[Funland] Nhà nước yêu cầu không tăng học phí đại học

Phòng và vé

Xe tải
Biển số
OF-747900
Ngày cấp bằng
27/10/20
Số km
272
Động cơ
59,500 Mã lực
Về lâu dài muốn ĐH chất lượng thì phải có mức học phí tương ứng, kiểu muốn chuẩn quốc tế mà học phí chuẩn công lập VN thì không có mấy trường đâu
Nhưng xét đại đa số ĐH công lập của NN hiện có mà tăng học phí cũng không hiểu làm cách nào để tăng chất lượng?
ai từng học ĐH chính quy thì cũng đều biết chất lượng đào tạo cơ sở vật chất nó ntn rồi, được vài trường kỹ thuật còn khó nhằn tí chứ mấy trường khối kinh tế xã hội thì thôi rồi thậm chí nhiều cái còn một mình ta một quan điểm không có cái mà so sánh với nc ngoài
Trước em từng học KTQD và em thấy trình độ giáo viên và chất lượng giảng dạy cực có vấn đề. Chùa thầy thì tràn lan, giáo viên thì có người giải bài ko thiếu 1 chữ và cũng ko thừa 1 chữ nào trong sách. Bọn em thường nói đùa là thế này cần gì giáo viên, cần đọc sách là dc rồi.
Em ko rõ thời nay chất lượng giảng dậy có nâng cao chưa chứ cứ như trước thì quá nản.
 

zaiwaz123

Xe điện
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
4,415
Động cơ
333,102 Mã lực

tunglam2806

Xe tăng
Biển số
OF-823804
Ngày cấp bằng
12/12/22
Số km
1,796
Động cơ
34,144 Mã lực
Vâng, giảng viên chúng em ngáp rồi... chạy xô khám bệnh kiếm tiền chứ ko ngồi đọc tài liệu, viết bài dạy học nữa, giờ giảng bị cắt xén, ném cho đám trẻ lơ ngơ...
Dạy phọt c ứt tháng dc 10tr ko cụ? Mà thôi đa phần gv đi dạy vì đam mê cần éo j tiền.
 

thanhtran72

Xe tải
Biển số
OF-390537
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
459
Động cơ
238,244 Mã lực

Học phí ngành y giảm từ 24,5tr/năm xuống 14,3tr/năm.

Nếu với mức giảm như thế này mà chất lượng vẫn giữ nguyên thì nên tặng giải Nobel kinh tế cho các nhà quản lý.
 

psy

Xe buýt
Biển số
OF-194729
Ngày cấp bằng
19/5/13
Số km
682
Động cơ
335,479 Mã lực
Giáo dục và khoa học là những lĩnh vực mà việc đầu tư không chỉ dựa trên cung cầu của thị trường, vì như thế rất ngắn hạn. Luật cung cầu đặt ra chỉ để nó không sa vào huyền huyễn hay quan liêu. Còn thì nó phải được đầu tư theo dạng đầu tư cơ bản. Ở bậc đại học, 2 cái này gắn với nhau trong cùng một cấu trúc tổ chức để đảm bảo hiệu suất. Nhưng với từng cá nhân thì 2 lĩnh vực này vẫn có độ cách biệt, nên trong tổ chức, ở đây chủ yếu là các trường đại học, thì vẫn phải tạo các nhóm (bộ môn, viện, trung tâm...) cho các cá nhân phát triển năng lực của mình (dạy học- nghiên cứu), vì mỗi người sẽ làm tốt cái này hơn cái kia... Tuy nhiên, hiện nay chúng ta lại cứ cho rằng 2 năng lực này tất yếu là đồng đều nhau ở tất cả mọi người, là sai, cũng như cho rằng học sinh phổ thông phải lên lớp 100%, thậm chí gần như 100% học sinh giỏi. Còn việc mỉa mai các giảng viên hay nghiên cứu viên về việc làm vì đam mê, thì cũng nên xem xét cẩn thận bởi vì điều này luôn có thật. Rất nhiều những người làm việc lặng thầm như vậy mà em biết, bởi vì để 1 phát minh thành công, có biết bao tri thức nhân loại được xây dựng trước đó. Các cụ cứ xem ví dụ về thành công của vaccine covid đó. Mất mấy chục năm lặng thầm để vụt sáng, rồi sau đó hết dịch, công nghệ lại rút về lặng thầm để xem xét ứng dụng sang các bệnh lý khác...
 

lovecarhpqn

Xe điện
Biển số
OF-470778
Ngày cấp bằng
16/11/16
Số km
3,079
Động cơ
248,268 Mã lực
Tuổi
48
Giáo dục là thứ hiếm hoi còn sót lại trong nền kinh tế thị trường có thể đảm bảo cơ hội được học tập thay đổi cuộc đời cho dân nghèo nên em ủng hộ.

