[Funland] Nhà thờ Đức Bà - Paris đang bị cháy

cadan

Xe container
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
9,761
Động cơ
457,359 Mã lực
Thế cho em hỏi cái này là người Pháp xây? hay người VN xây?
Tiền xây là từ tiền thuế của dân pháp hay là tiền cướp bóc từ cao su tới than ở Việt Nam...
Ăn thua gì so với những thứ nó đã cướp đi? :))
Thế nên chúng ta "nên" cười và nhảy múa khi "chúng nó" mât mát phải không ạ?

Đó là một cach lành mạnh và văn minh để trả mối hận ông cha?
 
Chỉnh sửa cuối:

LeTai1979

Xe cút kít
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
19,866
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Quan điểm có thể khác biệt, nhiều Cụ chưa tranh luận đã chửi người ta thế nọ, thế kia em thấy cũng ko đc hay cho lắm.
 

Du Kích

Xe máy
Biển số
OF-469849
Ngày cấp bằng
12/11/16
Số km
76
Động cơ
200,770 Mã lực
Miẹ, thế cũng cãi nhau được, đến quỳ ^:)^
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,796
Động cơ
320,209 Mã lực
Thế giới này đa dạng phong phú, cụ tiếc thì cứ tiếc cho cái nhà thờ bị cháy, còn mấy ông khác thấy vui vì nó như 1 biểu tượng tinh thần của văn minh Châu Âu bị sụp đổ thì cũng chả sai.

Ví dụ dân Hồi giáo mấy nước Trung Đông Bắc Phi đang bị Pháp đĩ mang tàu bay tới thả bom họ vui mừng vì vụ cháy này cũng có gì ngạc nhiên.
Cái bọn tiêu chuẩn kép có phải đạo đức giả không? Khi mà nhà giàu như Pháp bị cháy nhà thờ, bị đánh bom chết vài chục người thì chúng nó kêu gọi cầu nguyện để chia sẻ nỗi đau. Còn dân Trung Đông Bắc Phi hiện tại ăn bom mỗi ngày thì lũ đạo đức giả đó mấy người lên tiếng. Công trình văn hóa á? Khu vực Trung Đông, Bắc Phi còn là cái nôi văn minh nhân loại, thiếu mẹ gì công trình văn hóa hàng ngàn năm đang bị dân buôn đồ cổ Châu Âu bòn rút cổ vật suốt cả mấy trăm năm qua tới giờ còn chưa dừng lại.

Nói lại chuyện của VN, Pháp tại sao cố tình phá chùa Báo Thiên để xây Nhà thờ lớn ko phải vì quỹ đất không có. Nó làm vậy vì mang tính biểu tượng, phá hủy 1 biểu tượng cũ của người Việt để nó xây 1 cái "biểu tượng cho văn minh" ở cái thời điểm đó. Vụ cháy nhà thờ này chưa thể coi được như 1 biểu tượng có tính bước ngoặt như vậy. Nhưng nó làm nhiều người ở các nước thứ 3 thấy vui cũng méo có gì sai.
Chuản rồi cụ nhỉ,rặt một hội cứ cho là văn minh ,chụp mũ người trái quan điểm.Không vì thế mà sang hơn đâu,nhất là mấy ông ra nn tý lóa cmn mắt về chửi lại đồng loại.
 

LeTai1979

Xe cút kít
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
19,866
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Thế nên chúng ta "nên" cười và nhảy múa khi "chúng nó" mât mát

Đó là một cach lành mạnh và văn minh để trả mối hận ông cha?
Em có thấy ai nhảy múa đâu?
Em chỉ thấy tiếc thương khi có mất mát về người chứ còn cháy vậy em chả quan tâm.
 
