[Funland] Nhà nhà làm máy thở?

Long921

Xe tăng
Biển số
OF-449047
Ngày cấp bằng
28/8/16
Số km
1,403
Động cơ
217,721 Mã lực
Tuổi
32
BKAV của anh Quảng cũng đang làm hay sao í
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,449
Động cơ
22,584 Mã lực
Ko những máy thở mà các thiết bị máy mọc phục vụ y tế khác phải sx trong nước hết... Thì mới yên tâm chứ nhập hoài vừa mất USD mà lúc có dịch thành ra bị động.
 

Patriots

Xe cút kít
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
16,882
Động cơ
493,311 Mã lực
Đúng là máy thở xâm lấn cần cho nhiều trường hợp khác. Nhưng 1 triệu máy thì nhiều quá! Lãng phí.
Đúng thật ở VN chưa chắc đã có 1 triệu giường bệnh nói chung chứ đừng nói đến 1 triệu ICU. Có phải mỗi máy thở đâu, nó phải có hạ tầng kèm theo nữa
 

limoux

Xe buýt
Biển số
OF-710490
Ngày cấp bằng
15/12/19
Số km
693
Động cơ
94,582 Mã lực
Đấy, cái gọi là "sản xuất" của họ thực ra là lắp ráp có bảo kê chứ không thể gọi là "sản xuất" đúng nghĩa.

Có khi lắp xong còn không hiểu cái máy hoạt động như thế nào.
Kụ cứ vui tính ...
Thứ 1: Cái máy thở nó không quá phức tạp với các Cty SX xe hơi và các Cty công nghệ ( dĩ nhiên đối với kụ nó sẽ rất phức tạp)
Thú 2: GM, Ford, Tesla, với cả các đội đua F1 mà kụ lại phán " Có khi lắp xong còn không hiểu cái máy hoạt động như thế nào " ?! :D
Thứ 3: Với dòng sản phẩm đã được mua bản quyền sản xuất, việc lắp ráp hay sản xuất ngày nay là 1 khái niệm với ranh giới mờ nhạt vô cùng, hôm nay tôi lắp ráp...ngày mai tôi sản xuất ( khi tôi hội đủ năng lực và sản xuất nội địa được các compoments của sản phẩm đó )
 

sauphich

Xe tải
Biển số
OF-497213
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
429
Động cơ
192,479 Mã lực
Tuổi
34
Thì lại tòi ra cái chuyện thế này… các chuyên gia otofun suy ngẫm thử.

Good news: We might not need as many ventilators as we thought we might.

Bad news is that we did not know this earlier.

Một trong những điều được projected trong cái đại dịch này là số lượng bệnh nhân tăng đột biến sẽ dẫn đến sự thiếu hụt phòng chăm sóc tích cực, cụ thể là cái máy thở, và do đó tỉ lệ tử vong sẽ tăng đột biến. Thực tế đây có thể coi là nguyên nhân chính dẫn đến những biện pháp lockdown với hàng trăm triệu người đã mất việc, khả năng khủng hoảng toàn cầu gần như chắc chắn.

Tuy vậy bây giờ các bác sĩ trên tuyến đầu lại bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu cái máy trợ thở (loại invasive) lại chưa chắc đã giúp bệnh nhân mà có khi còn có hại hơn. Tức là có khi ta không cần nhiều máy thở (again, loại invasive) làm gì. Đằng nào thì các nghiên cứu trong phạm vi nhỏ ở Mỹ, Ý và Vũ Hán đều chỉ ra là bệnh nhân Covid-19 on mechanical ventilators đa số đều chết (>80%).

Vắn tắt cái cách hiểu của mình về mấy cái máy trợ thở.

Loại noninvasive: Thủ thuật đơn giản, úp cái mặt nạ thở vào miệng để bơm oxy hay không khí vào, bệnh nhân tỉnh táo tự thở được.

Invasive/Mechanical ventilators: Luồn 1 cái ống xuống sâu trong phổi, đúng ở đoạn giữa 2 cuống phổi trái và phải. Cố định vị trí ống rồi bơm oxy vào đấy, hút CO2 ra. Bệnh nhân cần phải được gây mê ngủ. Loại này dùng cho những người phổi đã rất yếu, ko tự thở được... nồng độ oxy trong máu xuống đến mức nguy hiểm dẫn đến hỏng các cơ quan nội tạng khác. Đây theo mình hiểu chính là cái “máy thở” mà hay nói bị thiếu.