Hôm 20/12, Chính phủ ban hành Nghị quyết 165, yêu cầu các địa phương, cơ sở giáo dục đại học giữ ổn định mức thu học phí năm học này như năm học 2021-2022, nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên, gia đình thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn, bình ổn giá, kiểm soát lạm phát.

"Chắc chắn nguồn thu của trường sẽ giảm khi giữ nguyên học phí như năm ngoái. Trường phải xem xét lại các khoản đầu tư chưa cần thiết và chi tiêu tiết kiệm hơn để đảm bảo tài chính cho các đề án đổi mới trọng điểm", ông Nguyễn Anh Vũ, trường Đại học Ngân hàng TP HCM, nhận định.


Sau yêu cầu không tăng học phí từ Chính phủ, hàng loạt trường đại học thông báo trả lại sinh viên tiền học phí chênh lệch do đã thu theo mức mới, cao nhất đến 24 triệu đồng một năm.
Bây giờ các trường đh đang tự chủ về kinh tế rồi mà vẫn bắt đc ạ, muốn đào tạo được đội ngũ sv chất lượng cao ra trường là làm việc đc luôn thì nên bỏ những môn học vô bổ đi, thời gian học lý thuyết // với thực hành thực tế tại các cty, cơ sở sx . Có thế thôi mà bao nhiêu năm rồi ko làm đc
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,070
Động cơ
67,519 Mã lực
:( Các cụ cứ mong giáo dục thành món hàng rẻ tiền là sao. Ở đời làm gì có thứ nào rẻ mà tốt đâu.
 

Niceday2022

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-814655
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
399
Động cơ
13,849 Mã lực
Đúng là một vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều cụ, mợ, đấy là tín hiệu khá tích cực. Ở đây một số cụ, mợ có nêu mấy vấn đề có liên quan nhưng thực ra là mức độ và quy mô khác nhau. Em có vài ý kiến thế này:
1. Theo số liệu 2021 thì nước ta có 237 cơ sở giáo dục đại học (172 công lập với khoảng 1.450.000 người học và 65 ngoài công lập với khoảng 330.000 người học), như thế có thể thấy mặc dù về số lượng thì cơ sở đại học ngoài công lập chiếm tỷ lệ không quá ít, nhưng số người học thì ít hơn rất nhiều. Ở đây có nhiều lý do, trong đó có ảnh hưởng bởi sự phân bố ngành học và mức chi phí (học phí). Hầu hết (nếu không muốn nói là tất cả) các trường đại học ngoài công lập chỉ tập trung đào tạo một số ngành "hot" trong thời gian ngắn hạn, chứ không tham gia đào tạo các ngành mà xã hội tại thời điểm này ít quan tâm hơn, như một số ngành kỹ thuật, nhiều ngành xã hội,... (em nhấn mạnh "tại thời điểm này", có thể tính bằng 10-15 năm, nhưng sau thời gian này, rất có thể xã hội sẽ lại cần nguồn nhân lực trình độ cao ở lĩnh vực đó). Lý do này dễ hiểu từ sự đầu tư ngắn hạn của khối ngoài công lập, áp lực lợi nhuận,...
Đây là nội dung điều hành, quản lý, nhìn xa, nhìn trước của Nhà nước đối với khối trường đại học công lập. Cần có sự tính toán, đặt hàng, đi trước để đảm bảo 10 năm sau đất nước không bị động với nguồn nhân lực trình độ cao.
2. Về chuyện tự chủ đại học thì có nhiều chuyện để bàn, để nói. Trong tổng số 237, mới có 23 cơ sở GD đại học thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết 77, hiểu là thí điểm thực hiện tự chủ.
Bản thân nội hàm tự chủ đại học bao gồm rất nhiều khía cạnh, ít nhất là có 16 mảng việc tự chủ, trong đó tự chủ về nguồn thu chỉ là 1 mà thôi. Vì thế tự chủ đại học là vấn đề rất rộng, mà trong đó tự chủ nguồn thu chỉ là một mảng nhỏ, trong tự chủ nguồn thu thì tự chủ mức học phí lại là mảng nhỏ nữa...
Nói vậy để thống nhất với nhau rằng chuyện mức học phí là quan trọng, nhưng đừng đánh đồng điều này với "tự chủ nguồn thu", càng chưa đến mức "tự chủ tài chính" và chỉ là một mảng nhỏ trong cả vấn đề "tự chủ đại học".
3. Đồng ý với ý kiến của một số cụ, mợ rằng "tài chính" có ý nghĩa lớn đối với chất lượng đào tạo. Khi ra sân chơi sòng phẳng của thế giới, ta cần chấp nhận các điều kiện chung, mà ở đó việc "động viên", "ý chí", "đóng góp mà không đòi hỏi đãi ngộ tương xứng" sẽ không thể là động lực cho sự phát triển bền vững.
Việc đầu tư xứng đáng cho giáo dục nói chung, đào tạo đại học nói riêng là việc lớn của đất nước, cần có chính sách đúng, kế sách tốt và thể hiện bằng con số cụ thể, chứ cứ chỉ là 0.x phần trăm của ngân sách thì cơ bản sẽ chỉ là hô khẩu hiệu.
Nhiều phép so sánh là khập khiễng, mức nhu cầu-yêu cầu tại từng nước khác nhau, vì thế mức đầu tư ở ta và ở các nước phát triển khác nhau, nhưng khi chênh lệch đầu tư lớn đến con số hàng chục, hàng trăm lần thì không thể có chất lượng tương đương được.
Sự đầu tư này phải đến từ đặt hàng của Nhà nước, từ yêu cầu thực tế của doanh nghiệp,... chứ không thể và không nên trông chờ vào học phí.
4. Việc dừng tăng học phí đại học trong năm học này, theo em là phù hợp, khi chúng ta vừa trải qua đại dịch, kinh tế đang phục hồi dần dần. Sự chia sẻ này là cần thiết, chứ không chỉ mang tính dân túy như có cụ, mợ kết luận.
Với việc không tăng học phí trong năm nay, nhưng có thể tăng trong các năm tới, các trường đại học không quá bị hao hụt khoản thu từ học phí. Ở khía cạnh khác, các trường đại học phải có kế hoạch để chi tiêu hiệu quả hơn, đồng thời có kế hoạch tăng chất lượng đào tạo, đầu tư cho con người, đầu tư cơ sở vật chất,...ít nhất là tương ứng với mức tăng học phí trong những năm tới.
5. Trong 10 năm vừa qua, giáo dục đại học của ta có nhiều nốt lặng, cũng có không ít điểm sáng. Nhưng nếu cứ trông chờ vào học phí thì khó phát triển lắm...
Ông bà nào thích học phí cao thì cứ việc vào trường tư. Những trường công lập còn lại đề nghị nhà nước rót ngân sách và cấm tăng học phí phi mã.