Biển số
OF-490270
Ngày cấp bằng
21/2/17
Số km
239
Động cơ
192,485 Mã lực
Lịch sử đau đớn của chùa Báo Thiên

Báo Thiên Tự, tên đầy đủ là Sùng Khánh Báo Thiên Tự, từng là một ngôi chùa cổ kính, tráng lệ, đồ sộ vào bậc nhất Việt Nam. Chùa tọa lạc tại thôn Tiên Thị, huyện Thọ Xương, (xưa gọi là phường Báo Thiên), gần hồ Lục Thuỷ (hồ Gươm), bên ngoài thành Thăng Long. Khu vực này ngày nay là phố Nhà Chung, nơi có Nhà thờ Lớn Hà Nội, Tòa khâm sứ cũ, cùng nhiều trụ sở Công giáo khác..

Tháp Báo Thiên - một trong An Nam tứ đại khí. Ảnh: internet

Ở Hà Nội, phía Tây hồ Hoàn Kiếm, dọc theo trục Bắc Nam, có 1 đường phố ngắn (chỉ 300m) phía Bắc tiếp nối với phố Lý Quốc Sư, phía Nam đụng với phố Trường Thi, nằm gọn trog phường Hàng Trống thuộc quận Hoàn Kiếm, mang tên Phố Nhà Chung, thời Pháp thuộc gọi là Rue de la Mission (phố Hội Truyền Giáo hoặc phố Hội Thừa Sai).

Trên đường phố này xúm xít những cơ sở Công giáo như Nhà Thờ Lớn, Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội , trụ sở của Hội đồng Giám mục Giáo hội Công giáo Việt Nam và mấy cơ sở bên “lương” như Câu lạc bộ Thanh thiếu niên Hoàn Kiếm, Trung tâm ngoại ngữ Đại học Sư phạm… tiếp giáp với ngôi chùa cổ danh tiếng trong sử sách vẫn ghi là “Đền” Lý Quốc Sư.

Thời tôi còn công tác ở Ban Tôn giáo Chính phủ, tôi đã nhiều lần đến thăm chùa và nghe vị sư trụ trì chùa Lý Quốc Sư kể chuyện, đưa cho đọc những tư liệu quí giá mà nhà chùa vẫn còn lưu giữ được về khu đất bên cạnh chùa. Thật bất ngờ cho tôi khi đọc thấy những chứng tích rằng toàn bộ khu đất ấy, ngày nay gọi là Phố Nhà Chung (Công giáo), ngày xưa là khuôn viên 1 ngôi chùa (Phật giáo) cổ kính, tráng lệ, đồ sộ vào bậc nhất nước ta.

Chùa đó có tên gọi tắt là Báo Thiên Tự, gọi đầy đủ là Sùng Khánh Báo Thiên Tự; trong sân chùa có một ngôi bảo tháp cao vòi vọi (12 tầng), cao đến mức bóng tháp soi xuống mặt nước hồ Hoàn Kiếm. Tháp này có tên gọi là Đại Thắng Tư Thiên Tháp, gọi tắt là Báo Thiên Tháp.

Báo Thiên Tự được khởi công xây dựng từ năm 1056 (đời vua Lý Thánh Tông), đúc 1 quả đại hồng chung nặng đến 1 vạn 2 ngàn cân (7260 kg). Báo Thiên Tháp có chóp làm bằng đồng, được xây dựng 1 năm sau khi xây dựng xong chùa.

Trong chùa và tháp có rất nhiều vật hạng bằng đồng như tượng Phật, thiền trượng, giới đao hộ pháp nhà Phật…cho nên năm 1427, khi quân Minh xâm lược bị vây khốn trong thành Đông Quan (tức Hà Nội), chúng cố thủ để chờ quân tiếp viện, đã đến chùa cướp phá tàn bạo: tốc chóp tháp đồng, nấu chảy đại hồng chung và tất cả những gì bằng đồng, bằng kim loại để làm vũ khí (đúc súng) chống lại quân Việt Nam của Lê Lợi - Nguyễn Trãi mãi cho đến khi biết rõ là các đạo quân tiếp viện (Liễu Thăng, Mộc Thạnh) đều đã bị đánh tan cả, mới chịu đầu hàng.

Tuy nhiên, nhà Lê không để chùa bị bỏ hoang, cho trùng tu và đại trùng tu nhiều lần ngôi chùa vẫn giữ vị thế bậc nhất nước ta.

