[Funland] Nhà nhà làm máy thở?

Mode

Xe tải
Biển số
OF-675
Ngày cấp bằng
7/7/06
Số km
249
Động cơ
580,425 Mã lực
Thì lại tòi ra cái chuyện thế này… các chuyên gia otofun suy ngẫm thử.

Good news: We might not need as many ventilators as we thought we might.

Bad news is that we did not know this earlier.

Một trong những điều được projected trong cái đại dịch này là số lượng bệnh nhân tăng đột biến sẽ dẫn đến sự thiếu hụt phòng chăm sóc tích cực, cụ thể là cái máy thở, và do đó tỉ lệ tử vong sẽ tăng đột biến. Thực tế đây có thể coi là nguyên nhân chính dẫn đến những biện pháp lockdown với hàng trăm triệu người đã mất việc, khả năng khủng hoảng toàn cầu gần như chắc chắn.

Tuy vậy bây giờ các bác sĩ trên tuyến đầu lại bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu cái máy trợ thở (loại invasive) lại chưa chắc đã giúp bệnh nhân mà có khi còn có hại hơn. Tức là có khi ta không cần nhiều máy thở (again, loại invasive) làm gì. Đằng nào thì các nghiên cứu trong phạm vi nhỏ ở Mỹ, Ý và Vũ Hán đều chỉ ra là bệnh nhân Covid-19 on mechanical ventilators đa số đều chết (>80%).

Vắn tắt cái cách hiểu của mình về mấy cái máy trợ thở.

Loại noninvasive: Thủ thuật đơn giản, úp cái mặt nạ thở vào miệng để bơm oxy hay không khí vào, bệnh nhân tỉnh táo tự thở được.

Invasive/Mechanical ventilators: Luồn 1 cái ống xuống sâu trong phổi, đúng ở đoạn giữa 2 cuống phổi trái và phải. Cố định vị trí ống rồi bơm oxy vào đấy, hút CO2 ra. Bệnh nhân cần phải được gây mê ngủ. Loại này dùng cho những người phổi đã rất yếu, ko tự thở được... nồng độ oxy trong máu xuống đến mức nguy hiểm dẫn đến hỏng các cơ quan nội tạng khác. Đây theo mình hiểu chính là cái “máy thở” mà hay nói bị thiếu.

“Máy thở” này nó khó ko phải là làm, mà là extensive test để bảo đảm nó chạy ổn định vì bệnh nhân ở giai đoạn này ko tự thở được nữa.

ECMO: Cái này thì còn kinh nữa, đại khái là ko phải đưa trực tiếp oxygen vào phổi nữa mà vào thẳng máu, bằng cách hút máu ra, đưa máu tuần hoàn qua một cái bơm dạng như phổi nhân tạo rồi cho oxy vào đấy, rồi lại bơm thẳng vào tim.

Vấn đề là bây giờ các bác sĩ quan sát thấy triệu chứng của bệnh nhân Covid-19 là có nồng độ oxy trong máu thấp, nhưng phổi lại vẫn có vẻ hoạt động được. Thường thì ở bệnh nhân viêm phổi nặng nếu nồng độ oxy thấp tức là phổi đã tổn thương rất nặng, đằng này thì không... điều này gợi ý là kể cả với nồng độ oxy trong máu thấp thì vẫn có thể giúp phổi tự thở bằng biện pháp nhẹ nhàng hơn (noninvasive ventilator). Đây là trường hợp tương tự máy bay ở độ cao 30,000f tự dưng mất áp suất, oxy trong máu giảm nhưng phổi vẫn tốt, cho cái mặt nạ vào là lại ok.

Hơn nữa, bệnh nhân Covid-19, dưới ảnh hưởng của hệ miễn dịch tấn công virus, có nhiều dịch nhày màu vàng trong phổi. Dịch này cản trở oxy đến máu. Khi bệnh nhân càng nặng, tăng lượng khí oxy bơm vào phổi ko những ko đưa đc oxy đến máu mà lại tạo áp suất gây chấn thương thêm phổi.