Mời các cụ "học phí cao" cho con vào vin phét, fpt... hay du học....học cho ló chất.

Con cháu các cụ nông dân xin được học trường lởm như Ngoại thương, kinh tế, bách khoa, Y dược ...thôi :))

Thế nhỉ ;))
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,070
Động cơ
67,519 Mã lực
Ông bà nào thích học phí cao thì cứ việc vào trường tư. Những trường công lập còn lại đề nghị nhà nước rót ngân sách và cấm tăng học phí phi mã.

Mời các cụ "học phí cao" cho con vào vin phét, fpt... hay du học....học cho ló chất.

Con cháu các cụ nông dân xin được học trường lởm như Ngoại thương, kinh tế, bách khoa, Y dược ...thôi :))

Thế nhỉ ;))
Thế giáo viên trong mấy trường KT, BK sống bằng gì cụ. Cơ sở vật chất đầu tư lấy đâu ra ạ.
 

haianh-electric

Xe tải
Biển số
OF-72386
Ngày cấp bằng
8/9/10
Số km
448
Động cơ
429,394 Mã lực
Nơi ở
KĐT Xa La, Hà Đông, Hà Nội
h học theo tín chỉ, cứ trượt là học lại từ đầu, lại đóng học phí. cần j phải tăng.:D
 

Niceday2022

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-814655
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
399
Động cơ
13,849 Mã lực
Thế giáo viên trong mấy trường KT, BK sống bằng gì cụ. Cơ sở vật chất đầu tư lấy đâu ra ạ.
Cụ ko phải lo thay cho họ đâu. Để thời gian tự lo cho gia đình cụ thì hơn.

Cụ chắc gì đã giàu = 1 góc của giáo viên Ngoại thương, Bách khoa. Đừng dạy họ kiếm tiền, họ dạy lại cụ đó :))
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,218
Động cơ
284,599 Mã lực
Tiền thì cứ tung ra, đất đai thì mấy năm nay tăng bằng lần, tất cả mọi thứ đều tăng giá, đến cả mì tôm, rau củ cũng tăng khoảng 20-30% trong năm qua. Về quê thấy nhà nào cũng nói chuyện tỉ tỉ, tài sản tăng ầm ầm.

Nhưng mỗi khi tăng học phí khoảng 5%, thì SV lên confession kêu ầm ĩ, cả XH lại rên rỉ.....
Hình như giáo dục là nơi không được phép tăng giá theo mọi thứ, kể cả khi đồng tiền mất giá? Nhà trường và giáo viên là nơi phải chịu trách nhiệm hỗ trợ toàn XH?