Trong chùa Lý Quốc Sư ngày nay vẫn còn lưu giữ bản gấm thêu sắc tự của đời Cảnh Hưng (tức vua Lê Hiển Tông 1740-1786) về chùa Sùng Khánh Báo Thiên Tự. Trên nền tháp bị phá, đã được tôn cao bằng 1 đàn tràng cũng gần nơi bây giờ là nhà thờ lớn.





Khu vực chùa và tháp Báo Thiên cũ được ước đoán theo các tư liệu lịch sử. Có thể chính điện của Chùa nằm trên nền đất nay là Nhà thờ Lớn và Tòa Tổng giám mục Hà Nội; Tháp Báo Thiên tọa lạc trên khoảng đất thuộc khu vực Tòa khâm sứ cũ. Khuôn viên vườn chùa (Thời Lý - Trần - Lê) kéo dài đến qua khu Chủng viện, Dòng mến Thánh giá ra sát Hồ Gươm



Về lý do diễn biến đổi thay từ chùa và tháp Báo Thiên, 1 trong “Tứ đại khí” hay “Tứ bảo khí” của Việt Nam cổ (tạm dịch là 4 công trình to lớn và quí báu của nước Nam ta) thành ra Nhà Thờ Lớn, Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Hội đồng Giám mục Giáo hội Công giáo Việt Nam và các tu viện Công giáo xung quanh đó ngày nay, thì dò theo các quyển sách lịch sử đáng tin cậy như Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Hà Thành thất thủ chính khí ca (khuyết danh) - bản trường ca về việc Hà Nội bị Pháp đánh chiếm lần thứ 2 (Nguyễn Hoàng Viên: Hoàng Diệu 1829-1882, NXB Đà Nẵng 2001, trang 54-66),Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim; Từ điển địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam của Nguyễn văn Tân, NXB Văn hóa Thông tin , Hà Nội 1998; Từ điển đường phố Hà Nội - NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2000; Công giáo Việt Nam sau quá trình 50 năm -Công giáo và Dân tộc, xuân 1996, Thành phố Hồ Chí Minh ; Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long -NXB văn hóa thông tin, Thời báo kinh tế Việt Nam, tập I, 2007… tôi suy ra những kết luận chuẩn xác như sau:

Số là sau khi được triều đình Huế chính thức nhượng 3 tỉnh miền Đông (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) theo hòa ước 1862 (Nhâm Tuất), đến 1867 (Đinh Mão) quân Pháp lại chiếm luôn 1 cách dễ dàng cả 3 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên) nữa, soái phủ Sài-gòn có ý định chiếm nốt xứ Bắc Kỳ, để thiết lập vững chắc nền đô hộ của Pháp ở Viễn Đông.

Đô đốc Dupré viết thư sang Pháp:

Pháp sử dụng hòa ước 1862 như 1 công cụ “tàm thực” (tằm ăn dâu) thần hiệu: “… Đạo Thiên Chúa được tự do truyền giáo … Người Pháp và người Tây Ban Nha được quyền mở 3 hải cảng Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên và tự do đi lại buôn bán trong nước ta…” (Phan Trần Chúc: Nguyễn Tri Phương, NXB Chính Ký, Sài-gòn 1944, trang 87)“Xứ Bắc Kỳ rất giàu và nối liền với nước Tàu. Đó là nơi để các tỉnh phì nhiêu Tây Nam xứ Trung Hoa tải sản vật sang cho ta. Việc chiếm cứ xứ này là vấn đề sinh tồn cho tương lai cuộc đô hộ của ta ở Viễn Đông”. (Phan Trần Chúc: Nguyễn Tri Phương . NXB Chính Ký, Sài-gòn 1944, trang 117)

Năm 1871, có 1 thương gia người Pháp tên là Jean Dupuis đi tìm 1 con đường sông ở Bắc Kỳ giao thông với tỉnh Vân Nam của Tàu. J.Dupuis mộ lính Tàu và tập họp 1 băng đầu trộm đuôi cướp về đóng tại Hà Nội .