Nói tóm lại là các nghiên cứu (đây là từ frontline healthcare workers, có bài báo chỉ đơn giản là cái thư của mấy bác sĩ gửi lên phân tích hiện tượng và có cái đồ thị độ 30 bệnh nhân) bước đầu cho thấy là ko nhất thiết phải đưa ống vào phổi bệnh nhân có biểu hiện nặng ngay. Lý luận của bác sĩ ở đây là để bảo đảm nếu bệnh nhân diễn biến xấu thì đã có ống đặt kịp thời, nhưng thực tế phần lớn bệnh nhân Covid-19 đều chết sau khi thở máy kiểu này...

Mặc dù vậy cái này nó có ưu điểm là tạo thành hệ kín. Khí CO2 được hút ra theo ống đi vào máy, ko tạo aerosol có chứa virus trong không khí gây lây nhiễm và do đó bớt nguy hiểm hơn cho bác sĩ. Tuy vậy, nó có thể ko giúp gì nhiều (phần lớn bệnh nhân Covid-19 mà phải dùng món này là chết) và có thể còn có hại. Vậy nên có cần phải lo thiếu nó?

Còn thêm một điều nữa là gần đây có một bài báo trên Medium đưa ra khả năng chúng ta đã chữa Covid-19 sai cách, tức là ko nên dùng mechanical ventilator. Bài này đọc rất hay và logic nhưng vì thông tin ko chính thống nên chỉ để link đây. Nôm na là virus nó ko tấn công phổi mà làm cho hemoglobin trong hồng cầu mất khả năng lấy oxy từ phổi và đưa đến các cơ quan khác, trong quá trình tấn công hồng cầu thì nó lại giải phóng các ion sắt sau đó dẫn đến oxy hoá và tổn thương phổi. Do đó triệu chứng khá phù hợp với quan sát của các bác sĩ ở trên (mất oxy trong máu nhưng phổi vẫn hoạt động).


Chính thống hơn thì có bài này, chưa biết đang review ở đâu nhưng đăng online trên chemrxiv, nội dung tương tự. Nó cũng giải thích tại sao thuốc chữa sốt rét (chloroquine phosphate) có tác dụng chữa Covid-19. Bản chất là CP có thể bind vào cái protein của virus dùng để tấn công hemoglobin, nên vô hiệu hoá được nó... nói chung hiện tại vẫn là off-label use nhưng kết hợp với quan sát mới nhất về ventilator effectiveness thì có cơ sở khá rõ.


Còn cái việc dùng ventilator có hiệu quả hay ko thì ở link này, là trang tin về y học rất uy tín của Mỹ và là đấu trường tranh cãi của nhiều giáo sư bác sĩ danh tiếng bậc nhất trên thế giới. Ở cái thời buổi nhốn nháo với machine learning đằng sau để feed cho bạn “cái mà bạn muốn đọc” thì uy tín của publication venue là rất quan trọng.


Nói chung chỉ muốn nói Covid-19 thực tế nó là một vấn đề mới, bác sĩ thực ra cũng rất hoang mang và thử nghiệm đủ thứ thôi chứ cũng biết đúng sai thế nào.

Tiền thì cả thế giới bơm phát ra đến cả chục ngàn tỉ $, GDP sinh ra đối trọng lại thì chưa biết cụ thể sẽ là cái gì. Có cái đám máy thở nhà nhà cùng làm thì giờ khéo lại vứt xó hết nếu như bác sĩ đúng kì này...
 
Chỉnh sửa cuối:

konachi102

Xe buýt
Biển số
OF-618669
Ngày cấp bằng
25/2/19
Số km
697
Động cơ
126,768 Mã lực
Tuổi
43
Em ko nhiều chuyên môn chỉ thắc mắc các hãng các nc thi nhau sx máy thở . Mà em dự đoán chắc 1 tuần nữa cao điểm dịch thế giới rồi . Có cần SX n như vậy không
 

Mouser

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-200226
Ngày cấp bằng
30/6/13
Số km
1,573
Động cơ
338,650 Mã lực
Website
www.facebook.com
Việt nam mình cũng có một hai công ty đang nghiên cứu, sản xuất máy thở
 

puredoll

Xe điện
Biển số
OF-124819
Ngày cấp bằng
19/12/11
Số km
3,049
Động cơ
402,107 Mã lực
Nơi ở
Rất gần và rất xa
Con virus này chưa có phác đồ điều trị, chưa có vaccine, chưa hiểu rõ cơ chế....tất cả các nước đang mò mẫm cách điều trị và giải mã dần dần thôi :)
 

car_plus

Xe máy
Biển số
OF-724406
Ngày cấp bằng
8/4/20
Số km
58
Động cơ
76,390 Mã lực
Tuổi
39
chắc có nguyên nhân khác nữa dân chưa biết
 