Ngoài ra, các trường ĐH còn phải chịu trách nhiệm về chất lượng nữa. XH lúc nào cũng kêu gào rằng các trường đào tạo không đủ chất lượng, rồi so sánh với các trường quốc tế này nọ... Nhưng nếu với chi phí ở VN khoảng 500-1000$/năm mà đòi ngang với 20-40k/năm thì cả thế giới đã đổ sang VN học.
Tăng hp mà tăng chất lượng đào tạo thì dc, rồi ra trường tăng dc lương cơ. Toàn dạy đâu đâu, h học phí rồi ăn ở chi phí 1 tháng bn, ra đi làm khéo dc 1 góc
Sao các cụ mất niềm tin thế nhie? Em thấy chất lượng các trường tốp trên như Bách Khoa Kinh tế xây dựng kiến trúc đều tốt. Công ty em 90% bách Khoa phần còn lại là KHTN nhưng cạnh tranh ngang ngửa với cả khu vực, nhiều người đang làm ở Vn lên vùng hoặc sáng nước khác làm quản Lý trong cùng công ty.

Các bạn đầu 9x khối công nghệ, kỹ thuật mà em tiếp xúc thì em thấy đều ổn. Xét cho cùng , quan trọng là đào tạo căn bản, cái gốc để tư duy và cho các bạn thói quen tự học tự tìm hiểu chứ làm gì có nước nào dạy đúng cái công việc đó, chỉ là kiến thức cơ bản, rộng để sinh viên ra trường dùng kiến thức đó để dùng cho công việc thôi và thường công việc sẽ hẹp hơn nhiều.

Quan trọng là các bạn tự học, tự bồi dưỡng kỹ năng, chăm chỉ, tự thích nghi và tụ trau dồi, à cả dùng não suy nghĩ thay vì chỉ chờ sẵn nữa.

Đợt rồi em tìm hiểu Đại học FPT thấy trên mạng các bạn sinh viên toàn chê, Lý do, “mạng wifi chậm, trường tầng ba không có thang máy, leo đã muốn chết, h lại cho học tầng 6 mà cũng ko có thang máy thi chết chứ sao chịu nổi”???
 

77665508

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-160815
Ngày cấp bằng
15/10/12
Số km
2,267
Động cơ
364,404 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lãnh đạo dân túy, kém. Nên nhớ 1tr đồng của năm nay nó khác 1tr đồng của 2,3 năm trước. Vậy nên, k tăng tức là giảm.
 
Biển số
OF-814996
Ngày cấp bằng
29/6/22
Số km
1,723
Động cơ
72,283 Mã lực
ac e tưởng đại học và các trường đại học tự chủ từ nâu rồi sao mà NN can thiệp được.
 

thanhtran72

Xe tải
Biển số
OF-390537
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
459
Động cơ
238,244 Mã lực

Năm nay thu nhập người lao động tăng đến 16%. Tất nhiên là giá cả cũng tăng theo. Trong khi đó học phí cắt giảm. Không hiểu IQ cow có thấy sự bất hợp lý này không?
 

zinhaicau

Xe điện
Biển số
OF-29884
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
3,395
Động cơ
381,261 Mã lực
Ko cho tăng cả học phí MN- TH-THCS và THPT các cụ ạ. Ko riêng gì ĐH.
 

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,790
Động cơ
460,643 Mã lực
nói cứ như không có ai quen người làm giảng viên ấy nhỉ. Giảng viên trg y lương trg cấp gồm lương cứng và phụ cấp đã 20tr cộng thêm làm thêm(mở spa ngoài) mà 2vc làm y e biết thu nhập cả trăm triệu. Giảng viên trg khối kinh tế 17-18tr gồm lương cứng và phụ cấp, giảng viên có hiểu biết người ta còn nhờ cố vấn….
Tay giám đốc đhqg phát biểu rằng sẽ học bổng cho sv nghèo nhưng ng ta học 1 năm mới có học bổng hay vào đã có học bổng, học bổng theo năm hay học bổng toand bộ thời gian. Năm sau ko đc học bổng thì nghỉ à?
Ngành y khép kín nên itd người biết về thuốc thang chứ đại học thì đầy người từng là sv. Đừng có nói bậy. Lợi ích nhóm của bgd là các trg đh, trg nghề về bộ lđtbxh cái bị ép đủ thứ, trg nghề là đứa con bị bỏ đi của bgd mà. Đh gì như đh quốc gia bày ra dạy nghề tranh cướp sv. Còn mở khảo thí để kiếm tiền nữa chứ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top