“Máy thở” này nó khó ko phải là làm, mà là extensive test để bảo đảm nó chạy ổn định vì bệnh nhân ở giai đoạn này ko tự thở được nữa.

ECMO: Cái này thì còn kinh nữa, đại khái là ko phải đưa trực tiếp oxygen vào phổi nữa mà vào thẳng máu, bằng cách hút máu ra, đưa máu tuần hoàn qua một cái bơm dạng như phổi nhân tạo rồi cho oxy vào đấy, rồi lại bơm thẳng vào tim.

Vấn đề là bây giờ các bác sĩ quan sát thấy triệu chứng của bệnh nhân Covid-19 là có nồng độ oxy trong máu thấp, nhưng phổi lại vẫn có vẻ hoạt động được. Thường thì ở bệnh nhân viêm phổi nặng nếu nồng độ oxy thấp tức là phổi đã tổn thương rất nặng, đằng này thì không... điều này gợi ý là kể cả với nồng độ oxy trong máu thấp thì vẫn có thể giúp phổi tự thở bằng biện pháp nhẹ nhàng hơn (noninvasive ventilator). Đây là trường hợp tương tự máy bay ở độ cao 30,000f tự dưng mất áp suất, oxy trong máu giảm nhưng phổi vẫn tốt, cho cái mặt nạ vào là lại ok.

Hơn nữa, bệnh nhân Covid-19, dưới ảnh hưởng của hệ miễn dịch tấn công virus, có nhiều dịch nhày màu vàng trong phổi. Dịch này cản trở oxy đến máu. Khi bệnh nhân càng nặng, tăng lượng khí oxy bơm vào phổi ko những ko đưa đc oxy đến máu mà lại tạo áp suất gây chấn thương thêm phổi.

Nói tóm lại là các nghiên cứu (đây là từ frontline healthcare workers, có bài báo chỉ đơn giản là cái thư của mấy bác sĩ gửi lên phân tích hiện tượng và có cái đồ thị độ 30 bệnh nhân) bước đầu cho thấy là ko nhất thiết phải đưa ống vào phổi bệnh nhân có biểu hiện nặng ngay. Lý luận của bác sĩ ở đây là để bảo đảm nếu bệnh nhân diễn biến xấu thì đã có ống đặt kịp thời, nhưng thực tế phần lớn bệnh nhân Covid-19 đều chết sau khi thở máy kiểu này...

Mặc dù vậy cái này nó có ưu điểm là tạo thành hệ kín. Khí CO2 được hút ra theo ống đi vào máy, ko tạo aerosol có chứa virus trong không khí gây lây nhiễm và do đó bớt nguy hiểm hơn cho bác sĩ. Tuy vậy, nó có thể ko giúp gì nhiều (phần lớn bệnh nhân Covid-19 mà phải dùng món này là chết) và có thể còn có hại. Vậy nên có cần phải lo thiếu nó?

Còn thêm một điều nữa là gần đây có một bài báo trên Medium đưa ra khả năng chúng ta đã chữa Covid-19 sai cách, tức là ko nên dùng mechanical ventilator. Bài này đọc rất hay và logic nhưng vì thông tin ko chính thống nên chỉ để link đây. Nôm na là virus nó ko tấn công phổi mà làm cho hemoglobin trong hồng cầu mất khả năng lấy oxy từ phổi và đưa đến các cơ quan khác, trong quá trình tấn công hồng cầu thì nó lại giải phóng các ion sắt sau đó dẫn đến oxy hoá và tổn thương phổi. Do đó triệu chứng khá phù hợp với quan sát của các bác sĩ ở trên (mất oxy trong máu nhưng phổi vẫn hoạt động).


Chính thống hơn thì có bài này, chưa biết đang review ở đâu nhưng đăng online trên chemrxiv, nội dung tương tự. Nó cũng giải thích tại sao thuốc chữa sốt rét (chloroquine phosphate) có tác dụng chữa Covid-19. Bản chất là CP có thể bind vào cái protein của virus dùng để tấn công hemoglobin, nên vô hiệu hoá được nó... nói chung hiện tại vẫn là off-label use nhưng kết hợp với quan sát mới nhất về ventilator effectiveness thì có cơ sở khá rõ.