Mr.Alo

Xe lăn
Biển số
OF-109607
Ngày cấp bằng
19/8/11
Số km
11,814
Động cơ
490,169 Mã lực
Nơi ở
Lang Thang Bốn Bể
hiện tại máy thở là hy vọng nhất bây giờ , chả trông vào nó thì trông cái gi :D
 

202

Xe container
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
9,482
Động cơ
2,094,196 Mã lực
Hiện tại đang cần dùng 2 loại máy này. Cũng ko biết đến khi nào hết dịch. Nếu sx máy thở dư thừa mà dịch hết, vứt máy làm đồng nát e cũng mừng quá.
Nếu các bác sỹ bảo ko cần máy thở cũng chỉ là quan điểm và chưa kiểm chứng. Thực tế vẫn phải dùng.
Nói chung đọc báo, nghe đài, xem tivi cũng cần tư duy tổng hợp.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,024
Động cơ
727,952 Mã lực
Thì lại tòi ra cái chuyện thế này… các chuyên gia otofun suy ngẫm thử.

Good news: We might not need as many ventilators as we thought we might.

Bad news is that we did not know this earlier.

Một trong những điều được projected trong cái đại dịch này là số lượng bệnh nhân tăng đột biến sẽ dẫn đến sự thiếu hụt phòng chăm sóc tích cực, cụ thể là cái máy thở, và do đó tỉ lệ tử vong sẽ tăng đột biến. Thực tế đây có thể coi là nguyên nhân chính dẫn đến những biện pháp lockdown với hàng trăm triệu người đã mất việc, khả năng khủng hoảng toàn cầu gần như chắc chắn.

Tuy vậy bây giờ các bác sĩ trên tuyến đầu lại bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu cái máy trợ thở (loại invasive) lại chưa chắc đã giúp bệnh nhân mà có khi còn có hại hơn. Tức là có khi ta không cần nhiều máy thở (again, loại invasive) làm gì. Đằng nào thì các nghiên cứu trong phạm vi nhỏ ở Mỹ, Ý và Vũ Hán đều chỉ ra là bệnh nhân Covid-19 on mechanical ventilators đa số đều chết (>80%).

Vắn tắt cái cách hiểu của mình về mấy cái máy trợ thở.

Loại noninvasive: Thủ thuật đơn giản, úp cái mặt nạ thở vào miệng để bơm oxy hay không khí vào, bệnh nhân tỉnh táo tự thở được.

Invasive/Mechanical ventilators: Luồn 1 cái ống xuống sâu trong phổi, đúng ở đoạn giữa 2 cuống phổi trái và phải. Cố định vị trí ống rồi bơm oxy vào đấy, hút CO2 ra. Bệnh nhân cần phải được gây mê ngủ. Loại này dùng cho những người phổi đã rất yếu, ko tự thở được... nồng độ oxy trong máu xuống đến mức nguy hiểm dẫn đến hỏng các cơ quan nội tạng khác. Đây theo mình hiểu chính là cái “máy thở” mà hay nói bị thiếu.

“Máy thở” này nó khó ko phải là làm, mà là extensive test để bảo đảm nó chạy ổn định vì bệnh nhân ở giai đoạn này ko tự thở được nữa.

ECMO: Cái này thì còn kinh nữa, đại khái là ko phải đưa trực tiếp oxygen vào phổi nữa mà vào thẳng máu, bằng cách hút máu ra, đưa máu tuần hoàn qua một cái bơm dạng như phổi nhân tạo rồi cho oxy vào đấy, rồi lại bơm thẳng vào tim.

Vấn đề là bây giờ các bác sĩ quan sát thấy triệu chứng của bệnh nhân Covid-19 là có nồng độ oxy trong máu thấp, nhưng phổi lại vẫn có vẻ hoạt động được. Thường thì ở bệnh nhân viêm phổi nặng nếu nồng độ oxy thấp tức là phổi đã tổn thương rất nặng, đằng này thì không... điều này gợi ý là kể cả với nồng độ oxy trong máu thấp thì vẫn có thể giúp phổi tự thở bằng biện pháp nhẹ nhàng hơn (noninvasive ventilator). Đây là trường hợp tương tự máy bay ở độ cao 30,000f tự dưng mất áp suất, oxy trong máu giảm nhưng phổi vẫn tốt, cho cái mặt nạ vào là lại ok.