Quan ta không có quyền đuổi họ đi, bèn tâu về triều, xin phản kháng với đô đốc thống lĩnh xứ Nam Kỳ. Nhưng đô đốc Dupré chỉ 1 mực bênh vực Dupuis.

Tháng 5-1873, quan ta bắt giam đồ đảng người Nam và người người Tàu của Dupuis, thì Dupuis bảo sẽ dùng vũ lực phá nhà ngục, đánh tháo cho những kẻ bị bắt giam. Dupuis lại đòi mua muối, củi để tàu của mình dùng, nhưng quan ta không chịu, khiến tình hình càng hết sức căng thẳng.

Thuở ấy, Nguyễn Tri Phương được vua Tự Đức bổ nhiệm chức Bắc Kỳ Khâm mạng tuyền sát đổng sức đại thần (kinh lược sứ Bắc Kỳ), điều quân từ Sơn Tây về giữ thành Hà Nội.

Đáp lại thư phản kháng của triều đình Huế, soái phủ Sài-gòn còn giúp thêm cho J.Dupuis 3 vạn quan tiền.

Ngày 27-7-1873, Dupré đánh điện tín về bộ Hải quân:

Xứ Bắc Kỳ đã mở cửa thông thương nhờ công của Dupuis. Việc này có ảnh hưởng lớn đến thương mại của Anh, Đức, Mỹ. Ta cần phải chiếm xứ này trước, đừng để bọn giặc Tàu hay người Tây phương khác chiếm. Như thế ta sẽ đem lại cho nước Pháp 1 con đường buôn bán độc quyền. Tôi không xin thêm viện binh. Tôi sẽ đem quân lực sẵn có đi đánh. Sự thành công rất chắc chắn”. (Phan Trần Chúc: Nguyễn Tri Phương, NXB Chính Ký, Sài-gòn 1944, trang 119).

Soái phủ Sài-gòn truyền lệnh cho trung tá Francis Garnier mang 1 tiểu đội chiến thuyền ra Bắc Hà trước để điều tra vụ Dupuis, sau buộc triều đình Huế mở rộng xứ Bắc Kỳ cho người Pháp buôn bán. Ngày 17-9-1873, F.Garnier rời bến Sài-gòn và đến ngày 5-11, đem quân đến Hà Nội .

F.Garnier vừa mới gặp Nguyễn Tri Phương đã khiêu khích rất hách dịch, đòi đóng quân ngay trong hoàng thành, bắt buộc các địa phương phải để cho người Pháp thông thương trên toàn cõi Bắc Kỳ, nhưng Nguyễn Tri Phương cự tuyệt, lý do là vì chưa có lệnh triều đình. Thực sự Francis Garnier khiêu khích để châm ngòi cuộc chiến tranh:

Tôi nhất định đánh. Tôi sẽ đem 180 quân bản bộ hạ thành Hà Nội và bắt Nguyễn Tri Phương giải về Nam, làm tù binh” (Thư của Francis Garnier gởi về Soái phủ Sài-gòn cho Đô đốc Dupré ngày 10-11-1873).

Ngày 20-11-1873, đúng 6h sáng, Francis Garnier truyền lệnh hạ thành Hà Nội. Đại bác ta trên thành bắn ra không có tác dụng gì cả, đạn lướt qua đầu quân Pháp và rớt xuống cả mặt đất phía sau. Quân ta trong lúc hoảng hốt, quăng xuống vô số đá to, đá nhỏ mà chẳng trúng tên quân Pháp nào. Một đại bác của Pháp bắn vỡ cửa Đông, quân Pháp ào tới, ập vào thành. Đến 7h, cờ Pháp bay trên vọng lâu trung ương thành Hà Nội. Phò mã Nguyễn Lâm tử trận. Nguyễn Tri Phương trúng đạn bị thương nặng ở đùi, bị Francis Garnier bắt được. Francis Garnier phái các bác sĩ đến băng bó vết thương, đổ cháo và thuốc vào miệng ông để ông mau phục sức. Nhưng Nguyễn Tri Phương dứt cả băng bó, phun cháo và thuốc ra, nhất quyết tuyệt thực cho đến chết. Francis Garnier đem thông ngôn đến ngồi bên giường ôn tồn an ủi. Nguyễn Tri Phương thản nhiên đáp:

Làm tướng phải chết và chết ở trận tiền không phải là cái chết nhục nhã” (Phan Trần Chúc: Nguyễn Tri Phương, NXB Chính Ký, Sài-gòn 1944, trang123)

Ngày 20-12-1873, Nguyễn Tri Phương trút hơi thở cuối cùng, thọ 74 tuổi (1799-1873).

Francis Garnier lúc ấy đóng quân ở Trường Thi đem toàn bộ ngôi chùa Sùng Khánh Báo Thiên Tự ở gần đó giao cho người thông ngôn của mình là Giám Mục Puginier làm nhà ở và nơi làm việc tạm thời. Giám Mục cho cất thêm mấy gian nhà gỗ trong khuôn viên chùa, còn Tòa Giám Mục thì vẫn đặt tại Sở Kiện. Trong mấy năm sau đó, tình trạng này vẫn không thay đổi vì chỉ đến ngày 21-12-1873 thì Francis Garnier bị quân Cờ Đen phục kích giết chết, quân Pháp rút về Nam, giao Hà Nội lại cho triều đình Huế cai quản theo hòa ước 1874 (Giáp Tuất).

Mãi cho đến 9 năm sau, Soái phủ Sài-gòn mới cử Henri Riviere ra đánh chiếm Hà Nội lần thứ 2 (1882-Nhâm Ngọ). Lần này thì Tổng đốc Hà Ninh là Hoàng Diệu (trọng trấn từ 1879) quá phẩn uất trước cảnh vua và triều đình bạc nhược chủ hòa, không quyết tâm phòng bị, còn các quan chức kế cận mình thì hèn nhát bỏ trốn trước giờ lâm trận, thậm chí phản bội đầu hàng, cho nên sau khi viết xong tờ di biểu, ông đã treo cổ tự tử trên cây ổi ở miếu Công Thần trg Hành Cung Kính Thiên.

Sau khi chiếm được Hà Nội, Henri Riviere sai phá hủy các cổng thành và nhiều đoạn tường thành, vần hết đại bác trên thành ném xuống hào. Các chùa miếu quanh thành đều bị phá phách, xô sập tất cả, 1 mặt để lấy gỗ gạch làm công sự, mặt khác là để thực hiện chủ trương triệt hạ nền văn hóa cổ truyền bản địa và độc tôn Thiên Chúa giáo mà thực dân Pháp vẫn được Vatican tuyên dương là Trưởng Nữ của Giáo hội. Cũng chính trong thời điểm này, Báo Thiên Tự bị phá hủy hoàn toàn và biến mất trên bản đồ Hà Nội.

Năm 1884, hàng ước Patenotre được ký kết, triều đình Nguyễn chấp nhận Pháp bảo hộ và chia Việt Nam thành 3 kỳ: Nam Kỳ là xứ thuộc địa (colonie) của Pháp, Bắc Kỳ là xứ bảo hộ (protectorat) của Pháp, Trung Kỳ được gọi là Đế chế An Nam (Empire d'An Nam) – sự thật thì cả ba kỳ đều chung 1 chế độ lệ thuộc, ngay trong đế chế An Nam thì vua mặc dù có những vị vua yêu nước muốn khôi phục độc lập chủ quyền cho Dân tộc, nhưng cuối cùng phải bị bắt bị đày, bởi “vua thì còn đó, nước thì không “, triều đình quan lại thì mặc dù cũng có những ông quan tận trung báo quốc nhưng cuối cùng phải bị giết bị tù bởi triều đình quan lại rút cuộc chỉ là con rối trong tay thực dân Pháp mà thôi, Giám Mục Puginier mới cho xây dựng lại bằng những vật liệu kiên cố Nhà Thờ Lớn và các tòa nhà khác của Nhà Chung rồi dời Tòa Giám mục về đây.