Còn cái việc dùng ventilator có hiệu quả hay ko thì ở link này, là trang tin về y học rất uy tín của Mỹ và là đấu trường tranh cãi của nhiều giáo sư bác sĩ danh tiếng bậc nhất trên thế giới. Ở cái thời buổi nhốn nháo với machine learning đằng sau để feed cho bạn “cái mà bạn muốn đọc” thì uy tín của publication venue là rất quan trọng.


Nói chung chỉ muốn nói Covid-19 thực tế nó là một vấn đề mới, bác sĩ thực ra cũng rất hoang mang và thử nghiệm đủ thứ thôi chứ cũng biết đúng sai thế nào.

Tiền thì cả thế giới bơm phát ra đến cả chục ngàn tỉ $, GDP sinh ra đối trọng lại thì chưa biết cụ thể sẽ là cái gì. Có cái đám máy thở nhà nhà cùng làm thì giờ khéo lại vứt xó hết nếu như bác sĩ đúng kì này...
Đứng trên quan điểm kinh tế, nhà nước cần tiêu tiền để bù đắp cho giảm thiểu chi tiêu từ người tiêu dùng. Mặc dù sau đống sản phẩm này, chủ yếu nhà nước mua và sau đó sẽ vứt đi và tài nguyên để sản xuất ra sẽ lãng phí nhưng so với việc để cơ chế bàn tay vô hình điều chỉnh lại cho đúng thì mất rất nhiều chi phí về thời gian, ko biết bao năm để quay lại chế độ sản xuất tiêu dùng như trước.

Chi phí cho chính sách này sẽ là lạm phát toàn cầu tăng do thâm hụt ngân sách của tất cả các nước
 

Mode

Xe tải
Biển số
OF-675
Ngày cấp bằng
7/7/06
Số km
319
Động cơ
580,425 Mã lực
Đứng trên quan điểm kinh tế, nhà nước cần tiêu tiền để bù đắp cho giảm thiểu chi tiêu từ người tiêu dùng. Mặc dù sau đống sản phẩm này, chủ yếu nhà nước mua và sau đó sẽ vứt đi và tài nguyên để sản xuất ra sẽ lãng phí nhưng so với việc để cơ chế bàn tay vô hình điều chỉnh lại cho đúng thì mất rất nhiều chi phí về thời gian, ko biết bao năm để quay lại chế độ sản xuất tiêu dùng như trước.

Chi phí cho chính sách này sẽ là lạm phát toàn cầu tăng do thâm hụt ngân sách của tất cả các nước
Nói chung ở giai đoạn này thì em nghĩ là cũng ko có cách nào khác. Chính phủ khắp nơi đều phải mạnh miệng với các gói kích thích còn ko thì sập luôn cả nền kinh tế. Nói chung nghĩ về cái đám máy thở này như xe tăng hay máy bay thôi, cũng chả dùng vào việc gì cụ thể ngay được, để đấy 10 năm sau khéo lại phải thay nhưng lúc nào cũng phải có.

Sau đợt này thì sẽ đến đoạn trả nợ, thuế phải tăng còn ko thì lạm phát. Ngược lại tài sản, sau giai đoạn sập giá ban đầu, sẽ có xu hướng tăng. Ai có tiền mặt ko vay nợ mà ôm tài sản thì cũng có thể ok (vay thì phải cẩn thận, vì lạm phát mạnh thì lãi suất sẽ phải tăng). Chỉ khổ dân nghèo chả có cái gì ngoài tiền...
 

Mouser

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-200226
Ngày cấp bằng
30/6/13
Số km
1,728
Động cơ
338,650 Mã lực
Website
www.facebook.com
Em ko biết nên đang hỏi ạ, vin làm 2 loại 1 loại non-invasive (PB560), 1 loại invasive (chưa rõ)
PB560 đang khởi động rồi cụ. Tiến độ hoàn thành sản phẩm trong tháng 5 là ko thể và số lượng cũng không phải như báo chí công bố.
Mà chưa chắc chắn Vin sẽ làm cả toàn bộ máy mà thuê một số các nhà máy ở VN sản xuất từng mảng/module dưới sự giám sát chỉ định của Vin sau đó Vin sẽ lắp ráp hoàn thiện sản phẩm. Ko phải tự nhiên BKAV cũng thông tin sản xuất máy thở PB560
 
Chỉnh sửa cuối:

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Thì lại tòi ra cái chuyện thế này… các chuyên gia otofun suy ngẫm thử.