Hơn nữa, bệnh nhân Covid-19, dưới ảnh hưởng của hệ miễn dịch tấn công virus, có nhiều dịch nhày màu vàng trong phổi. Dịch này cản trở oxy đến máu. Khi bệnh nhân càng nặng, tăng lượng khí oxy bơm vào phổi ko những ko đưa đc oxy đến máu mà lại tạo áp suất gây chấn thương thêm phổi.

Nói tóm lại là các nghiên cứu (đây là từ frontline healthcare workers, có bài báo chỉ đơn giản là cái thư của mấy bác sĩ gửi lên phân tích hiện tượng và có cái đồ thị độ 30 bệnh nhân) bước đầu cho thấy là ko nhất thiết phải đưa ống vào phổi bệnh nhân có biểu hiện nặng ngay. Lý luận của bác sĩ ở đây là để bảo đảm nếu bệnh nhân diễn biến xấu thì đã có ống đặt kịp thời, nhưng thực tế phần lớn bệnh nhân Covid-19 đều chết sau khi thở máy kiểu này...

Mặc dù vậy cái này nó có ưu điểm là tạo thành hệ kín. Khí CO2 được hút ra theo ống đi vào máy, ko tạo aerosol có chứa virus trong không khí gây lây nhiễm và do đó bớt nguy hiểm hơn cho bác sĩ. Tuy vậy, nó có thể ko giúp gì nhiều (phần lớn bệnh nhân Covid-19 mà phải dùng món này là chết) và có thể còn có hại. Vậy nên có cần phải lo thiếu nó?

Còn thêm một điều nữa là gần đây có một bài báo trên Medium đưa ra khả năng chúng ta đã chữa Covid-19 sai cách, tức là ko nên dùng mechanical ventilator. Bài này đọc rất hay và logic nhưng vì thông tin ko chính thống nên chỉ để link đây. Nôm na là virus nó ko tấn công phổi mà làm cho hemoglobin trong hồng cầu mất khả năng lấy oxy từ phổi và đưa đến các cơ quan khác, trong quá trình tấn công hồng cầu thì nó lại giải phóng các ion sắt sau đó dẫn đến oxy hoá và tổn thương phổi. Do đó triệu chứng khá phù hợp với quan sát của các bác sĩ ở trên (mất oxy trong máu nhưng phổi vẫn hoạt động).


Chính thống hơn thì có bài này, chưa biết đang review ở đâu nhưng đăng online trên chemrxiv, nội dung tương tự. Nó cũng giải thích tại sao thuốc chữa sốt rét (chloroquine phosphate) có tác dụng chữa Covid-19. Bản chất là CP có thể bind vào cái protein của virus dùng để tấn công hemoglobin, nên vô hiệu hoá được nó... nói chung hiện tại vẫn là off-label use nhưng kết hợp với quan sát mới nhất về ventilator effectiveness thì có cơ sở khá rõ.


Còn cái việc dùng ventilator có hiệu quả hay ko thì ở link này, là trang tin về y học rất uy tín của Mỹ và là đấu trường tranh cãi của nhiều giáo sư bác sĩ danh tiếng bậc nhất trên thế giới. Ở cái thời buổi nhốn nháo với machine learning đằng sau để feed cho bạn “cái mà bạn muốn đọc” thì uy tín của publication venue là rất quan trọng.


Nói chung chỉ muốn nói Covid-19 thực tế nó là một vấn đề mới, bác sĩ thực ra cũng rất hoang mang và thử nghiệm đủ thứ thôi chứ cũng biết đúng sai thế nào.

Tiền thì cả thế giới bơm phát ra đến cả chục ngàn tỉ $, GDP sinh ra đối trọng lại thì chưa biết cụ thể sẽ là cái gì. Có cái đám máy thở nhà nhà cùng làm thì giờ khéo lại vứt xó hết nếu như bác sĩ đúng kì này...
"Tức là có khi ta không cần nhiều máy thở (again, loại invasive) làm gì. Đằng nào thì các nghiên cứu trong phạm vi nhỏ ở Mỹ, Ý và Vũ Hán đều chỉ ra là bệnh nhân Covid-19 on mechanical ventilators đa số đều chết (>80%)."
Thế này không ổn.
Đằng nào, nếu không dùng máy thở, 100% bệnh nhân sẽ hy sinh.
Vậy, cái máy thở nó giảm tỷ lệ này còn 80%, không tệ, nhỉ.

