1.285 trượng 6 thước 5 tấc, nghĩa là mỗi cạnh hơn 1 cây số. Tường thành cao 5 m, xung quanh có hào rộng 20 m, sâu 5 m. Thành có 5 cửa, riêng phía nam có 2 cửa, trên cửa có gác canh gọi là thú lâu. Trên thú lâu có lính trực canh suốt ngày đêm. Tại các góc thành đều có tháp bảo vệ xây lồi ra. Từ ngoài vào trong thành phải qua 2 lần cầu trên 2 tuyến hào”.
Trung tâm thành vẫn là điện Kính Thiên, phía sau điện Kính Thiên là Hành Cung nơi dành cho vua ở mỗi khi tuần giá Bắc Hà. Phía đông thành là dinh Tổng trấn sau là Tổng đốc rồi Tuần phủ. Đời vua Minh Mạng đã đổi Bắc thành thành tỉnh Hà Nội. Năm 1835, Minh Mạng cho hạ thấp tường thànhxuống 1 thước 8 tấc (tương đương 3,7 m) cho bịt 2 cửa tây và nam, từ đây thành được gọi là thành Hà Nội. Cũng trong năm này, Minh Mạng cho san bằng thành Gia Định.
Năm Tự Đức thứ nhất (1848), vua ra lệnh phá dỡ các cung điện xây từ thời nhà Lê lấy đồ gỗ, đá chạm trổ đưa về Huế để trang trí nên chỉ còn lại đôi rồng đá trước điện Kính Thiên. Thời vua Tự Đức, trong thành có 3.000 quân cùng gia đình của họ khiến trong thành như một thị trấn riêng biệt.
Phá chùa chiền và thả tượng Phật trôi sông là thời nào? hẳn nhiều cụ trên này vẫn còn nhớ?
Ngày nay, dù bạn ra đường hỏi xem bao nhiêu người Việt biết bập bẹ tiếng Pháp, nhưng chính phủ ta vẫn có được cái licent cho VIỆT NAM chúng ta nằm trong các nước nói tiếng Pháp thuộc cộng đồng Pháp ngữ đấy.