Good news: We might not need as many ventilators as we thought we might.

Bad news is that we did not know this earlier.

Một trong những điều được projected trong cái đại dịch này là số lượng bệnh nhân tăng đột biến sẽ dẫn đến sự thiếu hụt phòng chăm sóc tích cực, cụ thể là cái máy thở, và do đó tỉ lệ tử vong sẽ tăng đột biến. Thực tế đây có thể coi là nguyên nhân chính dẫn đến những biện pháp lockdown với hàng trăm triệu người đã mất việc, khả năng khủng hoảng toàn cầu gần như chắc chắn.

Tuy vậy bây giờ các bác sĩ trên tuyến đầu lại bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu cái máy trợ thở (loại invasive) lại chưa chắc đã giúp bệnh nhân mà có khi còn có hại hơn. Tức là có khi ta không cần nhiều máy thở (again, loại invasive) làm gì. Đằng nào thì các nghiên cứu trong phạm vi nhỏ ở Mỹ, Ý và Vũ Hán đều chỉ ra là bệnh nhân Covid-19 on mechanical ventilators đa số đều chết (>80%).

Vắn tắt cái cách hiểu của mình về mấy cái máy trợ thở.

Loại noninvasive: Thủ thuật đơn giản, úp cái mặt nạ thở vào miệng để bơm oxy hay không khí vào, bệnh nhân tỉnh táo tự thở được.

Invasive/Mechanical ventilators: Luồn 1 cái ống xuống sâu trong phổi, đúng ở đoạn giữa 2 cuống phổi trái và phải. Cố định vị trí ống rồi bơm oxy vào đấy, hút CO2 ra. Bệnh nhân cần phải được gây mê ngủ. Loại này dùng cho những người phổi đã rất yếu, ko tự thở được... nồng độ oxy trong máu xuống đến mức nguy hiểm dẫn đến hỏng các cơ quan nội tạng khác. Đây theo mình hiểu chính là cái “máy thở” mà hay nói bị thiếu.

“Máy thở” này nó khó ko phải là làm, mà là extensive test để bảo đảm nó chạy ổn định vì bệnh nhân ở giai đoạn này ko tự thở được nữa.

ECMO: Cái này thì còn kinh nữa, đại khái là ko phải đưa trực tiếp oxygen vào phổi nữa mà vào thẳng máu, bằng cách hút máu ra, đưa máu tuần hoàn qua một cái bơm dạng như phổi nhân tạo rồi cho oxy vào đấy, rồi lại bơm thẳng vào tim.

Vấn đề là bây giờ các bác sĩ quan sát thấy triệu chứng của bệnh nhân Covid-19 là có nồng độ oxy trong máu thấp, nhưng phổi lại vẫn có vẻ hoạt động được. Thường thì ở bệnh nhân viêm phổi nặng nếu nồng độ oxy thấp tức là phổi đã tổn thương rất nặng, đằng này thì không... điều này gợi ý là kể cả với nồng độ oxy trong máu thấp thì vẫn có thể giúp phổi tự thở bằng biện pháp nhẹ nhàng hơn (noninvasive ventilator). Đây là trường hợp tương tự máy bay ở độ cao 30,000f tự dưng mất áp suất, oxy trong máu giảm nhưng phổi vẫn tốt, cho cái mặt nạ vào là lại ok.

Hơn nữa, bệnh nhân Covid-19, dưới ảnh hưởng của hệ miễn dịch tấn công virus, có nhiều dịch nhày màu vàng trong phổi. Dịch này cản trở oxy đến máu. Khi bệnh nhân càng nặng, tăng lượng khí oxy bơm vào phổi ko những ko đưa đc oxy đến máu mà lại tạo áp suất gây chấn thương thêm phổi.