Tiếp, với đặc thù của Covid 19, nó toàn nhằm các cụ già + bệnh nền + sức khỏe nói chung yếu ..., thì tỷ lệ 80% có khi lại là một "tỷ lệ tốt"??!!
Tiếp nữa, cứu được 20%, bác cho là "chỉ 20%", còn với đánh giá khác, sẽ là "những 20%" đấy.
 

Mode

Xe tải
Biển số
OF-675
Ngày cấp bằng
7/7/06
Số km
249
Động cơ
580,425 Mã lực
"Tức là có khi ta không cần nhiều máy thở (again, loại invasive) làm gì. Đằng nào thì các nghiên cứu trong phạm vi nhỏ ở Mỹ, Ý và Vũ Hán đều chỉ ra là bệnh nhân Covid-19 on mechanical ventilators đa số đều chết (>80%)."
Thế này không ổn.
Đằng nào, nếu không dùng máy thở, 100% bệnh nhân sẽ hy sinh.
Vậy, cái máy thở nó giảm tỷ lệ này còn 80%, không tệ, nhỉ.

Tiếp, với đặc thù của Covid 19, nó toàn nhằm các cụ già + bệnh nền + sức khỏe nói chung yếu ..., thì tỷ lệ 80% có khi lại là một "tỷ lệ tốt"??!!
Tiếp nữa, cứu được 20%, bác cho là "chỉ 20%", còn với đánh giá khác, sẽ là "những 20%" đấy.
Cụ nên đọc bài em cho kĩ, còn ko đọc hẳn cái link statnews... Vấn đề bây giờ là các bác sĩ đang có nghi ngờ là chính cái máy thở này (loại đưa ống vào phổi) nó ko những ko giúp mà còn có hại.

Hãy nghĩ thế này, thay vì intubation cứ bỏ tất cả các case nặng vào máy thở đơn giản thôi thì có khi tỉ lệ sống còn cao hơn 20%.
 

PnO

Xe tải
Biển số
OF-717255
Ngày cấp bằng
22/2/20
Số km
216
Động cơ
82,780 Mã lực
Cụ nào thích tìm hiểu thì tìm 1000 máy thở loại không xâm nhập của Tesla tài trợ không có tác dụng , mà gây hại cho bệnh nhân.
Con số tư vong khi dùng máy thở cao nhất có nơi lên tới 97%.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,024
Động cơ
727,952 Mã lực
Cụ nên đọc bài em cho kĩ, còn ko đọc hẳn cái link statnews... Vấn đề bây giờ là các bác sĩ đang có nghi ngờ là chính cái máy thở này (loại đưa ống vào phổi) nó ko những ko giúp mà còn có hại.

Hãy nghĩ thế này, thay vì intubation cứ bỏ tất cả các case nặng vào máy thở đơn giản thôi thì có khi tỉ lệ sống còn cao hơn 20%.
Tôi có đọc bác ạ.
Chuyện các bác sĩ nghi ngờ, và sau đó đưa ra thử nghiệm phác đồ mới: Cấm dùng invasive ventilator cho Covid19 chẳng hạn: Cũng phải chịu, dù có muộn.
Quả thực, các bác sĩ đang lần mò, từ huyết tương người khỏi bệnh đến hoạt chất chống sốt rét đến Viagra hoặc gì đó tương tự.

Tuy nhiên, vì thế mà đổ lỗi cho cái máy thở thì không ổn.
Nó đã cứu được 20%.
Còn muốn biết phác đồ "không máy thở" cứu được bao nhiêu, bác cần test cái đã.
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,422
Động cơ
-23,328 Mã lực
Tuổi
54
Cái này nhà cháu nghĩ nó liên quan đến phác đồ điều trị. Nếu sử dụng máy thở tác dụng ko nhiều thì thay đổi phác đồ thôi.

Chứ với một nước như Việt Nam, ko có gì là thừa cả. Máy thở và máy trợ thở dùng để chữa nhiều bệnh và đang rất thiếu, sau dịch có thể sử dụng trang bị thêm cho bệnh viện tuyến Quận Huyện.
 