Năm 1925, Tòa Thánh Vatican lập Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Việt Nam (Delegue’ Apostolique16 F, Apostolic Delegate E) và trụ sở ban đầu đặt tại Huế, đến năm 1951 mới dời ra Hà Nội và Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh được xây dựng ngay trên khu đất Phố Nhà Chung này. Đến năm 1957, sau khi hiệp định Geneve được ký kết, đất nước Việt Nam tạm thời chia thành 2 miền tập kết quân đội, đợi ngày hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Nhưng chính quyền miền Nam nhất định không chịu hiệp thương tổng tuyển cử, Tòa Thánh Vatican thì nhất quyết không thừa nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên chuyển Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh vào Nam (Sài-gòn) là nơi mà Tòa Thánh công nhận là “đại diện duy nhất” (!) cho nước Việt Nam…

* * *

Tái bút: Noel 2007, hàng trăm thanh niên Công giáo Hà Nội đã xông vào địa chỉ 42 phố Nhà Chung đang là trụ sở của Phòng Văn hóa Thông tin, Nhà Văn hóa & Trung tâm Văn hóa Thể thao quận Hoàn Kiếm, phát hàng vạn tờ truyền đơn đòi Nhà nước phải trả lại cho Tòa Tổng Giám Mục khu đất ở địa chỉ này mà họ cho là của Tòa Khâm sứ (cũ).

Họ trưng ra 1 bức thư của người đại diện Tòa Thánh Vatican khi rời Hà Nội vào Sài-gòn năm 1959 cám ơn Tòa Giám Mục Hà Nội đã cho mượn đất để xây dựng Tòa Khâm sứ (cũ).

Tôi không tham gia vào cuộc tranh chấp phức tạp này. Tuy nhiên tôi không thể không ghi lại lịch sử cụ thể của khu đất bao gồm cả địa chỉ 42 và 40 và toàn bộ phố Nhà Chung (hiện nay) trên đó tọa lạc Tòa Khâm sứ (cũ) và Tòa Tổng Giám Mục, Nhà Thờ Lớn Hà Nội và các tu viện, đan viện và các cơ sở Nhà chung khác nữa ở đây, đều nằm trong khuôn viên của ngôi chùa cổ gần 1000 năm và đồ sộ, nguy nga vào bậc nhất nước Nam xưa.

Ngôi chùa ấy đã là nạn nhân cực kỳ đau khổ của quân xâm lược nước ngoài: năm 1426, quân xâm lược Tàu (Vương Thông nhà Minh) đã phá đổ Đại Thắng Tư Thiên Tháp cao 12 tầng và cướp phá nghiêm trọng những vật hạng bằng đồng, bằng kim loại trong chùa để đúc súng, tuy nhiên sau đó nhà Lê đã cho trùng tu, đại trùng tu nhiều lần ngôi chùa sắc tứ này; năm 1873, quân xâm lược Pháp (F.Garnier) lấy ngôi chùa này giao cho Giám Mục Puginier dùng làm nhà ở và chỗ làm việc tạm khi Giám Mục về Hà Nội làm thông ngôn cho F.Garnier, tư lệnh cuộc đánh chiếm Hà Nội lần thứ I; năm 1882, sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ II, quân xâm lược Pháp (H.Riviere) đã xô sập tất cả đền chùa xung quanh Hà Nội để lấy gạch gỗ đá xây dựng công sự; năm 1884, trên khu đất khuôn viên chùa cũ, Giám Mục Puginier cho xây dựng nên Nhà Thờ Lớn và dời Tòa Giám Mục về đây (1887)...

Chùa Sùng Khánh Báo Thiên Tự và Đại Thắng Tư Thiên Tháp (tức Báo Thiên Tháp 12 tầng cao) ngày nay không còn nữa, nhưng chứng tích của nó thì vẫn rành rành ra đó, không có gì để nghi ngờ bàn cãi. Chuyện xảy ra chỉ mới hơn 120 năm, đối với đời người thì có thể nói là dài, nhưng đối với lịch sử thì chẳng là bao năm cả.