Nói tóm lại là các nghiên cứu (đây là từ frontline healthcare workers, có bài báo chỉ đơn giản là cái thư của mấy bác sĩ gửi lên phân tích hiện tượng và có cái đồ thị độ 30 bệnh nhân) bước đầu cho thấy là ko nhất thiết phải đưa ống vào phổi bệnh nhân có biểu hiện nặng ngay. Lý luận của bác sĩ ở đây là để bảo đảm nếu bệnh nhân diễn biến xấu thì đã có ống đặt kịp thời, nhưng thực tế phần lớn bệnh nhân Covid-19 đều chết sau khi thở máy kiểu này...

Mặc dù vậy cái này nó có ưu điểm là tạo thành hệ kín. Khí CO2 được hút ra theo ống đi vào máy, ko tạo aerosol có chứa virus trong không khí gây lây nhiễm và do đó bớt nguy hiểm hơn cho bác sĩ. Tuy vậy, nó có thể ko giúp gì nhiều (phần lớn bệnh nhân Covid-19 mà phải dùng món này là chết) và có thể còn có hại. Vậy nên có cần phải lo thiếu nó?

Còn thêm một điều nữa là gần đây có một bài báo trên Medium đưa ra khả năng chúng ta đã chữa Covid-19 sai cách, tức là ko nên dùng mechanical ventilator. Bài này đọc rất hay và logic nhưng vì thông tin ko chính thống nên chỉ để link đây. Nôm na là virus nó ko tấn công phổi mà làm cho hemoglobin trong hồng cầu mất khả năng lấy oxy từ phổi và đưa đến các cơ quan khác, trong quá trình tấn công hồng cầu thì nó lại giải phóng các ion sắt sau đó dẫn đến oxy hoá và tổn thương phổi. Do đó triệu chứng khá phù hợp với quan sát của các bác sĩ ở trên (mất oxy trong máu nhưng phổi vẫn hoạt động).


Chính thống hơn thì có bài này, chưa biết đang review ở đâu nhưng đăng online trên chemrxiv, nội dung tương tự. Nó cũng giải thích tại sao thuốc chữa sốt rét (chloroquine phosphate) có tác dụng chữa Covid-19. Bản chất là CP có thể bind vào cái protein của virus dùng để tấn công hemoglobin, nên vô hiệu hoá được nó... nói chung hiện tại vẫn là off-label use nhưng kết hợp với quan sát mới nhất về ventilator effectiveness thì có cơ sở khá rõ.


Còn cái việc dùng ventilator có hiệu quả hay ko thì ở link này, là trang tin về y học rất uy tín của Mỹ và là đấu trường tranh cãi của nhiều giáo sư bác sĩ danh tiếng bậc nhất trên thế giới. Ở cái thời buổi nhốn nháo với machine learning đằng sau để feed cho bạn “cái mà bạn muốn đọc” thì uy tín của publication venue là rất quan trọng.


Nói chung chỉ muốn nói Covid-19 thực tế nó là một vấn đề mới, bác sĩ thực ra cũng rất hoang mang và thử nghiệm đủ thứ thôi chứ cũng biết đúng sai thế nào.

Tiền thì cả thế giới bơm phát ra đến cả chục ngàn tỉ $, GDP sinh ra đối trọng lại thì chưa biết cụ thể sẽ là cái gì. Có cái đám máy thở nhà nhà cùng làm thì giờ khéo lại vứt xó hết nếu như bác sĩ đúng kì này...
Rất thích đọc thông tin của cụ vì xuất phát điểm là logic nhiều hơn là quan điểm chuyên môn vừa đơn thuần, vừa cứng nhắc :D
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,817
Động cơ
410,568 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Kụ cứ vui tính ...
Thứ 1: Cái máy thở nó không quá phức tạp với các Cty SX xe hơi và các Cty công nghệ ( dĩ nhiên đối với kụ nó sẽ rất phức tạp)
Thú 2: GM, Ford, Tesla, với cả các đội đua F1 mà kụ lại phán " Có khi lắp xong còn không hiểu cái máy hoạt động như thế nào " ?! :D
Thứ 3: Với dòng sản phẩm đã được mua bản quyền sản xuất, việc lắp ráp hay sản xuất ngày nay là 1 khái niệm với ranh giới mờ nhạt vô cùng, hôm nay tôi lắp ráp...ngày mai tôi sản xuất ( khi tôi hội đủ năng lực và sản xuất nội địa được các compoments của sản phẩm đó )
Hehe hình như cụ chưa hiểu cái gọi là "sản xuát máy thở" của GM hay Ford nó là thế nào nhỉ.