Mode

Xe tải
Biển số
OF-675
Ngày cấp bằng
7/7/06
Số km
249
Động cơ
580,425 Mã lực
Tôi có đọc bác ạ.
Chuyện các bác sĩ nghi ngờ, và sau đó đưa ra thử nghiệm phác đồ mới: Cấm dùng invasive ventilator cho Covid19 chẳng hạn: Cũng phải chịu, dù có muộn.
Quả thực, các bác sĩ đang lần mò, từ huyết tương người khỏi bệnh đến hoạt chất chống sốt rét đến Viagra hoặc gì đó tương tự.

Tuy nhiên, vì thế mà đổ lỗi cho cái máy thở thì không ổn.
Nó đã cứu được 20%.
Còn muốn biết phác đồ "không máy thở" cứu được bao nhiêu, bác cần test cái đã.
Đọc với đọc kĩ nó khác nhau cụ ạ.

Quan điểm của cụ là dù gì nó cũng cũng cứu được 20%, còn quan điểm của một số bác sĩ dựa trên quan sát lâm sàng của họ là có thể nó hại hơn là lợi. Ví dụ như nếu đưa thêm oxy vào phổi mà màng nhầy chắn ko cho oxy đến với máu, thì chỉ tổ tạo áp suất lên các nang phổi vốn đã yếu và viêm nhiễm.

Ngoài ra intubation còn rất dễ tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn, và việc gây mê ngủ dài ngày kéo theo nhiều cái hại khác.

Nhưng vì sợ thiếu cái máy này mà người ta đã đóng cửa đủ thứ, rồi rùng rùng đi làm thêm máy...
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,191
Động cơ
350,751 Mã lực
Gớm anh hùng mạng vốn đã không có cả chuyên môn lẫn kinh nghiệm thực tiễn mà đòi cãi nhau với bác sỹ :D
 

limoux

Xe buýt
Biển số
OF-710490
Ngày cấp bằng
15/12/19
Số km
693
Động cơ
94,582 Mã lực
Ở VN máy thở chả bao giờ thừa, kể cả sau này dịch Covid-19 qua đi, máy thở dùng trong nhiều trường hợp cấp cứu khác nữa chứ đâu chỉ dùng cho bệnh nhân mắc viêm phổi nCoV, các bệnh viện khắp cả nước có ít máy thở lắm...
Theo tôi, Bộ Y Tế Việt Nam mà cứ có trong kho khoảng 1 triệu máy thở các loại là OK trong mọi tình huống.

P/S: Tôi có tìm hiểu thấy cái máy thở dạng invasive cũng không quá phức tạp, máy thở dạng non-invasive thì đơn giản. Hiện tại các trường ĐH Mỹ đã chia sẻ bản quyền và thiết kế các loại máy thở này miễn phí. Các tập đoàn SX ô tô có thể sản xuất chúng không khó khăn lắm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
17,548
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Ở VN máy thở chả bao giờ thừa, kể cả sau này dịch Covid-19 qua đi, máy thở dùng trong nhiều trường hợp cấp cứu khác nữa chứ đâu chỉ dùng cho bệnh nhân mắc viêm phổi nCoV, các bệnh viện khắp cả nước có ít máy thở lắm...
Theo tôi, Bộ Y Tế Việt Nam mà cứ có trong kho khoảng 1 triệu máy thở các loại là OK trong mọi tình huống.

P/S: Tôi có tìm hiểu thấy cái máy thở dạng invasive cũng không quá phức tạp, máy thở dạng non-invasive thì đơn giản. Hiện tại các trường ĐH Mỹ đã chia sẻ bản quyền và thiết kế các loại máy thở này miễn phí. Các tập đoàn SX ô tô có thể sản xuất chúng không khó khăn lắm.
Đúng là máy thở xâm lấn cần cho nhiều trường hợp khác. Nhưng 1 triệu máy thì nhiều quá! Lãng phí.
 

limoux

Xe buýt
Biển số
OF-710490
Ngày cấp bằng
15/12/19
Số km
693
Động cơ
94,582 Mã lực
Máy trợ thở dạng non-invasive, ai đã có kiến thức về kỹ thuật ( Engineer ) và tìm hiểu thêm về Y khoa, cũng có thể tự thiết kế và chế tạo được.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top