Chùa và tháp Báo Thiên gắn liền với truyền thống chống xâm lược của dân tộc ta, với thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, với máu lệ của “những kẻ tôi trung tấm lòng tiết nghĩa rạng cùng tuyết sương” Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.

(Bài viết của Tác giả Lê Quang Vịnh, nguyên Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ)
Cũng gần 1000 năm cụ nhỉ. Mà tính ra nếu tồn tại đến h còn lâu hơn cái gì mới cháy ấy chứ
 

CitroenC4

Xe máy
Biển số
OF-344284
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
51
Động cơ
270,716 Mã lực
Cụ ạ. Cái nhà thờ ấy là của nước Pháp, nó bán vé, nó abc các. kiểu. Lấy tiền đó mua tôm hùm, cua ghẹ, cái gì cao cấp của xứ Việt là nó mua về cho dân nó hưởng.

Của riêng nhà nó, nó khai thác .

Việc gì mà cụ vơ vào bằng cụm từ nhì nhằng là : tài sản của mọi người yêu chuộng cái đẹp và văn minh trên thế giới, nghe chối tai lắm

Nhiều anh còn ko biết nhà thờ tổ tiên của mình ở đâu.Nhưng nghe Pháp cháy nhà thờ thì nhanh lắm.

Ko cực đoan, nhưng thế gian lắm người kì lạ thôi.
Chắc cụ chưa đi thăm nhà thờ Đức Bà rồi, họ cho vào thăm quan thoải mái nhé cụ, không hề bán vé đâu cụ, và khi vào xem cụ sẽ thấy đó là tuyệt tác của cái đẹp, nghệ thuật cụ ah. Cụ thực sự tầm nhìn hạn chế quá
 
Biển số
OF-490270
Ngày cấp bằng
21/2/17
Số km
239
Động cơ
192,485 Mã lực
Em đến đây rồi, thực lòng thì cũng ngưỡng mộ, giờ nó cháy thì cũng tiếc.
Nhưng gì thì gì nó cũng phải rõ ràng, cái công trình này là của người Phớp, đếu phải của nhân loại.
Rõ ràng như cụ thì ai ý kiến gì phỏng cụ
 

tôm mobile

Xe máy
Biển số
OF-506903
Ngày cấp bằng
26/4/17
Số km
91
Động cơ
184,420 Mã lực
Nơi ở
Yên Bái
Tác phẩm "Thằng gù nhà thờ ĐỨC BÀ '' cũng từ đây mà ra
 
Biển số
OF-490270
Ngày cấp bằng
21/2/17
Số km
239
Động cơ
192,485 Mã lực
Đất nước nào cũng từng trải qua nhiều chế độ, hệ tư tưởng khác nhau. Cho đến nay thì nước Pháp hiện đại đang là bạn với Việt Nam.
Tất nhiên chúng ta không quên lịch sử, nhìn vào đó để vươn lên và tránh không lặp lại quá khứ đau buồn đó nữa.
Đế quốc Pháp chết lâu rồi, đừng suốt ngày lôi quá khứ chả liên quan ra để thù hận mù quáng.
Nó vẫn đi gieo văn minh đều thôi cụ
 
Biển số
OF-490270
Ngày cấp bằng
21/2/17
Số km
239
Động cơ
192,485 Mã lực
Bạn bè gì cụ, chơi với nhau vì lợi ích hết.
Cụ thử bảo bạn cụ trả lại những món đồ ăn cướp từ dân Việt xem nó có trả không ;))
Bác nói chuẩn, iem rót rượu bác mà máy ko cho
 

chuyendivesang

Xe buýt
Biển số
OF-350193
Ngày cấp bằng
10/1/15
Số km
859
Động cơ
275,671 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thế cho em hỏi cái này là người Pháp xây? hay người VN xây?
Tiền xây là từ tiền thuế của dân pháp hay là tiền cướp bóc từ cao su tới than ở Việt Nam...
Thời gian đầu xây dựng thuộc địa thì Pháp phải viện trợ dưới hình thức cho vay, cả vật liệu xây dựng cũng phải trở từ Pháp sang. Sau này khai thác thuộc địa có lãi thì tiền lại về Pháp, nếu làm ăn thua lỗ thì lại vay Pháp tiếp ;))
 

Lù Rù

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-565823
Ngày cấp bằng
23/4/18
Số km
1,377
Động cơ
161,100 Mã lực
Ở VN thì đầy thứ 1000 năm đấy, chẳng qua ko tìm hiểu.