Ví dụ GM: GM hoàn toàn không tự sản xuất máy thở, cũng không phải là "mua bản quyền sản xuất" mà thực chất là gia công cho Ventec USA. Đầu vào (parts và components) Ventec lo toàn bộ, lưu trình lắp ráp của Ventec, máy làm ra vẫn mang nhãn Ventec và chuyển 100% cho Ventec phân phối.

Tất nhiên nếu muốn thì GM hay Tesla đều tự sản xuất được máy thở, nhưng hoàn toàn không phải là "không khó khăn lắm" như cụ nói. Cái cần ở đây không phải là máy thở chung chung mà là máy thở bệnh viện, mà máy thở bệnh viện thuộc nhóm "thiết bị cấp cứu tuyến cuối cùng" tức là thiết bị duy trì sự sống. Một thiết bị như vậy, dù là đơn giản nhất, cũng đòi hỏi chuyên môn y tế rất sâu dày chứ không phải mấy anh tay ngang nhảy sang cái làm được luôn, dù đó có là GM hay Tesla.
 

hp78

Xe container
Biển số
OF-177897
Ngày cấp bằng
21/1/13
Số km
5,399
Động cơ
385,884 Mã lực
Hehe hình như cụ chưa hiểu cái gọi là "sản xuát máy thở" của GM hay Ford nó là thế nào nhỉ.

Ví dụ GM: GM hoàn toàn không tự sản xuất máy thở, cũng không phải là "mua bản quyền sản xuất" mà thực chất là gia công cho Ventec USA. Đầu vào (parts và components) Ventec lo toàn bộ, lưu trình lắp ráp của Ventec, máy làm ra vẫn mang nhãn Ventec và chuyển 100% cho Ventec phân phối.

Tất nhiên nếu muốn thì GM hay Tesla đều tự sản xuất được máy thở, nhưng hoàn toàn không phải là "không khó khăn lắm" như cụ nói. Cái cần ở đây không phải là máy thở chung chung mà là máy thở bệnh viện, mà máy thở bệnh viện thuộc nhóm "thiết bị cấp cứu tuyến cuối cùng" tức là thiết bị duy trì sự sống. Một thiết bị như vậy, dù là đơn giản nhất, cũng đòi hỏi chuyên môn y tế rất sâu dày chứ không phải mấy anh tay ngang nhảy sang cái làm được luôn, dù đó có là GM hay Tesla.
Vâng, Ford và GM chỉ lắp ráp thôi ạ, GM đang cho công nhân đi đào tạo đây ạ:D
GMVentilators051.jpg
GMVentilators052.jpg
GMVentilators060.jpg
GMVentilators066.jpg
GMVentilators070.jpg
GMVentilators106.JPG
GMVentilators107.JPG
GMVentilators115.JPG
GMVentilators123.JPG
 

businessman007

Xe buýt
Biển số
OF-573390
Ngày cấp bằng
10/6/18
Số km
779
Động cơ
151,124 Mã lực
Tuổi
32
Đỉnh dịch ở Châu Âu đã qua, tuần này sẽ tới đỉnh dịch ở Mỹ. Sau đó thì tới giai đoạn phục hồi :)
 

isak

Xe điện
Biển số
OF-350749
Ngày cấp bằng
14/1/15
Số km
2,158
Động cơ
297,876 Mã lực
Thấy có mấy thông tin hay trên FB chia sẻ các cụ tham khảo
FB_IMG_1586592978243.jpg
FB_IMG_1586592972269.jpg
FB_IMG_1586592984863.jpg
 

limoux

Xe buýt
Biển số
OF-710490
Ngày cấp bằng
15/12/19
Số km
693
Động cơ
94,582 Mã lực
Hehe hình như cụ chưa hiểu cái gọi là "sản xuát máy thở" của GM hay Ford nó là thế nào nhỉ.

Ví dụ GM: GM hoàn toàn không tự sản xuất máy thở, cũng không phải là "mua bản quyền sản xuất" mà thực chất là gia công cho Ventec USA. Đầu vào (parts và components) Ventec lo toàn bộ, lưu trình lắp ráp của Ventec, máy làm ra vẫn mang nhãn Ventec và chuyển 100% cho Ventec phân phối.