Cứ nghĩ phải là Tây mới hay.

cháy nhà thờ Pháp mà nhiều ô khóc như ri.

Trong khi cách đây 60 năm cha ông chúng còn bị 1 thằng Pháp nào đó bạt tai hay lấy roi da ngựa quất vào đít cho quắn đít.

tội nghiệp cho 1 lũ con cháu ẩm ương.

Những tay du học sinh được sướng tí thì bưng bố như nhà thờ tổ nhà nó.
Ah, thấy cụ nói về Nhà thờ tổ, lịch sử...em xin hỏi ngoài lề: Dòng họ nhà cụ có Gia phả không ?
 

vinhthanhloc

Xe buýt
Biển số
OF-373350
Ngày cấp bằng
12/7/15
Số km
624
Động cơ
255,434 Mã lực
Linh hồn nước Pháp đã mất! Con cháu giờ đây phải trả giá cho tội ác cha ông.
Quá tiếc cho 1 công trình kỳ vĩ!
 

phiendasau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-334448
Ngày cấp bằng
12/9/14
Số km
5,110
Động cơ
331,418 Mã lực
Nếu không rung cảm trước giá trị lịch sử và văn hoá, như một phần của cái đẹp thuộc về nhân loại, chắc chả ai hơi đâu người ta viết những dòng này:
Trên trang của Tổng lãnh sự Canada (January 13, 2017): “Tu viện được thành lập tại Thủ Thiêm vào năm 1840, nghĩa là đã ở đó được 177 năm (trong khi Canada vừa bước sang tuổi 150 năm nay).” Câu hỏi của trang này là: Bạn nghĩ có nên phá hủy một di sản còn lâu đời hơn cả Canada?”

https://motthegioi.vn/chuyen-hom-nay-c-155/nha-tho-va-tu-vien-men-thanh-gia-thu-thiem-can-duoc-gin-giu-87466.html


Và có nên cảm ơn, nhờ những tiếng nói dù nhỏ dù to, dù nặng dù nhẹ, mà Sài Gòn mới còn những công trình như thế này:

TP HCM... giữ lại các công trình chính yếu của Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm và Nhà thờ Thủ Thiêm hơn trăm năm tuổi trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2).

Hai công trình tôn giáo này đã tồn tại hơn 100 năm qua. Trong đó Nhà thờ Thủ Thiêm được xây dựng vào năm 1859, còn Tu viện Thủ Thiêm của Dòng Mến Thánh giá có mặt từ năm 1840.

Kiến trúc của Nhà thờ và Tu viện của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm được các nhà nghiên cứu về văn hoá, kiến trúc đánh giá là đặc sắc và là một phần di sản của vùng đất Sài Gòn.

https://vnexpress.net/thoi-su/tp-hcm-giu-lai-dong-men-thanh-gia-va-nha-tho-thu-thiem-3878051.html
Kiến trúc cái lol, a dua thì có. Cái nhà thờ Trà Cổ đẹp mê ly lâu đời hơn cái nhà thờ củ lol này mà giáo dân nó còn đập xây cái mới kìa.
Bên Tây nhà thờ cổ nó đập bét nhè ra kia nó méo lo giữ mắc gì mình đi giữ hộ chúng nó???
 

Ngỗng già

Xe buýt
Biển số
OF-366731
Ngày cấp bằng
14/5/15
Số km
818
Động cơ
264,062 Mã lực
Tất cả những công trình kiến trúc có giá trị lịch sử và văn hoá đều vô giá với cả nhân loại. Thật đáng tiếc.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top