Tất nhiên nếu muốn thì GM hay Tesla đều tự sản xuất được máy thở, nhưng hoàn toàn không phải là "không khó khăn lắm" như cụ nói. Cái cần ở đây không phải là máy thở chung chung mà là máy thở bệnh viện, mà máy thở bệnh viện thuộc nhóm "thiết bị cấp cứu tuyến cuối cùng" tức là thiết bị duy trì sự sống. Một thiết bị như vậy, dù là đơn giản nhất, cũng đòi hỏi chuyên môn y tế rất sâu dày chứ không phải mấy anh tay ngang nhảy sang cái làm được luôn, dù đó có là GM hay Tesla.
Hehe....hình như kụ cũng không hiểu ý tôi và không hiểu mục đích của dự án sản xuất máy thở do VG và BKAV đang thực hiện !?
Tại sao VG và BKAV lại sản xuất máy thở, trong khi đó không phải SP chiến lược của họ ? VG và BKAV có dự định kinh doanh trên SP này không ? Và khi nào dự án này kết thúc ? Kụ hãy tự tìm hiểu để biết, cứ "ông nói gà-bà lại nói vịt" cuối cùng đi chệch hết nội dung ban đầu...

P/S: 1 gợi ý cho kụ : hãy để ý đến kịch bản xấu nhất đại dịch Covid-19 diễn ra tại VN mà TT và Bộ Y Tế đã vài lần nói trên public media.
 
Chỉnh sửa cuối:

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,817
Động cơ
410,568 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Hehe....hình như kụ cũng không hiểu ý tôi và không hiểu mục đích của dự án sản xuất máy thở do VG và BKAV đang thực hiện !?
Tại sao VG và BKAV lại sản xuất máy thở, trong khi đó không phải SP chiến lược của họ ? VG và BKAV có dự định kinh doanh trên SP này không ? Và khi nào dự án này kết thúc ? Kụ hãy tự tìm hiểu để biết, cứ "ông nói gà-bà lại nói vịt" cuối cùng đi chệch hết nội dung ban đầu...

P/S: 1 gợi ý cho kụ : hãy để ý đến kịch bản xấu nhất đại dịch Covid-19 diễn ra tại VN mà TT và Bộ Y Tế đã vài lần nói trên public media.
Tôi viết như vậy vì cụ nói cứ như sản xuất cái máy thở nó khá đơn giản và cứ có kinh nghiệm sản xuất chung chung là làm được.

Anh Trump còn húng đến mức đòi GM và Ford phải "cho ra sản phẩm trong vòng 5 ngày", và bị lãnh đạo GM bác bỏ thẳng cánh.

Cuối cùng thì tất cả các công ty tay ngang như Vin, BKAV hay GM đều chỉ là lắp ráp theo thiết kế sẵn có. Đó không phải là "sản xuất" mà chỉ là "assemble". Ngay cả như vậy thì GM cũng cần ít nhất 1 tháng rưỡi để lắp ra sản phẩm, mà chưa chắc đã có hay không.

Còn với Vin và BKAV thì tôi rất nghi ngờ chuyện "cuối tháng 5 có sản phẩm". Đơn cử như sensor cho máy thở của Thụy sĩ bây giờ danh sách chờ đã đến cuối tháng 10.
 

tienaka

Xe container
Biển số
OF-440445
Ngày cấp bằng
27/7/16
Số km
5,814
Động cơ
265,195 Mã lực
Nơi ở
đang load
Em không phải chuyên gia. Nhường cụ dưới vậy
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,449
Động cơ
22,584 Mã lực
này thì máy thở...

Em mong các thiết bị y tế cơ bản như máy nội soi, siêu âm, x-quang...trong nước đều SX được. Và có chính sách ưu tiên mua thiết bị y tế trong nước khi mua sắm chính phủ cho ngành này. Để khuyến khích nghiên cứ SX cũng như làm cho các doanh nghiệp này lớn mạnh vươn ra khu vực và thế giới
 

bimbim71

Xe điện
Biển số
OF-298980
Ngày cấp bằng
18/11/13
Số km
4,306
Động cơ
335,590 Mã lực
Dạ,quê em nhà nhà đua nhau làm nhà thờ trước dồi,cụ khỏi lo nha!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top